Hơn 45% doanh nghiệp phải trả thu nhập cao hơn trước dịch để thu hút lao động trở lại
- 5
- Doanh nghiệp
- 16:15 10/12/2021
DNHN - Ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần 4 tại Việt Nam tới hoạt động của doanh nghiệp rất lớn.
Tuy kinh tế và hoạt động sản xuất đã có dấu hiệu phục hồi từ tháng 10 so với thời điểm tháng 7-8, nhưng thực tế vẫn phải đối diện với muôn vàn khó khăn.
30% số doanh nghiệp trả lời cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động nói chung và đặc biệt các lao động có trình độ chuyên môn. Hơn 45% doanh nghiệp khi được hỏi cho là phải đưa ra mức thu nhập cao hơn so với trước dịch để thu hút lao động trở lại. Bên cạnh khó khăn về thiếu lao động, chi phí cho lao động tăng và khó khăn cố hữu như vấn đề về vốn lưu động, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn mới như: giá nguyên liệu đầu vào tăng (56% doanh nghiệp khảo sát), cầu thị trường yếu chưa đảm bảo kinh doanh có lãi (43% doanh nghiệp khảo sát), chi phí xét nghiệm cho lao động là áp lực rất lớn là cấu thành lớn trong chi phí của doanh nghiệp (41% doanh nghiệp khảo sát).

Ảnh minh họa.
Về phía người lao động, 59,3% người lao động tham gia khảo sát cho biết, không có nguồn tiết kiệm để hỗ trợ cuộc sống trong bối cảnh dịch, phải dựa vào vay nợ hoặc trông chờ sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội; 41% không tìm được việc; 59% mong muốn được ký Hợp đồng lao động nếu có việc mới, 54% muốn đề nghị doanh nghiệp phải có cam kết đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Trong bối cảnh đó, đánh giá về triển vọng phục hồi, 22% doanh nghiệp ở diện “đang hoạt động” cho biết đã phục hồi như trước dịch, 45% doanh nghiệp cho biết nếu các địa phương thực hiện đúng Nghị quyết 128 thì doanh nghiệp sẽ phục hồi trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến dưới 6 tháng.
Căn cứ tình hình nêu trên và qua trao đổi, thảo luận với lãnh đạo của gần 40 hiệp hội doanh nghiệp những ngày qua, Ban IV đề xuất Thủ tướng Chính phủ:
Để tạo lập môi trường làm việc an toàn và năng lực y tế trong doanh nghiệp để duy trì liên tục sản xuất kinh doanh: Việc “thích ứng, sống chung với dịch” là chiến lược lâu dài nên ngoài khía cạnh doanh nghiệp tự chủ để cải thiện môi trường làm việc và các quy trình nội bộ, đề xuất Thủ tướng giao Bộ Y tế: (i) Đẩy mạnh truyền thông về các biện pháp doanh nghiệp có thể lựa chọn trong việc tạo lập môi trường lao động an toàn, nâng cao năng lực y tế tại cơ sở. Như việc doanh nghiệp có thể được kí hợp đồng với các đơn vị y tế đủ năng lực để xử trí các vấn đề phòng, chống dịch nếu không tự thiết lập được bộ phận chuyên môn y tế tại đơn vị; (ii) Huy động đội ngũ chuyên gia y tế dự phòng nghiên cứu, hình thành các quy trình hướng dẫn dễ hiểu, dễ áp dụng (tương tự 5K cho toàn dân) để doanh nghiệp và người lao động áp dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tương tác với khách hàng; (iii) Ban hành hướng dẫn cụ thể về quy trình xử lý khi phát hiện F0 tại doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, khi phần lớn người lao động của doanh nghiệp đã được tiêm từ 1-2 mũi vaccine, doanh nghiệp cũng đã chủ động thích ứng và phòng bị bằng 5K và test nhanh, cũng như phân chia ca kíp, phân nhóm để hạn chế tối đa rủi ro, nguy cơ lây lan, đồng thời cũng để thuận tiện khi khoanh vùng, truy vết, giảm thiểu thiệt hại về lao động thì việc có hướng dẫn riêng về quy trình xử lý F0 tại doanh nghiệp là cần thiết để đảm bảo các doanh nghiệp luôn duy trì được hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp có F0 nhưng có tổ chức phân ca kíp, phân nhóm thì dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế, chính quyền cơ sở có thể cùng doanh nghiệp đánh giá bóc tách theo cấp độ nguy cơ nhỏ nhất để doanh nghiệp vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, về việc hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động vượt qua các khó khăn về lao động, việc làm trong bối cảnh dịch, kiến nghị Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, địa phương liên quan: (i) xem xét cải thiện các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thời gian, chế độ làm việc của người lao động trong bối cảnh dịch; đặc biệt quy định về giờ làm thêm của người lao động để doanh nghiệp có điều kiện bố trí nhân lực đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng các đơn hàng bị chậm trong thời gian qua cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể bứt phá trong thời gian tới; (ii) nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp lý mới (như các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động) với hình thức làm việc mới như làm việc trực tuyến, làm việc tại nhà…vì đây là xu hướng tăng mạnh trong và sau đại dịch; (iii) tăng cường công tác kết nối ba bên “người lao động – doanh nghiệp – cơ sở đào tạo” để đẩy mạnh cơ hội tìm kiếm việc làm cho nhóm lao động mất việc, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lao động trước bối cảnh có nhiều thay đổi, phát sinh như đại dịch.
Mặt khác cần xem xét điều chỉnh giảm mức đóng BHXH đi kèm với việc phát triển các quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện với những cơ chế linh hoạt cho phép người lao động được vay từ quỹ bảo hiểm hưu trí khi gặp khó khăn về tài chính, khi mà điều này không thể thực hiện được đối với quỹ BHXH. Đây có thể là giải pháp hạn chế việc rút BHXH một lần của người lao động, đồng thời là giải pháp giúp doanh nghiệp có thêm một chính sách để thu hút hoặc giữ chân người lao động.
Lan Nhi
Bài liên quan
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
- Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch Việt Nam-Hoa Kỳ
#dịch Covid-19

Đại dịch đã biến các căn hộ ở Việt Nam thành những khu chợ phồn hoa như thế nào?
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phương tiện truyền thông xã hội là công cụ kết nối người mua với những người bán hàng đáng tin cậy trong cộng đồng dân cư.

Ngành Y tế Nghệ An xuất quân hỗ trợ Hà Tĩnh chống dịch Covid-19
Vào lúc 6h30 sáng nay (9/6), ngành Y tế Nghệ An đã tổ chức Lễ xuất quân hỗ trợ Hà Tĩnh chống dịch covid-19….

Kiên Giang: Kiểm soát nghiêm ngặt tuyến biên giới phòng dịch Covid-19
Sáng 27/2, UBND tỉnh Kiên Giang triển khai họp trực tuyến với các huyện, thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Hà Nội yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê từ 0h ngày 16/2 để phòng dịch
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ 0h ngày 16-2, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê.

Hỗ trợ DNNVV chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi
Sáng 8/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức “Diễn đàn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi”.

Các nước đang dùng chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để vượt khó khăn do Covid-19?
Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Chính phủ và NHTW các nước đã thực hiện nhiều chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa mở rộng với các gói hỗ trợ quy mô lớn chưa từng có...
Đọc thêm Doanh nghiệp
Quảng Nam: phạt 2 doanh nghiệp xây dựng không phép gần 300 triệu
Ngày 24/5, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã ký và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng đối với 2 doanh nghiệp vì hành vi xây dựng trái phép.
Tháo gỡ những khó khăn giúp DN có vốn nhà nước nhanh chóng phục hồi tại Đồng Nai
Liên quan đến các dự án của Tổng công ty Tín Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho biết, UBND tỉnh sẽ yêu cầu các sở, ngành, địa phương hỗ trợ Tổng công ty đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hồ sơ, thủ tục của dự án, tiến hành thu hồi đất.
Công ty CP Nhựa Đà Nẵng bị phạt và truy thu 1,4 tỷ đồng do sai phạm về thuế
Công ty CP Nhựa Đà Nẵng bị phạt gần 192 triệu đồng. Số tiền thuế truy thu hơn 958 triệu đồng, tiền chậm nộp 256 triệu đồng.
Quản lý Quỹ Hợp Lực về tay Chứng khoán Thành Công
100% vốn Công ty CP Quản lý Quỹ Hợp Lực (UniCap) sắp thuộc sở hữu Công ty CP Chứng khoán Thành Công.
Taxi Mai Linh nâng lỗ lũy kế lên 1.420 tỷ đồng
Doanh thu không đủ bù đắp chi phí, khiến Taxi Mai Linh báo lỗ ròng hơn 254 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2021 lên hơn 1.419 tỷ đồng.
Cổ phiếu ROS của Xây dựng FLC Faros bị đưa vào diện kiểm soát
Công ty CP Xây dựng FLC Faros đã chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) năm 2021 đã được kiểm toán hoặc BCTC bán niên đã soát xét quá 30 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định.
Công ty CP Sơn Á Đông hoãn việc niêm yết HoSE
Để kiện toàn hồ sơ cần thiết theo đúng quy định của HoSE, Công ty CP Sơn Á Đông xin rút hồ sơ đã nộp và sẽ tiếp tục thực hiện đăng ký niêm yết sau khi hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
3 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở Khánh Hoà bị phạt hơn 400 triệu đồng
Hoạt động kinh doanh môi giới bất động sản nhưng 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị UBND tỉnh này xử phạt 420 triệu đồng vì không báo cáo theo quy định pháp luật
Các doanh nghiệp tại Phú Thọ tích cực cải thiện điều kiện cho người lao động tại nơi làm việc
Những năm gần đây, cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, đầu tư trang thiết bị, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động (NLĐ).
BIDV định giá khoản nợ của Công ty CP Thủy sản Chất Lượng Vàng
BIDV vừa thông báo tài sản cần định giá là khoản nợ của Công ty CP Thủy sản Chất Lượng Vàng tại Chi nhánh Hậu Giang.