“Làn sóng thủy triều” các doanh nghiệp Trung Quốc đổ bộ vào thị trường IPO sôi động tại Mỹ

14:58 28/04/2021

Các công ty đến từ Trung Quốc đang gấp rút lên kế hoạch IPO đầy hấp dẫn trên đất Mỹ. Theo số liệu từ Công ty tư vấn EY, 3 tháng đầu năm đánh dấu quý bận rộn nhất trong tổng thể IPO kể từ năm 2000.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

 

Bất chấp tình hình phức tạp bởi đại dịch và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, một nửa trong số 36 niêm yết nước ngoài tại Mỹ trong suốt thời điểm vừa qua đến từ các công ty có trụ sở tại đại lục. Vera Yang, trưởng đại diện Trung Quốc trên sàn giao dịch Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Năm rằng, hơn 60 công ty tại đất nước tỉ dân có kế hoạch ra mắt công chúng tại Mỹ năm nay. Yang cho hay: “Từ những tương tác của chúng tôi với các công ty, chúng tôi dự kiến các công ty sẽ sớm niêm yết trong thời gian tới". Bà cũng chỉ ra những bất ổn do dịch bệnh mang lại và thắt chặt chính sách tiền tệ dài hạn đã làm suy thoái khả năng cũng như nguồn vốn của các doanh nghiệp. 

Theo thông tin từ Renaissance Capital, có 30 công ty Trung QUốc đã huy động hầu hết nguồn ở IPO tại Hoa Kỳ kể từ năm 2014. Đối với các startup xứ Trung, khi xu hướng đầu tư kinh doanh tăng vọt, các nhà đầu tư kỳ vọng bộ luật dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Trump được thông qua sẽ buộc Hoa Kỳ thay đổi danh sách hủy niêm yết các công ty nước ngoài nếu không tuân thủ đủ ba năm kiểm toán tại Mỹ. Giám đốc Blueshirt, Gary Dvorchak cho biết sự vụ hủy niêm yết đã dịu lại kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1 vừa qua và doanh nhân có thể hy vọng vào một sự thỏa hiệp. Nói về làn sóng IPO mang dòng máu Trung Hoa, ông nhận xét: “Đó là thủy triều. Chúng tôi chưa từng thấy hiện tượng nào tương tự kể từ bong bóng Nasdaq những năm 99. Điều này khiến tôi lo lắng”.

Thời điểm cuối những năm 90, một làn sóng đầu cơ vào các công ty công nghệ mới từ Pets.com tới Cisco gây ra bong bóng thị trường cổ phiếu tại Mỹ và vỡ trận năm 2000, sau này được biết đến với tên gọi “bong bóng dotcom”. Năm nay, các nhà đầu tư thận trọng hơn về tính khả thi của một vài doanh nghiệp trước khi rót vốn đầu tư mạo hiểm. Xu hướng này trở nên phổ biến và trụ vững một thời gian tại Trung Quốc, quê nhà của “kỳ lân” hay “những startup có giá trị từ 1 tỷ đô la trở lên”.

Ông Hongye Yang, đối tác tại công ty vốn mạo hiểm Antler chia sẻ rằng, số người tìm đến các kì lân ngày càng đông trong giai đoạn vừa qua, thậm chí còn nhiều hơn số lượng những công ty mới khởi nghiệp. Ông bổ sung thêm: “Rất nhiều các công ty không thể huy động một số tiền lớn hoặc bản thân giá trị của họ cũng đang đi xuống. Nhưng nếu chỉ chăm chăm săn kỳ lân, đặc biệt là kỳ lân giai đoạn tiền IPO thì sẽ thổi phồng giá trị của các công ty này một cách điện cuồng”. Lấy ví dụ như công ty sản xuất Soda, Genki Forest được cho là nắm chắc trong tay đợt rót vốn 500 triệu đô là Mỹ, đưa tổng giá trị lên tới 6 tỷ đô la vào đầu tháng này. Mặt khác, số tiền huy động lớn nhất bằng nhân dân tệ mà công ty này đạt được chỉ chưa đầy 600 triệu nhân dân tệ (92,3 triệu đô la) trong series B.

Tín hiệu cho thấy giá trị của các công ty thuộc đối tượng trên có lẽ đang ở mức quá cao, cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ và Hồng Kông đã tụt dốc sau màn ra mắt công chúng năm nay. Điển hình là trường hợp của ứng dụng video ngắn Kuaishou cạnh tranh với TikTok đã đạt 160% lên tới 300 đô là cho 1 cổ phiếu trong đợt IPO của công ty internet lớn nhất vào tháng hai kể từ thương vụ của Uber đồng thời cũng là màn ra mắt rộng rãi nhất Hồng Kông từ khi đại dịch hoành hành. Tuy nhiên cổ phiếu của công ty này không còn giữ vững được phong độ và giảm xuống còn 274 đô la trên 1 cổ phiếu vào cuối ngày hôm thứ ba.

Ringo Choi, nhà lãnh đạo IPO khu vực châu Á Thái Bình Dương ở EY cho biết: “Sau khi xu hướng giá IPO tăng lên thì không còn khả quan như năm ngoái”. Ông hy vọng tốc độ IPO sẽ chậm lại vào quý ba năm nay, đặc biệt là trong môi trường kinh tế vĩ mô đang trở nên tồi tệ. Hiện, các startup lớn nhất Trung Quốc đang “xếp hàng dài” chuẩn bị cho công cuộc IPO. Theo CB Insights, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh, ByteDance chủ sở hữu TikTok là một trong những kỳ lân lớn nhất thế giới trong khi công ty gọi xe có tên Didi Chuxing giữ vị trí thứ tư. Phía bà Yang cho hay, các nhà đầu tư “ủng hộ nhưng chọn lọc kỹ hơn” danh sách các công ty có khả năng duy trì mức định giá cao. Bà cũng hy vọng trong số các doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ năm nay, lĩnh vực quan tâm đầu tiên là công nghệ, truyền thông và viễn thông, theo sau là các thương hiệu tiêu dùng cùng dịch vụ kinh doanh.

TL