Trong đại hội cổ đông của Berkshire Hathaway hôm 6/5, huyền thoại đầu tư tiếp tục bày tỏ sự hài lòng với lượng cổ phần đang nắm tại Apple.
aa
Tỷ phú Warren Buffett.
Cụ thể, trong Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway mới đây, Buffett cho biết Apple không giống bất cứ công ty nào mà họ đang nắm cổ phần. Hoạt động kinh doanh của Apple rất tốt
Berkshire cũng thông báo nắm một tỷ USD cổ phần trong Apple hồi tháng 5/2016. Đến tháng 3/2023, họ đã sở hữu 151 tỷ USD. Con số này tương đương 46% danh mục đầu tư cổ phiếu của công ty.
Buffett trước đây tránh đầu tư vào ngành công nghệ suốt hàng thập kỷ. Ông chỉ chuyển hướng chiến lược sau khi coi Apple là thương hiệu đại diện cho phong cách sống hơn là một hãng công nghệ và có tỷ lệ khách hàng trung thành cao. Buffett từ lâu cũng khen ngợi CEO Tim Cook của Apple.
Cổ phần của Berkshire tại Táo Khuyết hiện là 5,6% và Buffett cho biết ông có thể mua thêm. Quý cuối năm ngoái, công ty này nhận 210 triệu USD cổ tức từ Apple.
Năm 2018, tỷ phú từng nói rằng ông "muốn sở hữu 100% Apple". Việc này dĩ nhiên là không thể, nhưng nó cho thấy sự yêu thích của Buffett với cổ phiếu này. CEO Apple Tim Cook từng cho biết công ty "rất vui khi có cổ đông lớn là Warren và Berkshire.
Apple hôm 4/5 thông báo doanh thu quý I giảm 3% xuống 94,8 tỷ USD. Nguyên nhân là người tiêu dùng giảm chi cho smartphone và máy tính vì lo ngại suy thoái.
Dù vậy, iPhone lại ghi nhận doanh thu kỷ lục trong quý I. Nguồn thu từ mảng dịch vụ, như Apple Music hay Apple TV+ cũng lập đỉnh mới. Đây là mảng ngày càng quan trọng với Apple, không chịu tác động chu kỳ như các thiết bị phần cứng.
Những bất định vì chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn đang đè nặng lên Phố Wall, với chỉ số S&P 500 lao dốc. Giới đầu tư lo ngại cú sốc kinh tế trước ngày 2/4.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể tổ chức một phiên điều trần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng với với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam, dự kiến vào ngày 5/8/2025, trừ trường hợp có gia hạn.
Trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hợp tác quốc tế, sẽ là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển một thị trường thương mại điện tử bền vững và đáng tin cậy.
Sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vượt qua thách thức, tiếp tục tận dụng cơ hội tăng trưởng và mở rộng thị phần trên toàn cầu.
Nguyên đơn đã chính thức rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá vào ngày 6/3/2025 với xi măng Việt Nam, với lý do tập trung nguồn lực cho vụ điều tra tự vệ xi măng đang diễn ra tại Philippines.
Hiện nay, có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, con số này dự kiến sẽ tăng lên 500 do nhu cầu từ các thị trường tiếp nhận ngày càng cao.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường tôm toàn cầu đang có sự phân hóa rõ rệt khi bước vào năm 2025. Trong bối cảnh ngành tôm quốc tế điều chỉnh sau năm 2024 nhiều biến động, các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang vận động theo những quy luật riêng, đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Chính quyền Dubai vừa ban hành một nghị quyết mới nhằm điều chỉnh hoạt động của các công ty trong khu vực tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho họ mở rộng hoạt động trong tiểu vương quốc. Bất kỳ tổ chức nào được cấp phép trong khu vực tự do đều có thể hoạt động ở bất kỳ đâu trong Dubai sau khi có được giấy phép cần thiết từ Sở Kinh tế và Du lịch Dubai (DET).
Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Brazil tiếp tục gia tăng và chiến lược xúc tiến thương mại bài bản, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2025.
Trước áp lực chi phí vận tải gia tăng, chiến tranh thương mại và xu hướng dịch chuyển sản xuất, các doanh nghiệp logistics cần đẩy mạnh số hóa, tối ưu chi phí và áp dụng giải pháp thông minh để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nguyên đơn đề xuất Hoa Kỳ áp mức thuế chống bán phá giá cho Việt Nam lên tới 304,68%, cao nhất trong ba nước bị điều tra là Việt Nam, Mexico và Thái Lan.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 80% lượng gạo Việt Nam xuất khẩu thuộc phân khúc chất lượng cao, không cạnh tranh trực tiếp với gạo 100% tấm của Ấn Độ.
Nhà đầu tư đang đổ vốn vào ASEAN nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, chi phí hợp lý và tiềm năng tăng trưởng, biến khu vực này thành "vịnh tránh bão" trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.