Thứ bảy 05/07/2025 13:07
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Nhóm nghiên cứu ĐH Kinh tế quốc dân công bố ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2022

24/04/2023 23:25
Nhóm nghiên cứu Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022 với chủ đề "Ổn định và phát triển thị trường BĐS".
Ảnh minh họa
GS.TS Phạm Hồng Chương

GS.TS Phạm Hồng Chương, đồng chủ biên Ấn phẩm cho biết: Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đặt ra, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, một trong những nhiệm vụ đặt ra là cần phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững các loại thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Thị trường này phát triển ổn định, lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, thị trường bất động sản thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý hoặc trầm lắng kéo dài sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho người dân và gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Do đó, ổn định và phát triển thị trường bất động sản là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác điều hành chính sách trong năm 2023.

Trình bày tóm tắt báo cáo tại hội thảo, GS.TS Tô Trung Thành, đồng chủ biên ấn phẩm cho biết tác động của các yếu tố bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới cũng như các điểm nghẽn về nền tảng tăng trưởng trong nước đã khiến cho những dự báo về tăng trưởng Việt Nam trong năm 2023 đều được điều chỉnh giảm so với năm 2022. Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ 6,3% đến 6,5% trong năm 2023.

Năm 2023, động lực tăng trưởng của Việt Nam đến từ các yếu tố cơ bản có triển vọng tốt như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – chiếm tỷ trọng khoảng 25% GDP, đang có sức bật trở lại, với sự hỗ trợ của khu vực FDI; ngành dịch vụ du lịch và lưu trú khôi phục trở lại, đặc biệt với sự mở cửa của thị trường Trung Quốc; đầu tư công đang được quyết liệt đẩy mạnh trong năm 2023; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực hiện trong năm cuối cùng với quyết tâm mạnh mẽ hơn sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Đó là tác động từ sự suy giảm kinh tế thế giới nói chung, cộng với triển vọng ảm đạm từ các đối tác thương mại lớn như Mỹ và EU, nguy cơ lạm phát cao toàn cầu còn dai dẳng.

Ở trong nước, vấn đề lãi suất và đi kèm là tín dụng - tỷ giá vẫn sẽ là điểm nghẽn, là thách thức lớn đối với nền kinh tế. Trong bối cảnh phải hỗ trợ nền kinh tế hồi phục hoàn toàn sau đại dịch COVID-19, nhưng lãi suất sẽ gặp nhiều sức ép từ: lạm phát có xu hướng gia tăng; FED và ngân hàng trung ương các nước sẽ tiếp tục duy trì thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất do lo ngại lạm phát vẫn diễn biến phức tạp, gây sức ép đến lãi suất trong nước. Giá trị đồng USD tiếp tục xu hướng tăng khiến mức lãi suất trong nước phải gánh thêm trách nhiệm duy trì tỷ giá ổn định; tỷ lệ cung tiền M2/GDP và tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức cảnh báo cao so với các nước trong khu vực và trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp. Hệ thống tài chính - ngân hàng còn chưa lành mạnh một cách bền vững... Theo đó, dư địa chính sách tiền tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể, khả năng tăng nhanh tín dụng và giảm nhanh lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là khó khăn.

Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập

Khuyến nghị chính sách tiền tệ và tỷ giá, nhóm chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về điều hành chính sách tiền tệ. Vấn đề này liên quan đến lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, theo đó, một quốc gia không thể thực hiện đồng thời việc giữ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập và tự do lưu chuyển vốn. Với độ mở lớn như hiện nay, trong điều kiện cơ chế điều hành tỷ giá còn neo theo USD, thì Việt Nam phải chấp nhận tính độc lập của chính sách tiền tệ suy giảm.

Trong ràng buộc bộ ba bất khả thi, Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên chính sách tiền tệ độc lập là mục tiêu quan trọng nhất. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu. Mục tiêu chính sách tiền tệ vừa kiểm soát giá cả, lạm phát, ổn định đồng tiền, vừa thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc gia. Mục tiêu này vừa quá rộng, vừa thiếu cụ thể, lại hướng vào đánh đổi chính sách (tăng trưởng và lạm phát) , khiến cho thời gian gần đây điều hành chính sách tiền tệ có tính chất “giật cục” và khó dự đoán, ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế, GS.TS Tô Trung Thành cho hay.

Theo khuyến nghị tại báo cáo, Việt Nam nên theo khung khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu do chính sách này cho phép xác lập khuôn khổ chính sách minh bạch và tạo được lòng tin, cho phép NHNN linh hoạt, chủ động hơn trong điều hành chính sách tiền tệ và có thể đối phó hiệu quả với những cú sốc do có sự độc lập tương đối… Trong dài hạn, khi theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu, thị trường tài chính đã lành mạnh và có cơ chế giám sát rủi ro hữu hiệu, thực hiện lộ trình tự do hóa tài khoản vốn; đồng nghĩa với việc NHNN cần chuyển sang cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt hơn.

Tuy vậy, trong ngắn hạn, khi khó có thể thả nổi tỷ giá, việc điều hành tỷ giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bám sát diễn biến quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, tránh những cú sốc trong bối cảnh các nền tảng vĩ mô chưa thực sự ổn định. Vì thế, NHNN cần lựa chọn một mô hình “trung dung”, chấp nhận ổn định tỷ giá ở một mức độ nhất định, gia tăng mạnh dự trữ ngoại hối đi kèm với các biện pháp trung hòa có hiệu lực mạnh và chấp nhận được các chi phí phát sinh, và mấu chốt là phải lựa chọn cách thức kiểm soát vốn hiệu quả.

Hoài Sa

Bài liên quan
Tin bài khác
“Bắc Ninh mới” cất cánh: Văn hiến ngàn năm - Khát vọng vươn tầm thế kỷ

“Bắc Ninh mới” cất cánh: Văn hiến ngàn năm - Khát vọng vươn tầm thế kỷ

Tối 4/7, tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bắc Ninh ngàn năm văn hiến – Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới”, chào mừng sự kiện trọng đại thành lập tỉnh Bắc Ninh mới.
Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, nhưng việc thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một thách thức lớn. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và vai trò của tiếp thị người ảnh hưởng đã được chứng minh là yếu tố quan trọng định hình ý định mua sắm thời trang bền vững trực tuyến tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7, Bắc Bộ trưa nay oi nóng, chiều tối có mưa dông; Thanh Hoá đến Huế thời tiết nóng ẩm; Trung Bộ và Nam Bộ mưa dông về chiều, ngày trời nóng; bão số 2 gây ảnh hưởng xấu trên một số vùng biển.
Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng cho hay, một bãi đáp trực thăng mới nhằm cứu hộ, cứu nạn cho người dân vào những thời điểm thiên tai, đang được lực lượng đầu tư ở xã Trà Tập (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cũ).
Đồng Nai sẵn sàng bứt phá cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Đồng Nai sẵn sàng bứt phá cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Ngày 4/7, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố các quyết định quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn bộ máy hành chính sau sáp nhập với tỉnh Bình Phước.
Phường Lào Cai kiện toàn tổ chức bộ máy, sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới

Phường Lào Cai kiện toàn tổ chức bộ máy, sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới

Chiều 4/7, Đảng ủy phường Lào Cai (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại địa phương.
Đồng Nai sau sáp nhập: Hình hài “siêu tỉnh” công nghiệp phía Nam

Đồng Nai sau sáp nhập: Hình hài “siêu tỉnh” công nghiệp phía Nam

Sau khi hợp nhất với tỉnh Bình Phước, Đồng Nai đang nổi lên như một cực tăng trưởng công nghiệp mới của miền Nam, với quy mô kinh tế ấn tượng, hạ tầng mở rộng và sự hội tụ của hàng trăm doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung trọng yếu định hình Thủ đô 2025

Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung trọng yếu định hình Thủ đô 2025

Kỳ họp HĐND Hà Nội xem xét 41 nội dung quan trọng, từ kinh tế đến Luật Thủ đô. Quyết sách này định hướng phát triển, giải quyết vấn đề bức xúc, nâng tầm Thủ đô.
Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Từ ngày 1/7/2025, cấp xã chi trả trợ cấp hưu trí xã hội cho 1,6 triệu người. Quy trình này được số hóa, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người dân và hiệu quả quản lý.
Quảng Trị thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế mới trên nền sáp nhập tỉnh

Quảng Trị thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế mới trên nền sáp nhập tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập 02 tỉnh này.
Quảng Trị công khai danh sách điểm hành chính công, triển khai thêm 20 điểm cấp căn cước

Quảng Trị công khai danh sách điểm hành chính công, triển khai thêm 20 điểm cấp căn cước

Quảng Trị công khai danh sách trung tâm hành chính và triển khai 20 điểm cấp căn cước công dân mới sau sáp nhập tỉnh, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận tiện.
Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 9 tỉnh Lào, hỗ trợ giống cây trồng, mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Toàn quốc cấp sổ BHXH điện tử: Cắt giảm thủ tục, tăng tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Toàn quốc cấp sổ BHXH điện tử: Cắt giảm thủ tục, tăng tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Chậm nhất là ngày 01/1/2026, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được cấp bản điện tử, có giá trị pháp lý như sổ giấy. Việc triển khai nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, chống gian lận và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch bảo hiểm.
Quảng Ninh thành lập Cụm công nghiệp Quảng Đức, mở rộng quy hoạch phát triển kinh tế địa phương

Quảng Ninh thành lập Cụm công nghiệp Quảng Đức, mở rộng quy hoạch phát triển kinh tế địa phương

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 2419/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Quảng Đức tại xã Quảng Đức, đánh dấu bước tiến mới trong chiến lược phát triển kinh tế - công nghiệp của địa phương. Đây là cụm công nghiệp thứ 13 được thành lập trên địa bàn tỉnh, nâng tổng diện tích các cụm công nghiệp toàn tỉnh lên hơn 630 ha.