Chủ nhật 17/11/2024 13:20
Hotline: 024.355.63.010
Thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ đạt “kỳ tích” 15,6 tỉ USD

17/12/2021 17:01
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của VN trong năm 2021 đã đạt 15,6 tỉ USD, tăng 18% so với năm 2020.

“Thần tốc” vượt qua dịch bệnh

Năm nay ngành gỗ xuất khẩu sang Mỹ đạt 9,1 tỉ USD, tăng 21,4% so với năm 2020; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 1,45 tỉ USD; xuất sang Trung Quốc đạt 1,5 tỉ USD, xuất sang EU đạt 1,1 tỉ USD; xuất sang Hàn Quốc đạt 950 triệu USD, tăng 5,7% so với năm 2020… Trong đó, các mặt hàng tăng trưởng mạnh như đồ gỗ nội thất đạt 9,46 tỉ USD (tăng 7,7 %), đồ gỗ xây dựng đạt 461 triệu USD, (tăng 17,1%).

Về thị trường, gỗ và lâm sản Việt Nam được xuất khẩu trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 13,98 tỉ USD, chiếm 89,5 % giá trị xuất khẩu lâm sản của cả nước.

Tiếp nối đà tăng trưởng năm 2021, Bộ NN-PTNT đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt trên 16,5 tỉ USD trong năm 2022.

Ngành sản xuất đồ gỗ, lâm sản đã đạt kỳ tích kim ngạch xuất khẩu 15,6 tỉ USD trong năm 2021
Ngành sản xuất đồ gỗ, lâm sản đã đạt kỳ tích kim ngạch xuất khẩu 15,6 tỉ USD trong năm 2021. (Ảnh: PV)

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất, xuất khẩu ngành gỗ năm 2021, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ: Mới cách nay vài tháng chúng ta ngồi cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn do tình hình dịch bệnh và những rào cản thương mại, lúc đó ai cũng hết sức lo lắng và cảm thấy bất an trước diễn biến khó lường của dịch bệnh và gần như bế tắc. Thế nhưng chỉ trong vài tháng các doanh nghiệp ngành gỗ đã hồi phục thần tốc và đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2020 chúng ta đã tăng trưởng rất mạnh rồi nhưng năm nay khó khăn kéo dài như thế mà mức tăng lại còn mạnh hơn nữa, đó có thể gọi là kỳ tích. Đại diện Bộ NN-PTNT nhấn mạnh

Những khó khăn tồn tại cần tháo gỡ

Ngoài những thành công ngoài mong đợi, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp gỗ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định cũng đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc của ngành gỗ hiện nay là thiếu tàu vận chuyển và chi phí nguyên liệu gia tăng. Theo các hiệp hội, chi phí vận tải tăng gấp 4 lần so với thời điểm trước khi dịch bệnh diễn ra. Một container hàng sang Mỹ hiện doanh nghiệp mất từ 20.000 - 30.000 USD, chi phí logistics tăng cao, thậm chí không tìm được kho tạm lưu hàng hóa.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định nêu, chi phí quá cao cộng vào giá thành khiến gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang bị lép vế cạnh tranh trên thị trường. Lợi thế của Việt Nam là giá nhân công rẻ, nhưng khi giá vận chuyển tăng thì lợi thế này không còn nữa. Ví dụ nếu so với nước sản xuất khác như Mexico thì giá nhân công họ cao hơn Việt Nam nhưng họ lại gần bên cạnh Mỹ nên chi phí vận chuyển thấp. Về nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu thì các nhà cung cấp cũng chưa báo giá cho năm 2022 mà vẫn còn xem xét do diễn biến thị trường khó lường. Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước thì việc lưu thông cũng chưa thật sự thông suốt, giá xăng dầu tăng cao cũng tác động đến giá thành sản phẩm, vì vậy dự báo năm 2022 sẽ còn rất khó khăn.

Chuyển đổi số chậm, cần có doanh nhân kế thừa để gia tăng hàm lượng chất xám

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) đánh giá: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đòi hỏi ngành gỗ phải tìm hướng đi mới trong đó có chuyển đổi số. Tuy nhiên, đến nay chuyển đổi số ngành gỗ vẫn chậm, doanh nghiệp còn dè dặt triển khai mặc dù đa số đều nhận thức được là cần phải chuyển đổi. So với các nước đang phát triển như Đức, Trung Quốc, Ba Lan..., Việt Nam vẫn đang ở phía sau khá nhiều. Nhiều doanh nghiệp ngại chuyển đổi số vì áp lực chi phí lớn, chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa có giải pháp cụ thể.

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - nhận định, nâng cao năng lực và quản trị doanh nghiệp, cốt lõi vấn đề là thực hiện chương trình chuyển đổi số. Hiện, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các doanh nghiệp ngành khác, cũng như so với các doanh nghiệp FDI. Trong thời gian tới, các hiệp hội ngành gỗ sẽ tổ chức diện rộng cho các doanh nghiệp để đưa nội dung chuyển đổi số phát triển, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt trên nền tảng công nghệ 4.0 và nâng cao nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ còn chậm trong công tác chuyển đổi số, dẫn đến những hạn chế về công tác quản trị
Phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ còn chậm trong công tác chuyển đổi số, dẫn đến những hạn chế về công tác quản trị. (Ảnh: PV)

Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) nêu: Trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ, lâm sản nói chung thì các doanh nghiệp FDI chiếm doanh số cao, thị phần lớn, các doanh nghiệp Việt Nam tuy số lượng lớn nhưng giá trị lại thấp hơn. Một điều quan trọng là các doanh nghiệp thành lập mới rất khiêm tốn, đặc biệt giới trẻ ít có dự án khởi nghiệp liên quan đến ngành gỗ. Theo ông Khanh, muốn ngành gỗ phát triển bền vững thì phải có sự quan tâm của giới trẻ, cần phải có lớp doanh nhân kế thừa để gia tăng hàm lượng chất xám, đầu tư vào các sản phẩm thiết kế thông minh, cao cấp, mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Quang Đạo (TH)

Tin bài khác
Năm 2024 - năm “bùng nổ" của Khu Du lịch Quốc tế Đồi Rồng

Năm 2024 - năm “bùng nổ" của Khu Du lịch Quốc tế Đồi Rồng

Năm 2024 đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của Khu Du lịch Quốc tế Đồi Rồng khi nơi đây liên tiếp tổ chức được các hoạt động nổi bật và thu lại những con số đầy ấn tượng.
Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí cho xe Ford tại Hà Nội

Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí cho xe Ford tại Hà Nội

Xe của khách hàng được hoàn thành dịch vụ bảo dưỡng trong vòng 4 giờ sau khi đặt lịch tại ngay địa điểm đã chọn, và toàn bộ chi phí (bao gồm phụ tùng và công lao động) sẽ bằng không nếu dịch vụ không được hoàn thành đúng giờ. Đó là cam kết từ Ford Việt Nam cho chương trình Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại Hà Nội.
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các DN Trung Quốc , T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam

SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngân hàng SeAbank 3 lần liên tiếp được Bộ Công Thương bình chọn là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đồng thời 16 năm liền được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam.
MG Việt Nam và Vietnam Airlines kí kết thỏa thuận nâng tầm trải nghiệm khách hàng

MG Việt Nam và Vietnam Airlines kí kết thỏa thuận nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác.
HABECO được vinh danh Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam - Kinh doanh xuất sắc 2024

HABECO được vinh danh Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam - Kinh doanh xuất sắc 2024

Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) được vinh danh trong danh sách Top 10 Thương hiệu mạnh 2024 hạng mục “Kinh doanh xuất sắc” 2024 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức.
VPBank lần thứ 6 liên tiếp lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI

VPBank lần thứ 6 liên tiếp lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI

VPBank lần thứ 6 liên tiếp lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm số Môi trường, Xã hội và Quản trị cao nhất trong rổ Chỉ số Phát triển Bền vững của Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Phá vỡ kỷ lục thành công trước đó, năm nay Nestlé Việt Nam có màn đánh dấu cột mốc thành công mới đầy ấn tượng tại giải thưởng MMA Smarties Việt Nam 2024.
Phú Thọ: Chè Tân Sơn giữ vững danh tiếng và mở rộng thị trường tiêu thụ

Phú Thọ: Chè Tân Sơn giữ vững danh tiếng và mở rộng thị trường tiêu thụ

Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, huyện Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Tập đoàn Dược phẩm AIKYA - TV.PHARM hai lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia

Tập đoàn Dược phẩm AIKYA - TV.PHARM hai lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia

Tập đoàn Dược phẩm AIKYA - Công ty CP Dược phẩm TV.PHARM với dòng sản phẩm giảm đau hạ sốt Travicol tiếp tục đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024.
Vinamilk 16 năm liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia

Vinamilk 16 năm liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia

Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu – Vinamilk - tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
BIDV được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia”

BIDV được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia”

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Yến sào Khánh Hoà lần thứ 4 liên tiếp đạt "Thương hiệu Quốc gia"

Yến sào Khánh Hoà lần thứ 4 liên tiếp đạt "Thương hiệu Quốc gia"

Công ty Yến sào Khánh Hòa đạt "Thương hiệu Quốc gia" với 5 dòng sản phẩm: Yến sào Khánh Hòa, Nước Yến sào Khánh Hòa Sanest, Nước Yến sào Sanvinest Khánh Hòa, Yến sào Sanvinest Khánh Hòa chính hiệu và Tinh chất Yến sào Khánh Hòa Sanvinest.
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank.. được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank.. được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Ngân hàng HDBank đã được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia vì tính tiên phong, dẫn đầu thị trường tài chính và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế.
Travicol tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai liên tiếp

Travicol tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai liên tiếp

Bộ sản phẩm giảm đau hạ sốt Travicol do Công ty CP Dược phẩm TV.PHARM (Tập đoàn Dược AIKYA) sản xuất tiếp tục được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) 2024.