Theo đó, đây là tháng thứ 13 tiền gửi của người dân “chảy mạnh” vào ngân hàng. So với cuối tháng 8/2023, tiền gửi của người dân tăng thêm 15.935 tỷ đồng. So với cuối năm 2022, tiền gửi tăng thêm 583.494 tỷ đồng.
Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chảy vào hệ thống ngân hàng tăng 4.65%, đạt hơn 6.23 triệu tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022.
Tính chung, tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng đến hết quý III đạt 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,3% so với đầu năm và là mức tiền gửi cao nhất lịch sử ngành ngân hàng.
Tiền gửi ngân hàng tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm bất chấp lãi suất huy động liên tục giảm sâu. Theo ghi nhận thị trường về lãi suất huy động, trong khối các Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có lãi suất thấp nhất là 5%.
Tại các ngân hàng lớn khác như BIDV, Vietinbank, Agribank, lãi suất huy động cao hơn ở mức 5,3% cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, với các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như VPBank, Sacombank, Techcombank, lãi suất huy động cao nhất cũng chỉ còn 5,4 – 5,9%/năm. Đáng chú ý, ACB hiện niêm yết lãi suất tiền gửi cao nhất là 4,9% thấp hơn cả nhóm Big4.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hồi phục, lượng tiền gửi vào ngân hàng vẫn cao cho thấy người dân vẫn ưu tiên vào kênh gửi tiết kiệm dù lãi suất thấp nhằm đảm bảoan toàn, sau hàng loạt các vi phạm về phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán kiến niềm tin vào thị trường vốn bị giảm sút.
Về cho vay, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 24/10, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 6,81% so với cuối năm 2022, trong đó từ tháng 5 trở lại đây đã tăng nhanh hơn; tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng, chiếm trên 50% dư nợ toàn nền kinh tế.
H.M (t/h)