Linh hoạt nắm bắt nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản
- Doanh nghiệp
- 10:49 05/03/2021
DNHN - Lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chọn đầu tư tại Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm thuộc hàng tốt nhất trong khu vực, khiến quy mô nền kinh tế ngày một lớn, mức tiêu dùng của người dân cũng ngày một tăng.
Theo ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm và mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ, khởi nghiệp của Việt Nam để gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ. DN Nhật Bản cũng mong muốn tham gia sử dụng chuỗi cung ứng địa phương để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, nhưng các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu cao của nhiều đối tác Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các công ty Nhật Bản đang muốn chuyển đến Việt Nam trong lĩnh vực thiết bị y tế, bên cạnh các lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, điện thoại và linh kiện, điều hòa không khí.

Điều đáng lưu ý trong khảo sát của JETRO là số DN đánh giá chi phí nhân công rẻ là lợi thế đã giảm so với năm ngoái. Trưởng đại diện JETRO cũng nhận định, chi phí nhân công tăng, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp là những vấn đề mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang xem là thách thức. Tốc độ tăng tiền lương có chậm lại so với trước đây nhưng vẫn ở mức cao.
Bên cạnh đó, lợi thế về chi phí thấp (chi phí thu mua, chi phí lao động) cũng không còn là điểm hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản khi có ý định mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Quản lý Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam cần hóa giải những thách thức, điểm nghẽn trong thu hút FDI chất lượng và linh hoạt với các thay đổi nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Giải pháp đưa ra là cần rà soát các dự án chậm triển khai, hoạt động không hiệu quả để thu hồi, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới; Triển khai đào tạo lao động trong các ngành nghề chất lượng cao, như kỹ thuật số, công nghệ thông tin, ứng dụng tin học, điện tử - viễn thông, cơ khí - chế tạo; Ban hành nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể. Có tới 52,8% doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ là 30,1%. Mặc dù vậy, so với các quốc gia trong khu vực, tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị suy giảm lợi nhuận vẫn ở chuẩn cao. Ngoài ra, tỷ lệ các doanh nghiệp dự báo có lãi là 49,6% và 20,3% doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh cân bằng.
Cùng với đó, trong xu thế dịch chuyển đầu tư, Việt Nam hiện đang là điểm đến được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm. Có tới 50% doanh nghiệp đánh giá cao lợi thế thị trường của Việt Nam, 46,8% doanh nghiệp Nhật Bản đã có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam cho 1 đến 2 năm tới, dù tỷ lệ mở rộng thấp hơn so với năm 2019, nhưng cao thứ 4 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trưởng đại diện JETRO tại TPHCM nhận xét, Chính phủ Việt Nam đã rất năng động và chủ động tham gia các FTA, và các công ty Nhật tại Việt Nam đang tranh thủ tận dụng tối đa cơ hội này, như nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường ASEAN hay các thị trường đã có FTA từ các nước lân cận để sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Đồng thời đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tăng tốc cải thiện khả năng cạnh tranh của mình.
"Tôi nghĩ với việc nền kinh tế Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu thông qua các FTA thì cả doanh nghiệp Nhật bản và Việt Nam đều đang hưởng lợi từ những điều này", ông Hirai Shinji nói.
Ông cũng cho biết rất ấn tượng với sự năng động của lãnh đạo địa phương trong việc tìm cách thu hút nguồn vốn nước ngoài và cạnh tranh nhau bằng cách lập ra chỉ số cạnh tranh tỉnh (PCI). Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và nhiều nhà đầu tư đánh giá công nhân Việt Nam có khả năng hợp tác làm việc tốt và các chính sách của Chính phủ cũng đang ủng hộ thu hút đầu tư FDI.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: "Muốn đón nhận làn sóng đầu tư, cần 1 đội ngũ lao động có tay nghề kĩ năng. Việt Nam mặc dù lao động đông nhưng trình độ tại các ngành có kĩ năng cao chưa đáp ứng được. Chúng ta cần các chương trình cấp tập nâng cao tay nghề người lao động với sự hợp tác của các tập đoàn quốc tế để đón sóng đầu tư mới".
Bên cạnh đó, để tạo môi trường kinh doanh thân thiện với vốn nước ngoài, nhiều thể chế, thủ tục kinh doanh cũng cần phải được tiếp tục cắt giảm. Phát triển khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng logistic cũng cần xác định trọng tâm.
Với đối tác kinh doanh quốc tế nào, chữ "Tín" cũng quan trọng nhưng theo PGS, TS. Vũ Hoàng Nam, Giảng viên Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Ngoại thương, người đã có kinh nghiệm 15 năm nghiên cứu và làm việc với Nhật Bản, xây dựng niềm tin với người Nhật sẽ cần nhiều thời gian hơn.
PGS, TS. Vũ Hoàng Nam cho biết: "Một số doanh nghiệp Việt Nam làm tốt đã trở thành nhà cung cấp linh phụ kiện nhưng vẫn có những doanh nghiệp chưa đủ kiên nhẫn xây dựng lòng tin với doanh nghiệp Nhật Bản. Việc xây dựng niềm tin, chữ Tín mất rất nhiều thời gian với họ, không làm được, Việt Nam lại đón 1 làn sóng đầu tư mà không tận dụng hết để phát triển bền vững".
An Nguyên
Tin liên quan
- Startup giao hàng tạp hóa đã huy động được 14,5 triệu đô la nhờ khắc phục điểm yếu của Instacart
- Dhanin Chearavanont : “Cách duy nhất để thành công khi tiếp quản một công ty chính là không ngừng tạo nên những mối làm ăn mới”
- Lần đầu tiên, Việt Nam thực nghiệm phẫu thuật nội soi khớp háng bằng công nghệ 3D
- Đường sắt kêu khó lên Thủ tướng, Bộ GTVT nói gì?
#FDI

Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các Doanh nghiệp FDI
Các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh, kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt.

Việt Nam liên tục cải thiện môi trường đầu tư
Hiện có 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng đầu với tổng vốn đăng ký 71,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ 2 với 62,5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, môi trường đầu tư Việt Nam luôn được cải thiện để tiếp tục thu hút đầu tư.

Nhiều tỉnh phía Nam chuẩn bị quỹ đất đón sóng đầu tư
Nhiều địa phương phía Nam đang chạy đua mở rộng, thành lập thêm khu công nghiệp mới để đón sóng đầu tư, đồng thời mạnh tay với các dự án khu, cụm công nghiệp chậm triển khai.

Diễn đàn FDI Việt Nam thường niên 2021 sẽ diễn ra ngaỳ 23/04
Diễn đàn FDI Việt Nam thường niên 2021 sẽ diễn ra tại Hà Nội. Đây là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 20 năm Chương trình vinh danh các doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại Việt Nam.

Thành phố Hải Phòng: 2 tháng thu hút đầu tư nước ngoài đạt hơn 912 triệu đô la
Trong 2 tháng đầu năm, thành phố Hải Phòng thu hút đầu tư nước ngoài đạt hơn 912 triệu đô la Mỹ, gấp 5,24 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Kiên Giang: Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào 5 lĩnh vực
Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn, tỉnh Kiên Giang xác định lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường phù hợp với tiềm năng, thế mạnh.
Đọc thêm Doanh nghiệp
TH True Milk muốn đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Hòa Bình
Lãnh đạo Công ty TH True Milk đề xuất được đầu tư các tổ hợp dự án nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, đô thị sinh thái thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao tại Tây Ninh
Ngày 17/4, tại Khu công nghiệp Thành Thành Công Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Công ty cổ phần Bel Gà đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk trực tiếp gỡ vướng cho doanh nghiệp bên ly cà phê sáng
Hai tuần một lần, cứ vào sáng thứ 3, quán cà phê doanh nhân - doanh nghiệp tại không gian khởi nghiệp tỉnh Đắk Lắk lại rôm rả tiếng cười.
Thanh Hóa: Phát triển thương hiệu sản phẩm bằng ứng dụng QR code
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn giải pháp dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường.
Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các Doanh nghiệp FDI
Các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh, kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể tạo cho mình những giấc mơ lớn?
"Nếu các doanh nghiệp không tự xây ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê các bạn để xây ước mơ của họ", đó là câu trả lời củaThứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Huy Dũng tại “Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam” và giới thiệu nền tảng họp trực tuyến "Make in Vietnam" eMeeting.
Gas Shipping (GSP) ước lợi nhuận đạt 14 tỷ đồng trong quý I/2021
Công ty Cổ phần Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế (Gas Shipping, mã chứng khoán GSP – sàn HOSE) công bố ước tính kết quả kinh doanh quý I/2021 đạt 14 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch quý.
Doanh nghiệp Vĩnh Phúc đạt giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2020
Giải thưởng chất lượng Quốc gia không chỉ mang giá trị tôn vinh, khích lệ, đồng hành cùng doanh nghiệp mà còn là điểm tựa vững chắc, là uy tín của doanh nghiệp trước xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.
Chuyển đổi số là tiền đề giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực
Với sự góp mặt của các chuyên gia và doanh nghiệp tại diễn đàn “Kinh tế số và Thương mại điện tử” do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức đã trao đổi những cơ hội và giải pháp cho doanh nghiệp chuyển đổi số, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí ( PXT) bị huỷ niêm yết bắt buộc
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (mã PXT-HOSE) do kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục ...