Thứ ba 01/07/2025 11:52
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Lý do đằng sau những hạn chế đầu tư và xuất khẩu chip của Mỹ với Trung Quốc

13/08/2023 20:53
Các lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ nhắm đến Trung Quốc mà Mỹ thực hiện thời gian qua là một trong những nước đi nguy hiểm đối với lĩnh vực bán dẫn Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Người đứng đầu một trong những nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc tin rằng các hạn chế đầu tư và xuất khẩu leo ​​thang của Washington đang phản ánh mục tiêu thực sự của Mỹ - giữ cho công nghệ sản xuất chip của Trung Quốc đi sau ngành công nghệ tiên tiến ít nhất 5 thế hệ.

Gerald Yin Zhiyao, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty Advanced Micro-Fabrication Equipment Inc China (AMEC) đã đưa ra nhận xét này tại Hội nghị thường niên về thiết bị bán dẫn Trung Quốc mới đây ở Vô Tích, một thành phố gần Thượng Hải ở miền đông Trung Quốc. Ông đề cập đến các hạn chế xuất khẩu của Hoa Kỳ được áp đặt vào tháng 10 năm ngoái, diễn ra trước một đợt leo thang khác trong tuần này khi chính quyền Biden tiết lộ kế hoạch hạn chế đầu tư vào Trung Quốc trong các lĩnh vực nhạy cảm bao gồm cả chip bán dẫn.

“Các quy tắc tháng 10 đã thực sự phơi bày ý định thực sự của Hoa Kỳ, nhằm mục đích hạn chế việc sản xuất chip của Trung Quốc trên tiến trình 28 nanomet, kém ít nhất năm thế hệ so với lợi thế dẫn đầu toàn cầu từ 3nm đến 14nm”, Yin chia sẻ trong cuộc phỏng vấn tại Hội nghị. "Chúng tôi không thể chấp nhận điều này", ông nói thêm.

Gerald Yin Zhiyao, Chủ tịch kiêm CEO của AMEC
Gerald Yin Zhiyao, Chủ tịch kiêm CEO của AMEC.

Theo ông Zhiyao, các lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ nhắm đến Trung Quốc mà Mỹ thực hiện thời gian qua, trong đó có lệnh hành pháp được Tổng thống Joe Biden ký ngày 9/8, là một trong những nước đi nguy hiểm đối với lĩnh vực bán dẫn Trung Quốc.

Ông Zhiyao, với hơn 20 năm kinh nghiệm sản xuất chip và từng làm việc cho Applied Materials - tập đoàn Mỹ chuyên cung cấp thiết bị, dịch vụ và phần mềm để sản xuất bán dẫn, thừa nhận Trung Quốc còn phụ thuộc Mỹ và điều này khó thay đổi trong tương lai gần. Ông ví dụ, việc mua thiết bị bán dẫn từ các công ty Trung Quốc chỉ chiếm 15%, trong khi 85% máy móc còn lại đến từ Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản.

"Đó là lý do Mỹ cần Nhật Bản và Hà Lan cùng tham gia hạn chế sự phát triển của chúng tôi", ông nói.

Theo các chuyên gia trong ngành tham dự hội nghị, các hãng cung cấp thiết bị bán dẫn Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các công ty cùng ngành trên toàn cầu về cả thị phần và mức độ tinh vi của công nghệ. Các nhà cung cấp thiết bị sản xuất bán dẫn Trung Quốc hầu như không có sự hiện diện trên thế giới trong một số phân khúc, chẳng hạn in thạch bản. Bắt kịp những lĩnh vực này là cuộc chiến khó khăn với các công ty Trung Quốc trong môi trường địa chính trị ngày càng tồi tệ, đang vắt kiệt nguồn vốn và hợp tác công nghệ từ nước ngoài.

Li Jinxiang, Phó tổng thư ký China Electronic Production Equipment Industry (Hiệp hội Công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc), nói một số thiết bị của Trung Quốc không đáp ứng được nhu cầu hiệu suất của các nhà máy sản xuất chip.

“Thật lãng phí khi một chiếc máy in thạch bản trị giá 1 tỉ nhân dân tệ (138,7 triệu USD) của ASML phải đợi máy phủ và phát triển đĩa bán dẫn được sản xuất trong nước bắt kịp tốc độ”, Li Jinxiang nói, đề cập đến công ty Hà Lan gần như độc quyền về các máy in thạch bản tiên tiến nhất.

Li Jinxiang giải thích máy in thạch bản của ASML có khả năng xử lý 350 đĩa bán dẫn 12 inch mỗi giờ, trong khi các máy phủ và phát triển đĩa bán dẫn do Trung Quốc sản xuất không thể đạt được tốc độ đó.

Máy phủ và phát triển đĩa bán dẫn này có vai trò quan trọng trong các quy trình sản xuất chip, đảm bảo rằng các bước chế tạo và tạo mẫu trên đĩa bán dẫn được thực hiện chính xác và hiệu quả.

Trong khi đó, ông Zhiyao cũng cho rằng Trung Quốc có thể phát triển thành công các thiết bị đúc chip có khả năng cạnh tranh với sản phẩm toàn cầu vài năm tới, khi nhiều chuyên gia Trung Quốc được đào tạo ở Mỹ đang trở về nước. "Khi đó, sử dụng thiết bị sản xuất chip để kìm hãm sự tiến bộ của Trung Quốc sẽ không còn mang lại kết quả tốt", ông cho hay.

Lệnh hành pháp do ông Biden ký ngày 9/8 sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Trong thời gian này, Nhà Trắng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp trong nước thông báo cho chính phủ về khoản đầu tư vào Trung Quốc ở ba lĩnh vực gồm chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Theo Reuters, động thái trên sẽ khiến nhiều doanh nghiệp chọn đứng ngoài cuộc vì lo sợ các biện pháp cứng rắn hơn nữa đang đợi ở phía trước. "Một số nhà đầu tư Mỹ chỉ có thể chờ xem quy tắc mới sẽ được thực thi thế nào trước khi đưa ra quyết định", Weiheng Chen của công ty luật Wilson Sonsini nói.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Pan Yuan tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng cách tốt nhất để chống lại các hạn chế của Mỹ là tập trung vào việc cải thiện năng lực công nghệ trong nước.

Thu Hằng (t/h)

Tin bài khác
AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

Ông Marc Benioff - CEO Salesforce gọi đây là "cuộc cách mạng lao động kỹ thuật số", nơi AI không còn là công cụ, mà trở thành một phần chính thức trong lực lượng lao động.
Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Luật Khoa học và Đổi mới sáng tạo 2025 chính thức được thông qua, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng, khuyến khích mạo hiểm, khoán chi linh hoạt và miễn trừ trách nhiệm khi chấp nhận rủi ro.
Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge gây chú ý với thiết kế siêu mỏng 5,8 mm nhưng giảm giá mạnh sau 1 tháng, làm dấy lên nhiều lo ngại về chiến lược của Samsung.
Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

CEO Microsoft nhận định, việc triển khai AI không khó bằng thay đổi cách con người làm việc, yếu tố then chốt quyết định hiệu quả ứng dụng công nghệ mới.
Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

OpenAI cảnh báo về sự trỗi dậy của Zhipu AI, “kỳ lân trí tuệ nhân tạo” Trung Quốc đang mở rộng ra Đông Nam Á và có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Bắc Kinh.
TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

Luật Thương mại điện tử sửa đổi siết chặt hoạt động bán hàng online, yêu cầu minh bạch thông tin, kiểm soát livestream và xử lý vi phạm của KOL, nền tảng.
Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Lễ hội mua sắm 618 đã giúp Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng nhờ AI và trợ cấp, song vẫn đối mặt thách thức giảm phát, bất động sản trì trệ và việc làm bấp bênh.
Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

TikTok vượt qua nguy cơ bị cấm tại Mỹ, mở rộng thương mại điện tử, định hình hệ sinh thái tiêu dùng, hướng đến trở thành siêu ứng dụng toàn cầu.
Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung có thể công bố mô hình tính phí Galaxy AI tại sự kiện Unpacked tháng 7, khi thời hạn miễn phí dịch vụ này sắp kết thúc vào cuối năm 2025.
Sinh viên trường quốc tế làm loạt game thần tốc chỉ trong 48 giờ

Sinh viên trường quốc tế làm loạt game thần tốc chỉ trong 48 giờ

Các sản phẩm game do sinh viên Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) phát triển trong chuỗi sự kiện thường niên Game Jam và Games Nexus đã thu hút sự chú ý đặc biệt với chất lượng hoàn thiện vượt mong đợi.
Galaxy Z Fold7, Flip7 và G Fold sẽ lộ diện tại Unpacked 2025 vào ngày 9/7

Galaxy Z Fold7, Flip7 và G Fold sẽ lộ diện tại Unpacked 2025 vào ngày 9/7

Samsung sẽ tổ chức Galaxy Unpacked 2025 vào ngày 9/7, ra mắt Z Fold7, Z Flip7, Flip7 FE và Galaxy G Fold cùng hệ sinh thái Galaxy AI thế hệ mới.
Sau TikTok và DeepSeek, WhatsApp bị cấm khỏi thiết bị chính phủ Mỹ

Sau TikTok và DeepSeek, WhatsApp bị cấm khỏi thiết bị chính phủ Mỹ

Hạ viện Mỹ vừa ban hành lệnh cấm WhatsApp vì lo ngại bảo mật, tiếp nối TikTok và DeepSeek. Trong khi Meta phản đối, giới chức Mỹ khuyến nghị dùng ứng dụng thay thế.
iPhone 17 Pro sẽ có thêm một số nâng cấp đặc biệt

iPhone 17 Pro sẽ có thêm một số nâng cấp đặc biệt

iPhone 17 Pro và Pro Max hứa hẹn nâng cấp lớn với tản nhiệt buồng hơi, RAM 12GB, camera 24MP và thiết kế nhẹ hơn, dự kiến ra mắt mùa thu 2025.
Mỹ có thể thu hồi đặc quyền chip với Samsung, SK Hynix, TSMC tại Trung Quốc

Mỹ có thể thu hồi đặc quyền chip với Samsung, SK Hynix, TSMC tại Trung Quốc

Mỹ cân nhắc siết công nghệ chip với Samsung, SK Hynix và TSMC tại Trung Quốc, gây lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng và giá chip toàn cầu tăng cao.
Tesla âm thầm thử nghiệm taxi tự lái ở Texas, giá chỉ 4,2 USD mỗi chuyến

Tesla âm thầm thử nghiệm taxi tự lái ở Texas, giá chỉ 4,2 USD mỗi chuyến

Tesla bắt đầu thử nghiệm taxi tự lái tại Texas với giá 4,2 USD/chuyến, đồng thời công bố dự án nhà máy pin Megapack lớn nhất Trung Quốc.
Mua vps windows vn nhanh