Nhìn lại một năm đầu tư của các “gã khổng lồ” Trung Quốc
- 39
- Cơ hội giao thương
- 11:25 12/05/2021
DNHN - Sự xuất hiện của các công ty lớn như Tencent hay Alibaba đã vực dậy nền công nghiệp Trung Quốc cũng như mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế của đất nước tỉ dân. Họ là những nhà đầu tư, những người dẫn đầu trong các công cuộc đổi mới và luôn nhận được sự quan tâm rộng rãi của giới chức cũng như công chúng.
Năm 2020 là một mùa đông lạnh giá đối với thị trường đầu tư nhưng cũng mang lại cơ hội không nhỏ cho những “gã khổng lồ” Internet.
Tencent

Xét về hoạt động đầu tư tổng thể, khoản đầu tư của Tencent vượt xa các công ty khác. Theo số liệu công ty cung cấp, trong năm 2020, Tencent đã tham gia 128 vụ đầu tư / sáp nhập và mua lại các công ty trong nước, tổng vốn đầu tư của Tencent năm ngoái đã vượt 160 tỷ NDT. Kể từ cuối năm này, công ty đã đầu tư vào các startup và trở thành doanh nghiệp có mức đầu tư vào khởi nghiệp cao nhất trong số các công ty phi tài chính của Trung Quốc. Trọng tâm đầu tư của “gã khổng lồ” Internet này chủ yếu nghiêng về lĩnh vực giải trí và game. Trong hai ngành này, Tencent lần lượt nắm giữ cổ phần của Shadow Moon, Titanium Nuclear Network, Runmeng Network, Huayuan Culture, ... đều là những dự án game và giải trí khủng. Ngoài ra, phần lớn lợi nhuận của Tencent đến từ hoạt động kinh doanh trò chơi và liên kết kinh doanh với các nhà cung cấp dịch vụ game, âm nhạc và video, mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty. Từ góc độ phương pháp đầu tư, không giống như cách Alibaba mua lại quyền kiểm soát, Tencent sẵn sàng duy trì vị thế là cổ đông nhằm tránh khỏi bộ máy quản lý cồng kềnh của công ty được đầu tư. Mặc dù vậy, Tencent vẫn có thể gặt hái thành quả với vốn chủ sở hữu cùng với số lượng khổng lồ người dùng ứng dụng WeChat.
Alibaba
Ngược lại, Alibaba Capital chỉ tham gia 31 sự kiện đầu tư trong nước vào năm 2020 với tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ NDT. Có lẽ sau sự cố vạ miệng của nhà sáng lập bên cạnh môi trường khắc nghiệt của dịch bệnh đã khiến tập đoàn này hoạt động khiêm tốn. Tuy nhiên, các thương vụ mua bán và sáp nhập của Ali trong năm 2020 duy trì ở mức 13% và tiến hành thu mua Keruyun, Xinyi Technology và Sun Art Retail (Holdings). Có thể thấy rằng Ali nhấn mạnh việc mua bán, sáp nhập và ủng hộ đầu tư vào giai đoạn cuối. Phong cách nhất quán của Alibaba là dẫn dắt và can thiệp vào dự án, đồng thời cử ban lãnh đạo, nhân viên cốt cán đến điều hành để đạt được quyền kiểm soát trực tiếp. Nhờ có lợi thế tích hợp nguồn lực, Alibaba phát huy được tối đa khả năng và đạt hiệu quả cao ngay cả khi không phô trương lực lượng. Bán lẻ, hậu cần và giải trí là ba lĩnh vực quan trọng nhất trong đầu tư nước ngoài của Ali.
Những mặt trận đầu tư nước ngoài

Bất chấp tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp, các quốc gia đóng cửa biên giới, nền kinh tế đình trệ nhưng những “ông lớn” đến từ Trung Quốc vẫn không từ bỏ đầu tư nước ngoài. Năm 2020, điểm đến trung tâm trong hoạt động đầu tư nước ngoài châu Á và Bắc Mỹ, trong đó Ấn Độ cùng với Hoa Kỳ sẽ là thị trường đầu tư trọng điểm. Ant Group đã 3 lần đầu tư vào nền tảng gọi món Zomato của Ấn Độ, Meituan lựa chọn Swiggy còn Tencent bắt cặp với công ty giáo dục trực tuyến Doubtnut, công ty truyền thông trực tuyến Gaana. Ấn Độ đã và đang trở thành khu vực đầu tư ra nước ngoài hấp dẫn nhất đối với các đại gia kinh tế mới của Trung Quốc vào năm 2020.
Tuy nhiên, chính sách hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ hồi tháng 8 năm 2020 đã hạn chế con đường của các công ty ở một mức độ nhất định. Mặt khác, các “gã khổng lồ” chuyển hướng sang Đông Nam Á, chẳng hạn như Tencent đầu tư chiến lược vào Voyager Innovations, một công ty thanh toán kỹ thuật số ở Philippines và Ant Group rót vốn cho Wave Money, một công ty cung cấp hình thức ví tiền di động ở Myanmar. Đầu tư nước ngoài đã trở thành nhu cầu thiết yết của các “đại gia” ngành Interenet của đất nước tỉ dân. Mặc dù hiện tại đại dịch vẫn đang hiện hữu nhưng các nhà đầu tư vẫn chờ đời một “bước ngoặt”, khi nền kinh tế toàn cầu khởi động lại chắc chắn sẽ mở ra những cơ hội lớn chưa từng có.
TL
Bài liên quan
#tencent

Tencent đầu tư 264 triệu USD vào nhà xuất bản Nhật Bản Kadokawa
“Gã khổng lồ” Internet Trung Quốc, Tencent Holdings sẽ mua 6,86% cổ phần của Công ty xuất bản Nhật Bản Kadokawa với giá 30 tỷ yên (264 triệu USD).

Đằng sau cú bắt tay làm hòa Alibaba và Tencent
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Alibaba và Tencent đang xem xét việc mở cửa hệ sinh thái. Nói cách khác hai bên sẽ nới lỏng hạn chế ở một số hạng mục và liên kết phối hợp với nhau trong khuôn khổ nhất định.

Sự thật thú vị đằng sau cái tên Tencent của Mã Hóa Đằng
Không hoàn toàn là một câu chuyện khởi nghiệp hay một triết lý kinh doanh, sự tích về cái tên Tencent của “gã khổng lồ” Internet Trung Quốc sẽ đem đến cho người đọc một khía cạnh mới trong câu chuyện lập nghiệp vốn đã rất nổi tiếng về Mã Hóa Đằng.

Tạm gác đối đầu, Mã Vân và Mã Hóa Đằng hợp tác do lo ngại về đồng NDT kỹ thuật số
Alibaba và Tencent đều là những “gã khổng lồ” Internet hàng đầu và đồng thời là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nhau. Điều gì đã khiến hai ông chủ đứng sau là Mã Vân và Mã Hóa Đằng từ bỏ cạnh tranh bắt tay hợp tác?

Giới công nghệ Trung Quốc điên cuồng đầu tư ngành công nghiệp game
Game trực tuyến không còn là lĩnh vực xa lạ nhưng mới chỉ thực sự bùng nổ trong một vài năm trở lại đây và bứt phá nhờ thúc đẩy của đại dịch. Hàng loạt các “ông lớn” ngành internet và công nghệ Trung Quốc như Tencent, Bytedance rót vốn khủng vào ngành công nghiệp này.

Alibaba và Tencent “cúi đầu” trước Bắc Kinh
Các “vết nứt” xuất hiện khi những gã khổng lồ công nghệ cúi đầu trước áp lực quy định của Bắc Kinh.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Hiệp hội Đài Việt kết nối cho Đồng Tháp hợp tác trong lĩnh vực y khoa
Chiều ngày 26/5, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu có buổi làm việc (trực tuyến) với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài-Việt để kết nối hợp tác trong lĩnh vực y khoa. Về phía Hiệp hội có bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội.
An Giang: Khơi dậy tiềm năng, hợp tác phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 25/5/2022 về tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2022. Thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 02/11/2022, tại Hội trường tỉnh An Giang.
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.