Hội thảo Tái cấu trúc doanh nghiệp toàn diện
- 50
- Doanh nghiệp
- 14:52 06/01/2021
DNHN - Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam tổ chức chương trình giúp doanh nghiệp chuyển hoá cơ hội mới, hoạch định chiến lược phát triển bền vững
Việt Nam đang liên tục đón những cơ hội mới
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Với chiến lược “Make in Vietnam”, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, đưa doanh nghiệp phát triển bứt phá và hiện thực hóa khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường”.

Song song với đó, năm 2020, trong khi GDP toàn Thế giới trung bình ở mức - 4,4%, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia GDP con số dương, cụ thể tăng 2,91%. Có thể khẳng định rằng, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới và sẵn sàng bước vào giai đoạn “Bình thường mới”.
Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu: Sau khi ký kết Hiệp định EVFTA, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường 508 triệu dân, thuế nhập khẩu vào thị trường EU sẽ về 0% với tất cả các mặt hàng. Theo dự báo, EVFTA sẽ góp phần làm GDP Việt Nam tăng thêm 7,07 - 7,72%.
Đối với Hiệp định CPTPP, tổng GDP của 11 nước thành viên chiếm đến 13,5% toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại lên tới hơn 10.000 tỷ USD. Dự báo, hiệp định này giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%.

Khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, Việt Nam có thể tiếp cận thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Với GDP gần 27.000 tỷ USD, RCEP sẽ làm tăng thêm 2,1% GDP của khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Để chuyển hóa những cơ hội mới nêu trên, Chính phủ liên tục kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn cho doanh nghiệp thông qua hàng loạt các chính sách như: Quyết định 645/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025”; Quyết định 749/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định 52-NQ/TW về việc "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Nhưng, có thể nhận thấy
Thể chế chính sách dẫn được chuẩn bị kỹ lưỡng, mục tiêu của thượng tầng đã cụ thể hoá, với những cơ hội "mở toang" cho bất cứ ai, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn thờ ơ, không biết rằng những cơ hội này sẽ quyết định thế nào tới vận mệnh doanh nghiệp của mình. Hầu hết doanh nghiệp cũng không có bất cứ một “động thái” nào để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Vậy với tốc độ thay đổi chóng mặt của thị trường (Hội nhập Quốc tế - Cách mạng công nghiệp 4.0), doanh nghiệp sẽ đi về đâu?
Đây chính là thời điểm mà các doanh nghiệp cần đánh thức tiềm năng và phát huy nội lực, đưa doanh nghiệp vượt qua vùng an toàn, vươn tầm Quốc tế bằng một chiến lược phát triển bền vững. Cụ thể, doanh nghiệp cần: 1. Thiết lập chiến lược tài chính trong dài hạn; 2. Đổi mới mô hình quản trị; 3. Quản trị mối quan hệ khách hàng; 4. Chú trọng hoạt động đào tạo và phát triển.
Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị nội lực sẵn sàng đón các cơ hội mới, đưa doanh nghiệp phát triển bứt phá và thực hiện khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường", Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng VERCO tổ chức Seminar: “Tái cấu trúc Doanh nghiệp toàn diện”, với các nội dung chính: 1. Thảo luận cùng chuyên gia về "Tình hình kinh tế vĩ mô 2020 và định hướng 2021"; 2. Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với kinh tế số và chuyển đổi số"; 3. Tái cấu trúc nhân sự thời kỳ 4.0; 4. Tái cấu trúc tài chính thích ứng cùng nền kinh tế số phi tài chính
Chương trình có sự đồng hành của chuyên gia ThS. Nguyễn Kim Hùng- hiện đang là Chuyên gia tài chính - tái cấu trúc doanh nghiệp, đồng thời cũng là Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) và là Chủ tịch HĐQT của Kim Nam Group, tập đoàn kinh tế đa ngành với hệ sinh thái đa dạng gồm 12 công ty thành viên ứng với 12 lĩnh vực: khai thác khoáng sản, công nghệ, đầu tư, bất động sản, logistics, thực phẩm, truyền thông,...
Tham dự chương trình, doanh nghiệp sẽ tìm ra chiến lược tái cấu trúc toàn diện, phù hợp với nội tại, nguồn lực, mô hình kinh doanh của mình (tái cấu trúc chiến lược, tài chính, quy trình, công nghệ, nhân sự); tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân chất lượng; trải nghiệm thực tế các giải pháp công nghệ; kết nối rộng rãi với các hiệp hội trong và ngoài nước, được sự bảo trợ đồng hành của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); tiếp cận những chương trình hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về chuyển đổi số, kinh tế số.
PV
Bài liên quan
Đọc thêm Doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vẫn đang tồn tại nhiều rào cản
Quá trình chuyển đổi số hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp đang gặp phải những rào cản đó là đầu tư chuyển đổi số cao, hạ tầng công nghệ thông tin kém phát triển, giải pháp về rủi ro an ninh mạng khó tiếp cận, nguồn nhân lực chuyển đổi số hạn chế… Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu chậm trễ trong triển khai chuyển đổi số sẽ khiến các doanh nghiệp chậm thay đổi, dễ bị tụt hậu trên thương trường.
Thanh Hóa: Hơn 900 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
7 tháng đầu năm 2022, Thanh Hóa đã có gần 2.300 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 31,4% so với cùng kỳ, đứng thứ 6 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới; có 948 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, tăng 35,2% ; số doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động giảm 7,6% .
Xử lý Bất động sản Seaside Homes do sai phạm trong giao dịch chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Seaside Homes đã không công bố thông tin đầy đủ nội dung theo quy định tại Bản công bố thông tin về đợt chào bán trái phiếu, Phương án phát hành trái phiếu và Bản công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu.
Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ đạo chủ đầu tư các dự án báo cáo đánh giá các khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân (chủ quan, khách quan); xác định rõ trách nhiệm các bên và cơ sở pháp lý về việc điều chỉnh hợp đồng (kể cả các hợp đồng BOT).
Hà Tĩnh đã có 911 doanh nghiệp được thành lập mới trong 7 tháng đầu năm
Hà Tĩnh có 911 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng vốn gần 5.420 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2022. Các DN hoạt động trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 như du lịch, vận tải, bán lẻ… đã từng bước phục hồi. Khu vực DN có nhiều đóng tích cực vào tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương.
Tân Á Đại Thành trở thành đối tác chiến lược của Samsung Vina
Ngày 9/8/2022, Tổng Công ty Công nghệ cao Tân Á Đại Thành và Công ty Điện tử Samsung Vina đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Theo đó, Tập đoàn Tân Á Đại Thành trở thành đối tác chiến lược của Samsung Vina trong việc khai thác, tối ưu hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ.
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp phụ trợ của LG
Ngày 10/8, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (HEZA) tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp phụ trợ của Tập đoàn LG (Hàn Quốc).
PVN/PV GAS tổ chức thành công hội thảo phát triển thị trường khí
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (PV GAS) đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo Phát triển thị trường khí.
Gần 200 doanh nghiệp Hà Nội bị loại khỏi danh sách khen thưởng vì nợ đóng, không tham gia BHXH
BHXH thành phố Hà Nội đã tham gia xác nhận danh sách các doanh nghiệp, đơn vị được đề nghị, qua đó, ghi nhận có 182 doanh nghiệp thuộc diện nợ đóng BHXH, không tham gia BHXH.
Honda Motor nâng dự báo lợi nhuận hoạt động năm 2022 lên 830 tỷ yen
Ngày 10/8, hãng sản xuất ôtô Honda Motor của Nhật Bản cho biết, đã nâng dự báo lợi nhuận hoạt động trong cả năm 2022 lên 830 tỷ yen (6,2 tỷ USD), từ mức 810 tỷ yen dự báo trước đó, một phần do đồng yen giảm giá.