Đề án tái cơ cấu được đẩy mạnh
Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân gần 7%/năm, tăng 1,3 lần so với năm 2015. GDP/ bình quân đầu người tăng gần 1,3 lần so năm 2015. Việc triển khai Đề án tái cơ cấu kinh tế đạt một số kết quả quan trọng. Trong đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch về ngành dịch vụ tăng 10%/năm và giảm dần tỉ trọng khu vực ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp xuống 5%.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải (bên phải) và Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện (bên trái) tặng hoa cho Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân (giữa)
Bên cạnh đó, hạ tầng kinh tế - xã hội đang được đầu tư, cụ thể: có 82/82 xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn tỉnh có 42/82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỉ lệ 51% tổng số xã. Ngành sản xuất công nghiệp đẩy mạnh phát triển, với nhiều dự án công nghiệp lớn; đặc biệt là cụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm ở Cà Mau. Những yếu tố về kinh tế làm cho diện mạo đô thị thay đổi rõ nét.
Tiềm năng ngành kinh tế
Trong số liệu phân tích, tổng sản lượng thủy sản tăng 4,3%. Trong đó, sản xuất Ngư - Nông – Lâm đang dần ổn định. Tổng sản lượng thủy sản tăng 4,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 7,9%; sản lượng sản xuất của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng đã thúc đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,9%; thu ngân sách tăng 21,5% và đạt 90,8% dự toán. (bảng thông kê số liệu tỉnh năm 2019).
Quảng trường Kỷ niệm 20 năm thành lập TP. Cà Mau - ảnh Phạm Dương Hải
Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng lên và thu hút được nhiều du khách đến tham quan tăng 15,4% so cùng kỳ, đạt 69,7% kế hoạch; tổng doanh thu tăng 11% so cùng kỳ, đạt 77% kế hoạch). {Số liệu quý 3/2019-Tổng hợp}
Theo đó, Cà Mau định hướng phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản; du lịch biển tập trung ở ven bờ ở Cà Mau. Việc lấy kinh tế biển làm bệ phóng mở ra hướng khai thác kinh tế nhiều tiềm năng. Đặc biệt, các tổ chức Hợp tác xã (HTX), làng nghề nuôi cá, hải sản thu hút được lực lượng lao động dồi dào. Với Kim ngạch xuất bình quân mỗi năm hơn 1 tỉ USD, tiếp tục là tỉnh đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm.
Theo ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau: “Một trong nhiều mục tiêu nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh vùng ĐBSCL là Quy hoạch tổng thể ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung phát triển các tiểu vùng bán đảo Cà Mau, bao gồm khu vực tỉnh Cà Mau và khu vực phía Nam tỉnh Kiên Giang là một mắt xích quan trọng trong tổng hòa mối liên kết vùng. Tại tiểu vùng này, sẽ tập trung phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất, công nghiệp dịch vụ dầu khí tại khu vực Khánh An, Năm Căn (Cà Mau); các trung tâm thương mại, dịch vụ tại TP. Cà Mau, Sông Đốc, Năm Căn. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp gắn với chế biến, xuất khẩu…”
Du lịch sinh thái đa dạng
Do đặc điểm tự nhiên đa dạng nên Cà Mau có địa lý đặc biệt thu hút du khách trong và ngoài nước. Với hệ sinh thái rừng ngập mặn và ngập lợ đan xen giữa những cánh rừng và những dòng sông kiến tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp ở đây như: Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiền, cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời hay Tam Giang, Cái Lớn, Đầm Dơi.
Vẻ đẹp hoang sơ của Đảo Hòn Khoai đẹp tựa thiên đường
Bên cạnh đó, ngành Du lịch dựa vào các di tích lịch sử và sinh thái như: đầm tôm, ruộng lúa, vườn cây ăn trái, chim tự nhiên sẽ tạo ra các tuyến du lịch hấp dẫn – thu hút khách nước ngoài, tạo tiền đề mới cho ngành dịch vụ. Các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, Hòn Buông, bãi Khai Long… là những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên thuỷ của tự nhiên quyến rũ ở Cà Mau.
Hoàng Thu