Thứ tư 14/05/2025 00:24
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Liệu khai thác dưới đáy biển có cần thiết cho một cuộc cách mạng xe điện?

29/09/2021 10:55
Các công ty khai thác dưới đáy biển tuyên bố kim loại hiếm cần thiết để cung cấp năng lượng cho công nghệ sạch ngay cả khi những doanh nghiệp chế tạo ô tô điện hàng đầu thế giới ủng hộ lệnh cấm và đi tìm giải pháp thay thế.

Khi các quốc gia cố gắng đáp ứng các mục tiêu nghiêm ngặt về phát thải carbon và các nhà sản xuất xe loại bỏ động cơ đốt trong, thị trường tương lai được dự đoán sẽ sử dụng 145 triệu xe điện trong vòng một thập kỷ tới, tăng mạnh so với 11 triệu xe của năm ngoái. Các loại pin ô tô cùng với pin lưu trữ năng lượng mặt trời, năng lượng gió đã khiến nhu cầu về kim loại tăng vọt, làm tiền đề cho các công ty khai thác đáy biển, theo đuổi cuộc săn lùng kim loại hiếm.

Ước tính sẽ có 145 triệu ô tô điện xuất hiện trên các con đường trong vòng một thập kỷ
Ước tính sẽ có 145 triệu ô tô điện xuất hiện trên các con đường trong vòng một thập kỷ. (Ảnh: CJM Photography)

Hàng nghìn mét dưới bề mặt đại dương là hàng triệu tảng đá dồi dào nguồn cung niken, đồng và coban. Oliver Steeds, người sáng lập và giám đốc điều hành của Nekton, một quỹ nghiên cứu biển sâu cho biết: “Hiện chúng tôi có sẵn công nghệ để khám phá nhiều đại dương hơn trong 10 năm tới so với 10.000 năm trước”. Tại phòng thí nghiệm của Goodwood, nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ chẳng hạn như phương tiện tự động dưới nước hoặc rô bốt để lập bản đồ biển sâu không nhằm mục đích khai thác mà thúc đẩy bảo tồn đại dương. Theo Steeds, những tiến bộ trong công nghệ khai thác và thăm dò đại diện cho “một cơ hội phi thường để tiến bộ nhưng cũng đem đến mối đe dọa cho dù thông qua hình thức khai thác hay quá trình công nghiệp hóa và đánh bắt không kiểm soát”.

Douglas McCauley, giáo sư tại Đại học California, Santa Barbara kiêm giám đốc của Sáng kiến ​​Đại dương Benioff, cho hay tác động tiềm tàng của việc khai thác dưới đáy biển sâu khiến ông trăn trở. Theo McCauley, điện khí hóa các phương tiện là một “con đường tích cực” để giảm lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, ông không cho rằng phải khai thác đại dương để đáp ứng nhu cầu kim loại của năng lượng tái tạo. Ông nói: “Có một số câu hỏi rất quan trọng đang được các nhà khoa học đặt ra về tác động của việc khai thác đại dương. Sẽ tuyệt chủng bao nhiêu loài? Các hệ thống có khả năng phục hồi cực thấp này sẽ mất bao lâu để phục hồi? Sẽ có tác động gì đến khả năng thu giữ carbon của đại dương?”.

Vào tháng 7, các nhà nghiên cứu của Tổ chức Hòa bình xanh đã đưa ra nhiều dự báo về nhu cầu kim loại vào năm 2050, giả định rằng việc sử dụng liên tục pin lithium-ion phụ thuộc coban và niken cho xe điện và lưu trữ, mặc dù các giải pháp thay thế đang được phát triển, bao gồm cả việc Tesla sử dụng pin lithium iron phosphate, loại pin không cần kim loại. Bên cạnh đó, các công ty xe hơi cũng tham gia vào cuộc “nổi dậy”.

Tháng 3, BMW và Volvo cùng với Google và Samsung đã trở thành những công ty toàn cầu đầu tiên kêu gọi về việc tạm hoãn khai thác dưới đáy biển sâu. Theo đó, các công ty cam kết không tìm nguồn cung cấp bất kỳ kim loại nào từ đáy biển, không sử dụng trong chuỗi cung ứng và cũng không tài trợ cho các hoạt động khai thác cho đến khi làm rõ rủi ro và các lựa chọn thay thế không còn đáp ứng. Claudia Becker, chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng bền vững của BMW, chia sẻ bà lo ngại việc khai thác dưới đáy biển sâu có thể gây ra “hậu quả không thể đảo ngược”: “Chúng tôi đi đến kết luận rằng ta đang thiếu hiểu biết về tác động đa dạng sinh học của việc khai thác dưới đáy biển sâu. Chúng tôi muốn gửi một tín hiệu rõ ràng đến ngành công nghiệp rằng, cho đến khi những vấn đề này được giải quyết, khoáng sản từ đáy biển sâu không phải là một lựa chọn cho chúng tôi ”.

Robot lắp ráp ô tô điện trong nhà máy BYD ở Tây An, Thiểm Tây. Trung Quốc hiện là quốc gia tái chế nhiều pin lithium-ion hơn phần còn lại của thế giới cộng lại.
Robot lắp ráp ô tô điện trong nhà máy BYD ở Tây An, Thiểm Tây. Trung Quốc hiện là quốc gia tái chế nhiều pin lithium-ion hơn phần còn lại của thế giới cộng lại.. (Ảnh: Alex Plavevski)

Một trong những giải pháp thay thế đang được khám phá là chế tạo pin bằng cách sử dụng các kim loại có sẵn rộng rãi, thay vì các khoáng chất hiếm và đắt tiền được sử dụng ngày nay. Becker tin rằng việc khai thác dưới đáy biển có thể tránh được bằng cách chuyển sang các kim loại thay thế, ít gây hại hơn hoặc bằng cách thiết kế các loại pin cần ít khoáng chất hơn. Bà trích dẫn BYD (Build Your Dreams) có trụ sở tại Trung Quốc, nhà sản xuất xe điện lớn thứ hai thế giới, đã thông báo trong năm nay sẽ không sử dụng coban trong pin nữa.

Claes Eliasson, phó chủ tịch cấp cao về quan hệ truyền thông của Volvo, nói rằng bộ phận AB Volvo chuyên sản xuất xe tải, xe buýt và thiết bị xây dựng, đang đặt cược vào ba loại phương tiện: điện, hydro và nhiên liệu sinh học. Đồng thời công ty đang hợp tác với Daimler Trucks để sản xuất pin nhiên liệu hydro cho xe đường dài. Ngày càng có nhiều lời kêu gọi tái chế bao gồm thu gom pin cũ từ các bãi rác thải.

Các nhà nghiên cứu đang tìm cách tái chế hàng triệu pin xe điện mà các nhà sản xuất dự kiến ​​sẽ sản xuất trong những thập kỷ tới. Andy Abbott, giáo sư hóa lý tại Đại học Leicester, chỉ ra pin của xe điện (EV) không được thiết kế để tái chế. “Hầu hết các pin EV đều có các tế bào rất nhỏ được đưa vào các mô-đun Để đưa ra một ý tưởng, Tesla Model S có 4.600 tế bào trong đó”. Ông nói, khó khăn ở đây là phải tìm ra một cách hiệu quả về chi phí để tách các tế bào, vốn được định hình lại với nhau bằng keo cứng và có độ độc cao, để tiếp cận các kim loại bên trong. Abbott cho hay: “Một số người đang đề xuất các tế bào không có keo và giúp việc tháo rời dễ dàng hơn. Chúng tôi đang xem xét việc sử dụng robot có thể tháo rời pin”.

Bên cạnh đó, thiết kế sản phẩm “lỗi thời theo kế hoạch” là một trở ngại lớn khác đối với việc tái chế kim loại. Năm 2019, 53,6 triệu tấn rác thải điện tử được tạo ra trên toàn cầu, chỉ 17,4% (9,3 triệu) trong số đó được tái chế. Năm 2018, Trung Quốc bắt đầu giao cho các nhà sản xuất phương tiện chịu trách nhiệm đảm bảo rằng pin được tái chế và quốc gia này hiện tái chế nhiều pin lithium-ion hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại. Năm ngoái, BYD đã ra mắt pin dạng lưỡi, có chức năng lưu trữ các tế bào phẳng ngay bên trong, cho phép tháo bằng tay.

TL (theo The Guardian)

Tin bài khác
Galaxy S25 Edge ra mắt: Smartphone siêu mỏng 5,8mm tích hợp AI toàn diện

Galaxy S25 Edge ra mắt: Smartphone siêu mỏng 5,8mm tích hợp AI toàn diện

Sáng 13/5, Samsung chính thức trình làng Galaxy S25 Edge – mẫu smartphone siêu mỏng nhất từ trước đến nay của hãng, đánh dấu bước tiến mới trong thiết kế lẫn công nghệ tích hợp trên thiết bị di động cao cấp.
iPhone 17 có thể tăng giá để bù đắp chi phí sản xuất

iPhone 17 có thể tăng giá để bù đắp chi phí sản xuất

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gây sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu, Apple được cho là sẽ tăng giá dòng iPhone 17 ra mắt vào tháng 9 tới.
Ngày 13/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Ngày 13/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Mục đích xây dựng dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo nhằm tạo hành lang pháp lý để Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đề xuất tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp làm khoa học công nghệ

Đề xuất tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp làm khoa học công nghệ

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần tăng ưu đãi thuế, đặc biệt kéo dài thời gian miễn thuế cho doanh nghiệp làm khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đầu tư dài hạn.
Điểm danh hàng loạt smartphone pin trâu trên 6.000mAh đáng mua hiện nay

Điểm danh hàng loạt smartphone pin trâu trên 6.000mAh đáng mua hiện nay

Smartphone pin trâu đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho người dùng thường xuyên di chuyển. Dưới đây là những mẫu nổi bật với dung lượng pin trên 6.000 mAh đang bán tại Việt Nam.
OpenAI và Microsoft đàm phán lại thỏa thuận đầu tư hàng tỷ USD

OpenAI và Microsoft đàm phán lại thỏa thuận đầu tư hàng tỷ USD

Microsoft, nhà tài trợ lớn nhất của OpenAI, là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến công ty khởi nghiệp này chưa thể tái cấu trúc doanh nghiệp trị giá 260 tỷ USD.
Galaxy Z Fold6 giảm giá gần 10 triệu đồng, đối đầu trực tiếp iPhone 16 Pro Max

Galaxy Z Fold6 giảm giá gần 10 triệu đồng, đối đầu trực tiếp iPhone 16 Pro Max

Dù giảm giá mạnh, Galaxy Z Fold6 vẫn giữ vững danh hiệu smartphone gập cao cấp nhất của Samsung. Điểm nhấn đáng chú ý là loạt tính năng AI tích hợp như Note Assist, Sketch to Image, Circle to Search.
Khi sa thải nhân sự không còn là cắt giảm, mà là chiến lược cho kỷ nguyên AI

Khi sa thải nhân sự không còn là cắt giảm, mà là chiến lược cho kỷ nguyên AI

Làn sóng sa thải nhân sự liên tục kéo theo những hệ lụy. Hàng chục nghìn lao động công nghệ phải đối mặt với tương lai bất định, trong khi thị trường tuyển dụng ngày càng khắt khe hơn.
iPhone giảm giá mạnh, khách Việt đổ xô

iPhone giảm giá mạnh, khách Việt đổ xô 'chốt đơn'

Theo ghi nhận của Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, iPhone 16 Pro Max - mẫu flagship được nhiều người săn đón - đang giảm giá từ 3 đến 5 triệu đồng so với giá gốc 34,99 triệu đồng.
Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Từ Galaxy A giá mềm đến dòng Z màn hình gập thời thượng, bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025 mang đến hàng loạt lựa chọn đa dạng cho mọi nhu cầu.
Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Trong năm 2026, Apple dự kiến ra mắt iPhone 18 Pro, 18 Pro Max và 18 Air/Slim vào tháng 9. Còn iPhone 18 tiêu chuẩn và 18e sẽ được công bố vào đầu năm 2027.
Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số đặt ra khung pháp lý quan trọng cho các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ bán dẫn, tài sản mã hóa và các dịch vụ số hiện đại.
Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

CEO Apple Tim Cook từng so sánh những người làm khuôn và công cụ ở Mỹ chỉ nhét vừa 1 căn phòng trong khi con số đó ở Trung Quốc phải cần tới nhiều sân bóng đá.
Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Theo thông tin được chia sẻ bởi tài khoản leaker nổi tiếng Ice Universe (nay là Ice Cat), Galaxy Z Fold7 có độ dày chỉ 3,9 mm khi mở ra và 8,2 mm khi gập lại.
Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Theo Apple, Ủy ban châu Âu đã bỏ qua các nỗ lực tuân thủ pháp lý của công ty. Điều này khiến Apple cho rằng EC đã “ngầm định hướng” cho một án phạt từ trước khi quyết định chính thức được ban hành.