Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện giảm lãi suất cho doanh nghiệp và người dân

19:38 06/04/2021

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tạo điều kiện giảm tiếp lãi suất cho người dân và doanh nghiệp nhằm hạn chế chi phí.

  Thực hiện miễn giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp và người dân.

Việc lãi suất cho vay đã giảm từ 1 - 1,5% chậm hơn mức giảm của lãi suất tiền gửi (2 - 2,5%) trong năm 2020, đã khiến biên lãi ròng (NIM) của hầu hết các ngân hàng thương mại đã tăng rất mạnh trong nửa cuối năm 2020 và hiện ở mức cao lịch sử, khoảng 4%.

Tính đến 19/3/2021, tăng trưởng tín dụng là 1,47% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng 0,54% của tiền gửi. Dòng tiền dịch chuyển sang các kênh khác thì các ngân hàng thương mại chủ động thu hẹp giảm huy động phù hợp với dư nợ cho vay đảm bảo mức sinh lời của ngân hàng thông thường là 3,5% cho khách hàng.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, cả nhiệm kỳ vừa qua lãi suất là một trong những chỉ số quan trọng được triển khai quyết liệt trong định hướng điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới. Đến nay, lãi suất cho vay tối đa cho các đối tượng ưu tiên ở mức 4,5%, giảm khoảng 2,5% đối với các đối tượng ưu tiên này nếu tính so với năm 2016.

Tháng 3/2021 mức lạm phát và chỉ số CPI tăng thấp, tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng nhưng vẫn đang có những dấu hiệu tích cực, dư nợ lĩnh vực đang có chiều hướng tích cực với mức tăng 2,44%. Vì vậy, hiện nay đang ổn định và duy trì trong việc điều hành lãi suất.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên trong quý 1/2021 bị ảnh hưởng , một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng điều chỉnh lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi từ 6 đến 12 tháng đầu. BIDV triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ kéo dài đến 30/9/2021. Các ngân hàng thương mại vẫn ổn định so với năm 2020.

Cũng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới vẫn trên quan điểm trước hết là tạo sự ổn định, hiện nay đang ổn định và duy trì sự ổn định này đối với cả lãi suất huy động và cho vay.

Tuy nhiên cũng phải cảnh giác với những dấu hiệu tác động của kinh tế thế giới hoặc một số lĩnh vực khác, kể cả việc dịch chuyển giữa các dòng vốn từ thị trường tiền tệ sang thị trường trái phiếu, thị trường vốn hoặc thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… để điều hành chính sách lãi suất một cách hợp lý.

PV