Những điều cần biết về biến thể Covid-19 Delta lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ

09:48 11/06/2021

Biến thể Covid-19 được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ hồi tháng hai hiện đã lan rộng khắp thế giới, reo giắc nỗi sợ mới đối với làn sóng vi rút Corona lần thứ hai có khả năng tàn phá hệ thống y tế sức khỏe, đảo lộn các kế hoạch tái mở cửa cũng như ảnh hưởng lớn tới tiến trình phân phối vaccine.

Chủng B.1.617.2 tên gọi chính thức là biến chủng Delta gây lo ngại cho các quan chức y tế toàn thế giới. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, biến chủng Delta hiện chiếm 6% trong số những mẫu vi rút được giải trình tự. Dù chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ nhưng sức công phá và tốc độ lây lan của loại vi rút mới rất đáng lo ngại khi mới chỉ một tháng trước đây, biến chủng này chỉ chiếm 1% trong tổng số. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Các chuyên gia tin rằng biến thể Delta là nguyên nhân tàn phá Ấn Độ với số ca nhiễm tăng đột biết trong hai tháng vừa qua. Bộ trưởng Y tế nước Anh, ông Matt Hancok cho biết, giờ đây Delta và đang hoành hành khắp cả nước chiếm 91% ca mắc mới. Sự lây lan của biến chủng xuất hiện cùng lúc với số ca nhiễm tăng cao đỉnh điểm đến mức chính phủ Anh quốc triển khai đưa quân đội đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhằm hỗ trợ chương trình xét nghiệp và kiểm soát bệnh dịch.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt B.1.617 và các biến thể phụ bao gồm B.1.617.2 vào danh mục “biến thể cần quan tâm” vào ngày 10 tháng 5. Phân loại các biến chủng đồng nghĩa với xác định đâu là loại vi rút dễ lây truyền, biến đổi, có khả năng phát sinh nhiều bệnh dịch khác hay không, không thích ứng với tiến trình điều trị và miễn dịch hoặc không được chẩn đoán bằng các xét nghiệm tiêu chuẩn. Bên cạnh biến chủng Delta, WHO còn liệt kê những dòng khác bao gồm B.1.1.7 được phát hiện tại Anh gọi là Alpha; B.1.351 (Beta) tại Nam Phi và P.1 (Gamma) ở Brazil.

Ông Hancock cho biết, biến chủng Delta có khả năng lây lan nhanh và mạnh hơn 40% so với loại trước đó là Alpha. Báo cáo nhanh tại Nhà Trắng hôm thứ Ba vừa qua, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, các nghiên cứu đều chứng minh biến chủng mới thuộc loại dễ lây nhiễm: “Khả năng vi rút biến đổi ngày càng cao. Tỷ lệ 6% tại Mỹ hiện nay tương tự với trường hợp ở Anh trước đó. Biến chủng B.1.1.7 và B.1.617 đã tấn công xứ sở sương mù. Chúng ta không thể để tình trạng tái diễn trên đất Hoa Kỳ”. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Theo cơ quan Y tế Công cộng của Anh (PHE), các chứng cứ bước đầu cho thấy biến chủng Delta nguy hiểm hơn so với Alpha. Trong khi PHE lưu ý tầm quan trọng trong việc có thêm thông tin dữ liệu, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra những người mắc biến chủng mới này có tình trạng bệnh nguy hiểm hơn nhiều lần. Phân tích cho thấy, trong số 38.805 ca được giải trình tại Anh thì số người nhiễm Delta có nguy cơ nhập viện cao gấp 2,61 lần so với 14 ngày cách ly trước đó đối với chủng Alpha.

Một số bằng chứng chỉ ra vaccine Covid-19 hiện giờ có khả năng chống lại Delta. Một nhóm nghiên cứu tại BioNTech và Khoa Y tế trường đại học Texas đã báo cáo chứng minh vaccine Pfizer/BioNTech có khả năng bảo vệ chống lại các biến chủng như Delta. Nhóm đã tiến hành nghiên cứu mẫu máu của 20 tình nguyện viên mắc nhiều loại biến chủng khác nhau và thu được kết quả khả quan. Các nhà nghiên cứu tại Anh cũng cho hay, hầu hết những người đã tiêm đủ hai liều vaccine Pfizer/BioNTech không đáng lo ngại trước chủng mới mặc dù các kháng thể giảm đi đáng kể. Như vậy người dân cần tiêm đủ liệu trình vaccine để đạt miễn dịch. Các nhà nghiên cứu tại Viện Francis Crick và Viện Nghiên cứu Y sinh Quốc gia (NIHR) Trung tâm Nghiên cứu Y sinh UCLH cho biết, sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, người dân ít có khả năng phát triển đủ phản ứng kháng thể để bảo vệ chống lại biến thể Delta. Do đó, cách tốt nhất là nhanh chóng phổ cập tiêm chủng mũi thứ hai và đẩy mạnh miễn dịch chống lại biến chủng. Những dữ liệu được PHE công bố cũng đưa ra kết quả tương tự đối với vaccien AstraZeneca và Moderna.

Biến chủng Delta hiện được phát hiện tại 74 quốc gia và phát triển khắp 40 nước trên thế giới chỉ trong vòng 1 tháng. Ngoài ra, những loại biến thể khác cũng đã và đang nhanh chóng lan rộng bao gồm cả những chủng ít có khả năng lây lan mạnh như Delta và Alpha. Sự xuất hiện của Delta tại Anh là lời cảnh báo cho toàn cầu. Nhà dịch tễ học Neil Ferguson cho biết hôm thứ Tư rằng chủng mới có thể gây ra làn sóng Covid-19 lần thứ ba tại nước này. Delta đã lây truyền đến Pháp và một số quốc gia ra lệnh hạn chế mới đối với du khách đến từ Anh.

Những điều chỉnh mới gây lo ngại đối với kế hoạch gỡ bỏ lệnh phong tỏa tại Anh vào ngày 21 tháng 6 tới đây. Ông Hancock cho biết, chính phủ đang xem xét dữ liệu kĩ lưỡng để quyết định bước tiếp theo. Ấn Độ vỡ trận đã ảnh hưởng nặng nề đến nguồn cung vaccine toàn cầu. Là quốc gia dẫn đầu trong sản xuất vaccine, chính phủ nước này đã tạm dừng sản xuất thuốc chống Covid-19 trong bối cảnh ca nhiễm tăng mạnh. Tất nhiên, vi rút càng lây lan, khả năng sản sinh biến thể mới càng cao, đe dọa và làm suy yếu tiến trình khống chế đại dịch.

TL