Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng cao

14:15 24/11/2022

Hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ lớn cho đến năm 2041, với khối lượng hàng hóa tăng gấp đôi và đội máy bay chở hàng của thế giới tăng hơn 60%.

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu trong năm 2022 sẽ thấp hơn khoảng 1/5 so với mức của năm 2019. Tuy nhiên, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không ước tính sẽ cao hơn 11,7% so với năm 2019 và cao hơn 4% so với năm 2021.

2022 WACF cũng dự báo rằng đội máy bay chở hàng của thế giới sẽ cần thêm gần 2.800 chiếc được sản xuất mới và chuyển đổi cho đến năm 2041, trong đó số máy bay mới là 1/3, số còn lại là máy bay được chuyển đổi.

Trong khi chiếm 8% tổng số máy bay thương mại, các chuyên cơ chở hàng tiếp tục vận chuyển hơn một nửa tổng lượng hàng hóa, các máy bay chở khách vận chuyển số còn lại. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Phó Chủ tịch Boeing, Darren Hulst, cho rằng thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đang trở lại bình thường hơn sau khi nhu cầu thấp kỷ lục trong hai năm qua, nhưng các yếu tố mang tính cơ cấu như sự phát triển của mạng lưới chuyển phát nhanh, các chiến lược về chuỗi cung ứng đang được thực hiện và những cái tên mới trên thị trường đang khiến nhu cầu máy bay chở hàng sẽ bền vững.

Theo ông Hulst, trong mạng lưới vận tải toàn cầu, máy bay chở hàng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa có giá trị lớn, với khối lượng gia tăng trên khắp các thị trường đang phát triển.

Vận chuyển hàng không được ưu tiên hơn

Cùng một khối lượng hàng hóa, vận chuyển bằng đường hàng phát thải carbon nhiều hơn so với vận chuyển bằng đường biển. Năm 2019, các tàu cointainer vận chuyển khối lượng hàng hóa nhiều hơn gần 350 lần so với máy bay nhưng chỉ phát thải carbon cao hơn 5 lần, theo Diễn đàn Vận tải quốc tế.

Chi phí vận tải hàng không giảm gần đây sẽ giúp các chủ hàng bớt căng thẳng. Ví dụ, giá cước vận chuyển hàng không trung bình từ Thượng Hải đến Mỹ đã giảm khoảng 50% so với mức đỉnh vào tháng 12, dù vẫn cao hơn gấp đôi mức của năm 2019, theo dữ liệu của Baltic Exchange.

Một số nhà nhập khẩu Mỹ cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng vận tải hàng không do các tuyến đường vận biển được dự báo sẽ tắc nghẽn kéo dài cho đến sau kỳ nghỉ lễ vào cuối năm. Harmit Singh, Giám đốc tài chính của Levi Strauss, dự báo chi phí vận tải hàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến ít nhất là năm 2023.

“Đại dịch Covid-19 đã chứng tỏ tầm quan trọng chiến lược của vận tải hàng không” - ông Hulst chia sẻ.

Ngọc Phi (tổng hợp)