Theo đó, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Quyết định số 316/QĐ – SGDCK TPHCM về việc thay đổi đăng ký niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng ACB.
Theo Quyết định này ngân hàng ACB được thay đổi niêm yết chứng khoán phổ thông, mệnh giá cổ phiếu 10.000 đồng.
Trong đó, số lượng chứng khoán trước khi niêm yết là 3.377.435.094 cổ phiếu (ba tỷ ba trăm bảy mươi bảy triệu bốn trăm ba mươi lăm nghìn không trăm chín mươi tư cổ phiếu), số lượng chứng khoán thay đổi niêm yết 506.615.264 cổ phiếu (năm trăm linh sáu triệu sáu trăm mươi lăm nghìn hai trăm sau mươi bốn cổ phiếu).
Giá trị chứng khoán thay đổi niêm yết (theo mệnh giá) là 5.066.152.640.000 đồng (năm nghìn không trăm sáu mươi sáu tỷ một trăm mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng), số lượng chứng khoán sau khi thay đổi niêm yết 3.884.050.358 cổ phiếu (ba tỷ tám trăm tám mươi bốn triệu không trăm năm mươi nghìn ba trăm năm mươi tám cổ phiếu).
Về giá trị chứng khoán niêm yết sau khi thay đổi niêm yết(theo mệnh giá) 38.840.503.580.000 đồng (ba mươi tám nghìn tám trăm bốn mươi tỷ năm trăm linh ba triệu năm trăm tám mươi nghìn đồng)
Như đã biết, Ngân hàng ACB, do ông Trần Hùng Huy làm Chủ tịch HĐQT, ông sinh ngày 4 tháng 12 năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từng học thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman ở Mỹ và có bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, ông còn có 3 bằng cử nhân khác.
Ông Huy là người giữ chức vụ CEO ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) khi chỉ 34 tuổi. Là người kế nghiệp của cha mình và giúp ngân hàng ACB vượt qua khủng hoảng.
Như chúng tôi đã đưa tin, Ngân hàng ACB là do ông Trần Mộng Hùng thành lập từ năm 1993, nhưng đến năm 2008, ông Hùng tuyên bố lùi về hậu phương trong vai trò cố vấn quản trị.
Năm 2012, sau biến cố bầu Kiên, ông Trần Hùng Huy đảm nhận vị trí Chủ tịch Ngân hàng ACB khi chỉ 34 tuổi. Tháng 4 năm 2013, ông chính thức được bầu làm Chủ tịch ngân hàng này.
Dù tiếp quản ngân hàng trong lúc khủng hoảng, nhưng không vì thế mà bỏ cuộc, ông đã cùng các cộng sự và nhờ sự giúp đỡ nhiều kinh nghiệm của người cha. Từng bước đưa ngân hàng ACB thoát khỏi khủng hoảng chỉ với 6 tháng ngắn ngủi.
Ngoài giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, anh còn đảm nhận nhiều vai trò khác như: Phó chủ nhiệm ủy ban quản lý rủi ro, Chủ nhiệm Ủy ban Nhân sự, thành viên của Ủy ban Chiến lược.
Từ năm 2017 đến năm 2018, ngân hàng ACB liên tiếp có được hiệu quả kinh doanh nhảy vọt. Năm 2018, lợi nhuận của ngân hàng đạt gần 6.400 tỷ đồng tăng 2,4 lần so với năm 2017. Năm 2017, doanh thu của ngân hàng này cũng tăng 1,6 so với năm trước đó. Không những thế ngân hàng ACB còn có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam năm 2018. (0,69%)
Sau những lần đại hội cổ đông, ông Huy vẫn tiếp tục giữ vị trí “ghế nóng” có lẽ vì những kết quả kinh doanh ở ACB đã chứng minh được ông là một người có năng lực.
Trước đó, ngày 20/11/2020, Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã chấp thuận niêm yết cổ phiếu cho ngân hàng ACB với mã ngân hàng là ACB và có số lượng niêm yết là hơn 2,16 tỷ đơn vị.
Ông Trần Hùng Huy hiện đang sở hữu 56,97 triệu cổ phiếu, chiếm đến 3,43% có giá trị là 1.344 tỷ đồng. Dù cổ phiếu ở ACB có biến động nhưng ông vẫn chưa có ý định mua thêm hay bán bớt. Vì vậy anh luôn nằm trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt hiện nay.
Ông Trần Hùng Huy thật sự rất nổi tiếng, ông ngoài được biết đến là một doanh nhân tài giỏi mà ông còn là người truyền cảm hứng của những dự án sống xanh.
Như vậy với Quyết định nêu trên, ACB sẽ thay đổi niêm yết từ ngày 06/07/2023.
Nghệ Nhân