Thứ sáu 18/10/2024 12:21
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Lợi nhuận nghìn tỷ của ngân hàng tăng từ đâu?

14/01/2021 06:00
Trong bối cảnh thị trường và nền kinh tế còn nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều người đặt nghi vấn về sự tăng trưởng đột biến của lợi nhuận ngành ngân hàng.
aa

Lợi nhuận nghìn tỷ

Đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng (NH) thương mại trên cả nước đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận tiếp tục khả quan, thậm chí tăng đột biến.

Trong 4 NH thương mại có vốn nhà nước, ngoại trừ BIDV công bố lợi nhuận giảm thì các NH khác đều giữ được "phong độ". Cụ thể, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 23.068 tỉ đồng lợi nhuận, tương đương năm ngoái và dẫn đầu hệ thống NH; NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đạt gần 13.000 tỉ đồng lợi nhuận, hoàn thành kế hoạch NH Nhà nước giao.

Gây bất ngờ nhất là NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với tổng lợi nhuận riêng lẻ trước thuế lên tới 16.450 tỉ đồng, tăng trưởng 43,5% so với năm 2019, đứng thứ hai trong toàn hệ thống. Đáng chú ý, lợi nhuận của VietinBank vẫn tăng mạnh dù năm qua NH đã cắt giảm đến gần 5.000 tỉ đồng lợi nhuận từ việc giảm lãi vay, phí... để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank, bên cạnh tín dụng, yếu tố giúp NH tăng sốc về lợi nhuận là thu nhập ngoài lãi tăng 35,2% so với năm 2019.

Trong khi đó, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.017 tỉ đồng, vượt kế hoạch tài chính NH Nhà nước giao nhưng lại giảm 16% so với năm trước. Nguyên nhân là do NH đã chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỉ đồng để thực hiện cơ cấu nợ, hạ lãi suất và miễn giảm lãi, phí để hỗ trợ DN và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tăng trưởng lợi nhuận còn ghi nhận mức cao hơn ở nhóm ngân hàng tư nhân. Trong đó, MBBank cho biết lợi nhuận toàn nhà băng năm vừa qua đạt 10.688 tỷ, tăng gần 7% so với năm trước và vượt 19% kế hoạch cả năm.

Tương tự, MSB ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 đạt 2.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch đặt ra và tăng gần gấp đôi so với năm liền trước; TPBank cũng ước tính lãi trước thuế hơn 4.300 tỷ, tăng 11% và vượt 8% kế hoạch đề ra.

Trước đó, ACB cũng báo lãi trước thuế hơn 8.700 tỷ chỉ sau 11 tháng từ đầu năm 2020, vượt 14% kế hoạch và tăng 16% so với cả năm 2019; VIB sau 10 tháng thu về hơn 4.570 tỷ lợi nhuận, vượt kế hoạch cả năm…

Lãi lớn nhờ đâu?

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết lý do ngân hàng có thể duy trì được mức lợi nhuận tỷ USD năm vừa qua, trước hết phải nhờ vào tăng trưởng tín dụng khả quan những tháng cuối năm.

Theo đó, tại thời điểm tháng 5/2020, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank mới đạt 3% so với năm 2019. Thậm chí, đây là ngân hàng duy nhất trong khối quốc doanh ghi nhận tăng trưởng tín dụng dương tại thời điểm đó. Ngược lại, cả BIDV, VieitnBank và Agribank đều có tăng trưởng tín dụng âm do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Nhiều ngân hàng thương mại ghi nhận mức lợi nhuận năm 2020 tăng.
Nhiều ngân hàng thương mại ghi nhận mức lợi nhuận năm 2020 tăng.

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khi đó cũng mới đạt 2,13%, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây và chưa bằng một nửa so với cùng kỳ 2019.

Tuy nhiên, tín dụng bắt đầu ghi nhận xu hướng tăng nhanh từ quý III/2020, khi dịch bệnh dần được khống chế trong nước và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại.

Đến hết tháng 9/2020, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đã đạt 10% (chạm trần NHNN giao). Như vậy, chỉ trong 4 tháng, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đã đạt hơn 7%, tương đương 1,75%/tháng, cao gấp gần 3 lần bình quân 5 tháng đầu năm.

Với xu hướng tín dụng tăng nhanh cuối năm, Vietcombank đã được NHNN nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 14% và đến hết năm, tăng trưởng thực tế của ngân hàng này đạt 13,95%. Ước tính, nhà băng này đã cho vay mới hơn 110.000 tỷ ra nền kinh tế năm vừa qua và là tổ chức tín dụng có quy mô cho vay mới cao nhất hệ thống.

Tương tự, 3 ngân hàng quốc doanh còn lại cũng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao dịp cuối năm với BIDV tăng 8,8%; VietinBank tăng 7,7% và Agribank tăng trên 8% năm 2020.

Tại nhóm ngân hàng tư nhân báo lãi lớn, tăng trưởng tín dụng năm qua cũng cao hơn nhiều so với kỳ vọng đầu năm. Trong đó, MBBank có tăng trưởng tín dụng lên tới 23%; HDBank; TPBank; VPBank; VIB… đều ghi nhận tín dụng tăng trên 20%.

Lãi lớn nhờ bảo hiểm, chứng khoán..

Song song với tín dụng tăng dịp cuối năm, việc mặt bằng lãi suất giảm với xu hướng lãi cho vay giảm chậm hơn lãi huy động là nguyên nhân trực tiếp giúp ngân hàng lãi đậm năm qua nhờ biên lãi thuần cải thiện.

Cụ thể, theo ước tính từ Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh nửa cuối năm 2020, với mức giảm 1,5-3%/năm cho các kỳ hạn. Trong khi đó, lãi suất cho vay giảm nhẹ hơn nhiều, khoảng 0,5-1%/năm và chủ yếu do yêu cầu giảm từ NHNN nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn sau dịch.

Chính xu hướng giảm lệch pha giữa lãi suất đầu ra và đầu vào này là nguyên nhân giúp biên lãi thuần của các nhà băng cải thiện trong quý III và IV năm 2020.

Báo cáo hoạt động kinh doanh nhóm ngân hàng năm 2020 do FiinGroup tổng hợp cho biết dù chịu tác động từ dịch bệnh nhưng nhóm ngân hàng niêm yết vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hơn 10,2% năm 2020.

Trong đó, với việc lãi suất huy động giữ xu hướng giảm liên tục trong quý IV/2020, NIM (biên lãi ròng) của ngân hàng những tháng cuối năm đều ở mức cao. Điều này cho thấy lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với mức giảm lãi suất huy động trong bối cảnh lãi suất thấp hiện nay.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh, ngành ngân hàng lại có một số thuận lợi nhất định so với các lĩnh vực kinh tế khác.

Trong đó, lợi nhuận ngân hàng tăng một phần vì lãi suất đầu vào đã giảm đáng kể, trong khi lãi suất cho vay không giảm tương xứng giúp biên lợi nhuận ngành cao hơn cả năm trước.

Cùng với đó, nhờ Thông tư 01/NHNN các ngân hàng đã được NHNN cho phép không chuyển nhóm nợ với phần dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, từ đó các ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều như thực tế.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực thì cho rằng, con số lợi nhuận năm 2020 của ngành ngân hàng có thể chưa phản ánh đúng thực chất bức tranh ngành. Nguyên nhân vì trong năm 2020, Thông tư 01 của NHNN đã cho phép hệ thống ngân hàng cơ cấu lại nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ, chưa phải chuyển nhóm do vậy chưa phải trích lập dự phòng rủi ro.

Điều này giúp chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở nhiều ngân hàng thấp hơn dự báo, dẫn tới lợi nhuận tăng.

Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định, Thông tư 01 chỉ đóng góp một phần vào mức tăng lợi nhuận của ngành ngân hàng năm qua. Bên cạnh đó, nội tại các ngân hàng Việt cũng đã có sức chịu đựng tốt hơn các doanh nghiệp khác, qua đó giúp ngành ngân hàng đứng vững trước dịch bệnh.

Đặc biệt, bên cạnh nguồn thu từ tín dụng, các hoạt động ngoài tín dụng (dịch vụ, chứng khoán, ngoại hối, bảo hiểm…) của ngân hàng năm qua cũng ghi nhận tăng trưởng cao giúp bù đắp phần thiếu hụt từ tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Thu nhập từ dịch vụ và bán bảo hiểm tại hầu hết ngân hàng đều tăng trong năm 2020
Thu nhập từ dịch vụ và bán bảo hiểm tại hầu hết ngân hàng đều tăng trong năm 2020.

Công ty Chứng khoán SSI cho biết ngoài tín dụng, nguyên nhân giúp lợi nhuận của nhiều ngân hàng duy trì ở mức cao năm qua là do thu ngoài lãi tăng mạnh, nhất là thu nhập từ phí và hoa hồng bán bảo hiểm.

Riêng tại nhóm ngân hàng quốc doanh, năm vừa qua còn ghi nhận mức lợi nhuận ngoại hối lớn do nguồn ngoại tệ dồi dào và tỷ suất lợi nhuận cao vì giá chào mua cao hơn của NHNN.

Trong năm 2021, Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng, lợi nhuận của ngành ngân hàng khó có thể duy trì mức tăng trưởng 20-25% như những năm trước đó, mà chỉ có thể tăng ở mức thấp như năm 2020 là 8-10%.

Nguyên nhân đến từ việc NHNN và Bộ Tài chính đang xem xét sửa đổi Thông tư 01 theo hướng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng với dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo lộ trình 3 năm. Do đó, 2021 sẽ là năm lợi nhuận của hệ thống ngân hàng được phản ánh đúng hơn trước tác động của dịch bệnh.

Cổ phiếu "vua" tăng giá

Theo báo cáo của các công ty chứng khoán, tính đến hết năm 2020, nhóm cổ phiếu NH đã tăng 27,6% so với đầu năm và tăng 73,9% so với mức đáy vào tháng 3, vượt xa mức tăng của VN-Index lần lượt là 13% và 6%.

Cụ thể, trong nhóm 24 mã cổ phiếu NH có đến 21 mã tăng, chỉ 3 mã giảm. Trong đó, SHB tăng mạnh nhất ngành, từ 5.350 đồng/cổ phiếu vọt lên 17.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỉ suất sinh lời gần 218%. Kế đến, cổ phiếu VIB tăng mạnh từ đầu tháng 8-2020, nhảy từ 15.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 32.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 125% so cuối năm 2019. Mã LPB cũng nằm trong danh sách tốp 3 cổ phiếu NH tăng mạnh nhất năm 2020. LPB khởi đầu chỉ hơn 6.300 đồng/cổ phiếu, sau đó liên tục tăng và đạt mức 12.400 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2020. Ngoài ra, các mã NH trụ cột tại sàn HoSE như VCB, BID, CTG, VPB, STB... đều tăng mạnh từ 50%-70% trong năm qua.

Các chuyên gia cho rằng ngành NH là hàn thử biểu cho nền kinh tế, khi Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực nền kinh tế, giá cổ phiếu NH bị tác động đầu tiên. Đến khi dịch bệnh dần được kiểm soát, niềm tin bắt đầu hồi phục, cộng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu "vua" tăng mạnh. Đặc biệt, các quỹ đầu tư theo chỉ số (ETF) nội cũng đã đổ một lượng lớn tiền vào rổ chỉ số, nơi mà nhóm phiếu NH chiếm tỉ trọng cao, cũng là nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu NH tăng vọt.

TH

Tin bài khác
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 18/10/2024: Ca cao phục hồi, cà phê giảm, đường tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 18/10/2024: Ca cao phục hồi, cà phê giảm, đường tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 18/10/2024 ghi nhận giá ca cao phục hồi; cà phê tiếp tục giảm; đường thô tăng trưởng nhẹ sau áp lực từ sản xuất toàn cầu.
Thị trường nhóm nông sản 18/10/2024: Lúa mì, ngô và đậu tương đều có biến động

Thị trường nhóm nông sản 18/10/2024: Lúa mì, ngô và đậu tương đều có biến động

Thị trường nhóm nông sản hôm nay ghi nhận giá ngô tương lai tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu mạnh, trong khi lúa mì biến động nhẹ; đậu tương phục hồi sau đợt giảm.
Giá bạc hôm nay 18/10/2024: Giá bạc trong nước mua vào - bán ra tăng giảm trái chiều

Giá bạc hôm nay 18/10/2024: Giá bạc trong nước mua vào - bán ra tăng giảm trái chiều

Giá bạc hôm nay 18/10 tại thị trường trong nước, giá bạc 99.99 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cùng tăng 3.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 1.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Giá vàng hôm nay 18/10: Vàng nhẫn 9999 tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 18/10: Vàng nhẫn 9999 tiếp đà tăng mạnh

Ghi nhận giá vàng hôm nay 18/10/2024, giá vàng nhẫn 9999 và nữ trang lại tăng mạnh thêm 300 nghìn đồng/lượng (tùy loại) so với hôm qua, đưa vàng nhẫn lập đỉnh.
Giá cao su hôm nay 18/10/2024: Giá cao su tại sàn London và Thượng Hải tăng - giảm trái chiều

Giá cao su hôm nay 18/10/2024: Giá cao su tại sàn London và Thượng Hải tăng - giảm trái chiều

Giá cao su hôm nay 18/10 trên thế giới, giá cao su tại sàn giao dịch London giảm. Ngược lại, tại sàn Thượng Hải, giá cao su bật tăng 2,11 %, ở mức 16.920 NDT/tấn tại kỳ giao tháng 11/2024.
Giá sầu riêng hôm nay 18/10: Giá cả ổn định, lợi nhuận cao

Giá sầu riêng hôm nay 18/10: Giá cả ổn định, lợi nhuận cao

Giá sầu riêng hôm nay 18/10, sầu riêng Ri6 tập trung nhiều ở khu vực miền Tây, sầu riêng Thái loại A tại Tây Nguyên tiếp tục giữ mức giá cao nhất, sầu riêng Thái loại B giá tăng mạnh.
Giá heo hơi hôm nay 18/10/2024: Giá thu mua heo hơi cao nhất ở mức 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 18/10/2024: Giá thu mua heo hơi cao nhất ở mức 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 18/10, sau chuỗi ngày giảm liên tiếp, giá thu mua heo hơi trên cả nước hiện chững giá so với phiên hôm qua, dao động trong khoảng 62.000 - 65.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay 18/10/2024: Giá hồ tiêu trong nước giảm nhẹ ở khu vực Tây Nguyên

Giá hồ tiêu hôm nay 18/10/2024: Giá hồ tiêu trong nước giảm nhẹ ở khu vực Tây Nguyên

Giá hồ tiêu hôm nay trong nước ổn định nhưng ghi nhận giảm nhẹ tại một số khu vực Tây Nguyên, trong khi giá tiêu thế giới tiếp tục tăng nhẹ.
Giá xăng dầu hôm nay 18/10/2024: Giá dầu thế giới tăng trở lại

Giá xăng dầu hôm nay 18/10/2024: Giá dầu thế giới tăng trở lại

Giá xăng dầu hôm nay với giá dầu WTI hôm nay đạt 70,86 USD/thùng, trong khi dầu Brent là 74,45 USD/thùng, ghi nhận sự phục hồi nhẹ sau thời gian giảm sâu.
Giá lúa gạo hôm nay 18/10/2024: Giá gạo duy trì đà giảm từ 100 - 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 18/10/2024: Giá gạo duy trì đà giảm từ 100 - 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 18/10, ghi nhận thị trường trong nước duy trì đà giảm từ 100 - 200 đồng/kg với mặt hàng gạo. Giá lúa hôm nay ổn định.
Giá cà phê hôm nay 18/10/2024: Cà phê trong nước tiếp đà giảm 500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 18/10/2024: Cà phê trong nước tiếp đà giảm 500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 18/10 tại thị trường trong nước tiếp đà giảm 500 đồng/kg, hiện thu mua cà phê dao động ở mức 113.100 - 113.500 đồng/kg.
Tỷ giá USD hôm nay 18/10/2024: Đồng USD trong nước và thế giới duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 18/10/2024: Đồng USD trong nước và thế giới duy trì đà tăng

Sáng 18/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 12 đồng, hiện ở mức 24.199 đồng.
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép, doanh nghiệp ảnh hưởng ra sao?

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép, doanh nghiệp ảnh hưởng ra sao?

Biện pháp cấm nhập khẩu sản phẩm sắt thép nằm trong khuôn khổ chính sách chung của Algeria nhằm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 17/10/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 17/10/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm với xăng E5 RON 92 và RON 95 lần lượt 110 và 100 đồng/lít, áp dụng từ 15h.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 17/10/2024: Giá ca cao và đường biến động

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 17/10/2024: Giá ca cao và đường biến động

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 17/10/2024 ghi nhận giá ca cao tăng rồi giảm; giá đường thô giảm do đồng Real yếu; cà phê arabica tăng nhẹ nhờ mưa