Dự đoán các nhà máy tại Mỹ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tuyển dụng vào thời gian tới khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Sự thiếu hụt đang làm trầm trọng thêm tình trạng tồn đọng đơn đặt hàng và cản trở sự phát triển vượt bậc của các ngành công nghiệp và sản xuất.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện tại của đất nước, quay trở lại trạng thái trước đại dịch không còn đáp ứng đủ cho nhu cầu trên thị trường và trở thành một bài toán khó đối với các nhà sản xuất trong nước. Khoảng cách trong năng lực nhân sự cũng như nguồn nhân tài ngày càng khan hiếm gây ra những mối nguy hiểm lâu dài cho ngành sản xuất. Theo một nghiên cứu mới từ Deloitte và Viện Sản xuất, nếu những vấn đề trên không được giải quyết, nước Mỹ có khả năng đứng trước tình trạng vỡ trận không đủ việc làm cho 2,1 triệu lao động và ước tính tiêu tốn 1 nghìn tỷ đô la sản lượng kinh tế vào năm 2030.
Trên thực tế, hiện tượng ngày càng nhiều thế hệ chú trọng theo đuổi các bằng cấp danh giá tại các trường đại học hàng đầu khiến số lượng người Mỹ theo học các trường thương mại và bước vào lĩnh vực sản xuất trở nên ít hơn. Nhiều người dân hiện nay không có mong muốn tìm kiếm những công việc như trên ngay cả khi ngành công nghiệp sản xuất đang đối mặt với với một cuộc khủng hoảng lao động nghiêm trọng. Carolyn Lee, giám đốc điều hành của Viện Sản xuất chia sẻ với tờ Insider: “Có một vấn đề về nhận thức... Mọi người không biết rằng có những công việc cần đam mê, có những công việc nhận mức lương có thể hỗ trợ gia đình và có những công việc ổn định. Cũng có những công việc chỉ yêu cầu chứng chỉ ngắn hạn”.
Tuy nhiên, giải pháp gỡ rối vấn đề trên khá phức tạp. Đầu tiên, ngành công nghiệp sản xuất vẫn cần bổ sung trở lại những vị trí còn khuyết do đại dịch nhưng tốc độ phục hồi khó mà đoán trước được. Các nhà sản xuất vẫn đang giảm khoảng 570.000 việc làm so với mức trước đại dịch và các công ty cho biết tìm kiếm nhân tài phù hợp hiện nay khó hơn 36% so với năm 2018. Cụ thể 77% số người được hỏi cho hay họ rất vất vả trong quá trình tìm kiếm và giữ chân người lao động vào năm 2021.
Theo nghiên cứu, phần lớn sự căng thẳng việc làm bắt nguồn từ đa dạng hóa các công việc trong ngành và các yêu cầu kỹ năng tương ứng. Paul Wellener, phó chủ tịch phụ trách các sản phẩm công nghiệp và xây dựng của Mỹ tại Deloitte nói thêm: “Chúng tôi phải làm tốt hơn với tư cách là một quốc gia thúc đẩy chương trình kết nối các điểm giữa nhu cầu trong khu vực". Wellener cho biết, giải pháp dài hạn cho bối cảnh hiện nay là tập trung vào sự đa dạng vì lĩnh vực sản xuất chủ yếu là nam giới da trắng và ngành công nghiệp này không thể lấp đầy cơ hội việc làm nếu không có sự tham gia của phụ nữ cũng như người dân tộc thiểu số.
Bản chất không đồng đều trong phục hồi của thị trường lao động đã khiến phụ nữ, các nhóm thu nhập thấp và các dân tộc thiểu số bị tụt hậu so với những người Mỹ da trắng giàu có hơn. Các nhà kinh tế cũng đã cảnh báo rằng lực lượng lao động sau đại dịch sẽ khác rất nhiều so với năm 2019. Sản xuất sẽ đi đầu trong tái thiết nền kinh tế và mở ra cơ hội cho những người mất việc trong thời điểm dịch bệnh.
TL