Về khối ngân hàng- tài chính, ACB có lợi nhuận trước thuế Q2/2021 dự kiến tăng trưởng 58% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY). Lợi nhuận diễn biến ấn tượng được giải thích bởi tăng trưởng tín dụng (+19-20% YoY) và NIM nới rộng so với cùng kỳ. Hoạt động bancassurance (phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng) vẫn phát triển mạnh, với mức phí bảo hiểm tương đương hàng năm (APE) thuộc Top 3 trên thị trường.
BID (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) ước tính LNTT trong Q2/2021 đạt 3,85 nghìn tỷ đồng (tăng 51% so với cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng tăng 7% so với đầu năm (cao hơn mức 2,35% trong 6 tháng đầu năm 2020) và NIM nới rộng so với cùng kỳ.
HDB (Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM) mặc dù tăng trưởng tín dụng so với đầu năm dự kiến chậm hơn so với các ngân hàng khác do hạn mức tín dụng được cấp ban đầu thấp hơn, nhưng tăng trưởng so với cùng kỳ tương đối đáng kể, khoảng 19%, giúp tăng trưởng thu nhập lãi thuần ổn định ở mức 19-20% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, thu nhập từ phí tăng mạnh do HDB đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bancassurance kể từ Q4/2020. SSI kỳ vọng thu nhập phí ròng sẽ tăng gấp đôi so với quý trước và tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ. Do đó, LNTT Q2/2021 dự kiến đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (+45%).
MBB (Ngân hàng Quân đội) kỳ vọng lợi nhuận trước thuế trong Q2/2021 sẽ đạt 4 nghìn tỷ đồng đến 4,5 nghìn tỷ đồng, tăng + 37% - 50% so với cùng kỳ do tăng trưởng tín dụng và tiền gửi của ngân hàng mẹ tính đến hết tháng 5 đạt mức +10% và + 6% so với đầu năm 2021. Trong khi đó, nợ xấu được kiểm soát (dưới 1% tại ngân hàng mẹ) và NIM tiếp tục tăng.
MSB (Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam) ước tính LNTT Q2/2021 đạt 1,65 nghìn tỷ đồng, tăng + 141% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 LNTT đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, +187% so với cùng kỳ. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ +10,5% so với đầu năm, cũng như NIM được cải thiện do lãi suất huy động thấp và nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước của thỏa thuận bancassurance độc quyền được ký kết gần đây với Prudential.Thu nhập Q2/2021 bao gồm khoảng 500 tỷ đồng phí trả trước bancassurance từ Prudential.
CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) LNTT Q2/2021 ước đạt 5 nghìn tỷ đồng, tăng +10% so với cùng kỳ. Lũy kế 6T2021, LNTT đạt 13 nghìn tỷ đồng, tăng 74% YoY. Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là + 4,8% và + 3,4% so với đầu năm, NIM được cải thiện do lãi suất huy động thấp và nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước của thỏa thuận bancassurance độc quyền được ký kết gần đây với Manulife. CTG chưa hạch toán khoản phí trả trước này vào lợi nhuận 6T2021. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tăng và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm so với Q1/2021.
Về mảng xăng dầu- gas, doanh thu của BSR (CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn) trong 6T2021 ước tính tăng đáng kể 56% so với cùng kỳ, đạt 49,5 nghìn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng ước tính đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng so với mức lỗ 4,26 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020 do giá dầu tăng và chênh lệch giá xăng sản phẩm.
SSI ước tính GAS sẽ đạt 2,7-2,8 nghìn tỷ đồng LNTT (+ 25% -30% so với cùng kỳ) trong Q2/2021. Trong khi sản lượng khí khô ước tính giảm 10% so với cùng kỳ, giá dầu nhiên liệu phục hồi mạnh (+ 80% so với cùng kỳ) là động lực chính cho tăng trưởng trong quý.
PLX (Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam) ước tính LNTT Q2/2021 sẽ tăng 65-70% so với cùng kỳ đạt khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ trong nước và giá xăng dầu phục hồi.
Về mảng CNTT được ghi nhận bởi mức tăng 87,5 % (trong nước) và tăng 52% so với cùng kỳ (toàn cầu) của giá trị ký mới đạt được trong 5 tháng đầu năm 2021.
Doanh thu mảng CNTT toàn cầu từ Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương cải thiện với mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ lần lượt là 34% (Mỹ) và 23% (Châu Á Thái Bình Dương), so với tăng trưởng ở Q1/2021 là 26% và 15%.
Mảng CNTT trong nước ghi nhận mức tăng trưởng LNTT gần gấp 2,5 lần trong 5T2021 so với 5T2020.
Về ngành thép, được kỳ vọng tăng với giá thép xây dựng và giá HRC (thép cuộn cán nóng) tăng 50-80% so với cùng kỳ cũng giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho công ty.
SSI ước tính lợi nhuận sau thuế của HPG đạt mức cao kỷ lục mới là 9,7 nghìn tỷ đồng trong Q2/2021, tăng 50%. Sản lượng thép thô ước tính tăng 60% so với cùng kỳ, nhờ sự đóng góp của 2 lò cuối của khu liên hợp gang thép Dung Quất. Ngoài ra, việc giá thép HSG Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế của HSG trong quý 3/2021 (theo niên độ tài chính của HSG, tương đương với Q2/2021 thông thường) sẽ tăng 390% so với cùng kỳ đạt 1,55 nghìn tỷ đồng. Điều này được thúc đẩy bởi sản lượng tăng mạnh đặc biệt là ở kênh xuất khẩu và giá thép tăng cao.
Về ngành dược, doanh thu 5T2021 của IMP ước tính tăng 12% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận ròng dự kiến tăng 26% . Tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn dự kiến của công ty do tác động từ chính sách giãn cách xã hội ảnh hưởng đến việc bán thuốc ở cả hiệu thuốc và cửa hàng bán lẻ thuốc.
Bất chấp việc giá các nguyên liệu dược chính có nguồn gốc từ Ấn Độ tăng cao do nguồn cung bị gián đoạn trong đợt bùng phát dịch Covid-19 ở nước này, tỷ suất lợi nhuận của IMP dự kiến sẽ vẫn giữ ở mức tốt. Điều này là nhờ công ty đã đủ điều kiện để được chứng nhận GMP của EU trong năm nay., SSI ước tính tăng trưởng doanh thu Q2/2021 của IMP sẽ giảm 4% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận ròng dự kiến sẽ tăng 19% YoY (chỉ số so sánh kết quả tài chính giữ các năm)
Ngoài ra, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) trong 5T2021, PNJ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 63% và 91% so với cùng kỳ. Trong tháng 6/2021, PNJ đã phải tạm đóng cửa 70 cửa hàng tại TP.HCM (chiếm khoảng 20% tổng số cửa hàng) do làn sóng bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ tác động tiêu cực đến doanh thu bán lẻ.
Ngoài ra, SSI cũng dự đoán các công ty có ước tính tăng trưởng lợi nhuận âm bao gồm: AST, DPM, NT2, PHR, PPC, PVS.
Tiến Sang