Mặc cho ngành bia bốc hơi nghìn tỷ, 2 "ông lớn" Sabeco và Heineken vẫn trong cuộc đua cạnh tranh gay gắt
- Doanh nghiệp
- 10:30 16/01/2021
DNHN - Mặc dù đã làm mọi cách có thể để cứu vãn tình hình, nhưng ngành bia vẫn mất hàng ngàn tỷ đồng trong năm 2020. Thế nhưng, bất chấp đại dịch, các thương hiệu bia vẫn hoạt động tích cực bằng cách tung ra một số sản phẩm mới.
Chịu tác động kép từ Nghị định 100 (Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và Đại dịch Covid-19 nên trong năm 2020, các doanh nghiệp ngành bia sụt giảm mạnh về lượng tiêu thụ, tồn kho tăng cao. Mặc dù đã làm mọi cách có thể để cứu vãn tình hình, nhưng hàng ngàn tỷ đồng vẫn “bốc hơi”.

Năm 2020: Liêp tiếp các khó khăn với ngành bia
Theo Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA), sản lượng bia năm 2020 giảm từ 10-20%. Mặc dù đang tạo ra gần 200.000 việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, hàng năm có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp ngành bia vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Khó khăn nhất với ngành bia từ đầu năm 2020 là Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ cuối năm 2019. Việc xử phạt nặng người có nồng độ cồn trong máu và hơi thở, điều khiển các phương tiện tham gia giao thông, khiến sản xuất bia bị ảnh hưởng.
Tiếp đến, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, có hiệu lực từ 1/1/2020, có các biện pháp để giảm tiêu thụ rượu bia.
"Cú sốc" lớn tiếp theo đối với ngành bia khi Đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ hồi cuối tháng 3/2020 đã ảnh hưởng rất lớn, khiến việc tiêu thụ bia của người Việt bị "đóng băng" do yêu cầu phải giãn cách xã hội. Chưa bao giờ, ngành bia rượu lại gặp khó khăn dồn dập như thế.

"Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhu cầu bia bị ảnh hưởng tiêu cực hơn cả bởi Covid-19 trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2020, tương ứng giảm -3,6%/ -22,9%/ -11,9% so với cùng kì trong quý 1, 2 và 3/2020. Tổng tiêu thụ hàng FMCG giảm -7,5% so cùng kỳ trong 9 tháng 2020", báo cáo thị trường của Nielsen đánh giá.
Báo cáo về ngành bia rượu của SSI Research nhận định, quý 2 là quý tệ nhất của ngành bia do giãn cách xã hội trên toàn quốc. Các cơ sở dịch vụ đồ uống - được xếp vào nhóm "dịch vụ không thiết yếu" phải đóng cửa trong thời gian dài hơn các ngành kinh doanh khác (giữa tháng 3 đến đầu tháng 6). Yêu cầu đóng cửa các cơ sở dịch vụ đồ uống vẫn áp dụng tại những khu vực có nguy cơ cao vào thời gian sau đó. Đối với Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB), quý 1 là quý tệ nhất về doanh thu và lợi nhuận, do công ty không đẩy mạnh hàng hóa vào kênh bán hàng trong quý này.

Dự báo đến năm 2022 mới có thể hồi phục như trước Covid-19
Nhìn chung, ngành bia rất nhạy cảm với đại dịch. Nếu năm 2019, kênh phân phối tiêu dùng tại chỗ (on premise) chiếm khoảng 70% tổng lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam; thì sang năm 2020, kênh này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giãn cách xã hội. Đà phục hồi sẽ tiếp tục, nhưng nhu cầu dự báo sẽ chỉ trở lại mức trước Covid-19 vào năm 2022 mà không phải 2021, SSI Research cho biết.
Dù rằng, Việt Nam đã xử lý rất tốt các đợt bùng phát Covid-19, hỗ trợ ngành dịch vụ ăn uống và giải trí đã được cải thiện và bắt đầu quay trở lại. Nhưng, vẫn cần nhiều thời gian hơn để hồi phục về mức trước Covid. Xu hướng khách ghé thăm nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, công viên giải trí, bảo tàng, v.v. vẫn còn yếu, giảm 10% so với mức cơ sở, theo báo cáo tháng 12/2020 của Google. Việc thiếu vắng khách quốc tế cũng góp phần khiến lượng tiêu thụ bia giảm. Theo GSO, chi tiêu của khách du lịch nước ngoài chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ năm 2019.
Thứ hai, liên quan đến việc thi hành Nghị định 100, giới quan sát nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng điều chỉnh thói quen uống rượu của họ, đặc biệt là ở các thành phố lớn (nơi tài xế thường xuyên được kiểm tra nồng độ khí thở). Người tiêu dùng đã dần quen với việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (taxi, dịch vụ gọi xe). Tác động của Nghị định 100 có thể sẽ giảm dần khi người tiêu dùng bắt đầu tự giác chấp hành các quy định vì sự an toàn của chính họ.
Về các yếu tố tích cực cho ngành bia trong năm 2021, các chuyên gia và công ty nghiên cứu thị trường cho rằng, kênh phân phối mua về nhà (off-premise) dần trở nên quan trọng hơn. Các công ty bia đã bắt đầu tập trung hơn vào kênh offpremise và kênh thương mại hiện đại.
Thêm vào đó, việc phát triển sản phẩm vẫn là yếu tố cạnh tranh quyết định. Vì người tiêu dùng luôn muốn thử các sản phẩm mới, đặc biệt là những người trẻ, nên việc ra mắt sản phẩm mới thành công sẽ rất quan trọng đối với các nhà sản xuất bia để đạt mức tăng trưởng cao hơn toàn ngành.
"Trong dài hạn, loại đồ uống lên men từ trái cây (cider/perry) ước tính ngày càng trở nên phổ biến hơn (mặc dù giá cao), với tỷ lệ CAGR về sản lượng tiêu thụ ước tính là 8% trong giai đoạn 2019-2024, cao hơn bia, rượu mạnh hoặc rượu vang", theo ước tính của Euromonitor.
Cạnh tranh ngày càng gay gắt đang diễn ra trong ngành. Bất chấp đại dịch, các thương hiệu bia vẫn hoạt động tích cực vào năm 2020 bằng cách tung ra một số sản phẩm mới. Heineken giới thiệu Heineken 0.0 tại thị trường Việt Nam, như một phản ứng nhanh đối với Nghị định 100.
Các công ty bia đã đẩy mạnh sự hiện diện ở tất cả các phân khúc, SSI Research ghi nhận. Trong đó, SAB xuất hiện ở phân khúc cận cao cấp với Saigon Chill (vào tháng 10/2020) và Lạc Việt (phân khúc tiết kiệm, vào tháng 6), trong khi Đại Việt được Heineken giới thiệu vào tháng 4 để cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ hơn. Theo Euromonitor, hai công ty lớn nhất là Sabeco và Heineken tiếp tục giành thêm thị phần trong những năm gần đây, trong đó Heineken dường như gia tăng thị phần nhanh hơn.
Lyly
Tin liên quan
#Heineken

Heineken đã hoàn thành dự án bảo tồn nước tại Lai Châu
Heineken Việt Nam đã phối hợp với UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) tổ chức buổi lễ bàn giao các dự án bảo tồn nguồn nước tại các xã Hồ Thầu và Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Bảo vệ môi trường bằng những bức tranh sinh động vẽ trên mặt nắp cống
Nhằm kêu gọi cộng đồng bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, 100 nắp cống trên các tuyến đường thuộc trung tâm Tp. HCM đã được trang trí bằng những bức ảnh sinh động vẽ trên mặt nắp cống.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính và hạ tầng kỹ thuật số
Đó là thông tin được đề cập trong báo cáo "Triển vọng việc làm và xã hội năm 2021" mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố.
Jing Dong đăng ký xe tự lái, Trung Quốc sắp có xe giao hàng tự động?
JD. com đăng ký nhãn hiệu xe tự động. Trong tương lai, ngành chuyển phát nhanh có thể giao hàng bằng xe không người lái.
Vietnam Airlines đề xuất được vận chuyển vaccine Covid-19
Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa đề xuất với cơ quan y tế đã sẵn sàng các nguồn lực cần thiết để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của vận chuyển vaccine.
6 thách thức điển hình đối với doanh nghiệp nhỏ thời dịch bệnh
Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch COVID 19 khiến các doanh nghiệp nhỏ trên khắp thế giới khó khăn chồng chất khó khăn.
Hà Tĩnh yêu cầu Công ty 484 trả lại đất Dự án trạm trộn bê-tông nhựa
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh vừa từ chối đề xuất gia hạn thời gian thuê đất đối với Dự án Xây dựng trạm trộn bê tông nhựa tại phường Đậu Liêu, TX. Hồng Lĩnh và yêu cầu chủ đầu tư là Công ty CP 484 (Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh) di dời tài sản để trả lại đất.
Sản xuất tinh gọn thời bệnh dịch
Sản xuất tinh gọn hay còn gọi là sản xuất tiết kiệm được xây dựng trên tiền đề giảm lãng phí, loại bỏ dư thừa và vận hành chính xác là chìa khóa để thành công trên thị trường.
Tại sao những nhà sáng tạo trên mạng xã hội sẵn sàng lãnh đạo thế giới
Trải qua bề dày lịch sử kể từ lần hình thành đầu tiên những năm 1990, truyền thông xã hội cho đến nay đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định. Trong đó, những cá nhân, tổ chức ưu tú của nhóm này đang từng bước thay đổi thế giới.
Doanh nghiệp ngành thép liên tục gặp 'nạn' tại các thị trường xuất khẩu
Trước các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thép được kỳ vọng có thêm điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
Nhiều nhân sự cấp cao được bổ nhiệm tại doanh nghiệp lớn
Đầu năm 2021, nhiều doanh nghiệp lớn đã thay đổi dàn nhân sự lãnh đạo cấp cao. Một loạt quyết định nhân sự của nhiều doanh nghiệp lớn xuất phát từ nhu cầu làm mới chính mình, hay việc chuyển giao thế hệ đã được hoạch định từ trước.
Cuộc chiến nghìn đô tìm kiếm nhân tài ngành AI
Lời hứa về sức mạnh của AI đã dẫn đến một cuộc chiến tranh giành nhân tài điên cuồng.