
LEGO - chủ của mặt hàng đầu tư tiềm năng lớn - sẽ cập bến Việt Nam trong 2022 trong 1 dự án nhà máy Xanh
Tập đoàn LEGO của Đan Mạch vừa qua đã có buổi ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) để xây dựng một nhà máy mới tại Bình Dương.

Đặc biệt, đây sẽ là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO - một trong những tập đoàn sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới và sẽ bao gồm cả phần đầu tư cho sản xuất năng lượng mặt trời. Dự án của tập đoàn có quy mô đầu tư hơn 1 tỷ USD vào khu đất rộng 44 ha tại tỉnh Bình Dương sẽ mang đến 4.000 cơ hội việc làm trong vòng 15 năm tới - dự kiến sẽ được khởi công vào nửa cuối năm 2022 và nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024.
Cùng với Thụy Điển và Na Uy, Đan Mạch hiện đang đứng đầu trong Chỉ số chuyển đổi năng lượng mới nhất (ETI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Không chỉ vậy, Đan Mạch có chỉ số ETI xếp hạng 115 quốc gia về hiệu suất năng lượng của họ bao gồm khả năng phục hồi và hiệu quả của việc sản xuất và truyền tải, cũng như tiến tới các dạng năng lượng sạch hơn.
Tập đoàn LEGO đầu tư vào dự án nhà máy trung hòa carbon ở Việt Nam cũng vì chính lợi ích và uy tín của họ trong xu hướng thát triển kinh tế xanh của thế giới thì quy luật thị trường sẽ loại thải dần những doanh nghiệp không đạt tiêu chí xanh. Đặc biệt, hàng hóa ra thị trường thế giới sẽ bị đánh thuế carbon ngày càng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giới chuyên môn nhận định, để đạt được mục tiêu trung hòa carbon, doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ cao để bảo đảm không bị ô nhiễm môi trường, khói bụi và chất thải. Với trường hợp của LEGO, nhà máy mới theo kế hoạch sẽ được lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái và VSIP sẽ thay mặt LEGO xây dựng một dự án năng lượng mặt trời kế bên.
Đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 là mục tiêu của cả nền kinh tế Việt Nam khi chuyển dịch kinh tế theo kinh tế xanh, kinh tế phát thải carbon thấp là xu thế tất yếu của thế giới trong những năm tới. Do đó không chỉ doanh nghiệp FDI mà doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia. Bình Dương cho biết, tỉnh sẽ cố gắng mời gọi những dự án xanh như thế này đến với địa phương và sẽ tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư của các dự án dạng này.
Giới chuyên môn cho biết thêm, cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26 là rất đáng hoan nghênh. Nhưng chúng ta cũng cần chú ý thêm rằng phát thải khí nhà kính không chỉ bắt nguồn từ phát thải khí carbon (chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện than) mà còn có phát thải khí metan (chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp).
Cái đích trên cần đạt được thông qua chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và năng lượng tái tạo, nhằm cắt giảm phát thải về mức càng gần 0 càng tốt và lượng khí thải còn lại cần được các cánh rừng hấp thụ. Ngoài ra Việt Nam hiện đang có những nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo đáng kể đặc biệt là năng lượng gió ngoài khơi, có thể thay thế dần nhiệt điện than.
Đỗ Nhung
- Nhật Bản tăng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam
- Một trong những cửa hàng Apple Store bận rộn nhất trên thế giới
- Du lịch Đà Nẵng thu về gần 3.777 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm
- HoREA đề xuất ngân hàng "nới lỏng" việc cho vay vốn với doanh nghiệp BĐS
- Thương mại điện tử - đòn bẩy giúp ngành logistics tăng trưởng ấn tượng
Cùng chuyên mục


Hải Phòng: Khai mạc Triển lãm sản phẩm kết nối các doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Bình Dương đẩy mạnh phát triển và xuất khẩu nông sản

"Ông lớn" pin mặt trời Trung Quốc rót 400 triệu để mở nhà máy thứ 3 tại Việt Nam

Xây dựng thương hiệu Việt Nam thâm nhập thị trường CPTPP: Chiến lược và thách thức

Tập đoàn Tín Thành và Acuity Funding hỗ trợ sự phát triển xanh
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam