
Hòa Bình: Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Dịp cuối năm, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm tăng. Để đảm bảo nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiểu thương đã dự trữ đủ mặt hàng thiết yếu và có phương án dự phòng trước những biến động của thị trường.

Theo Sở Công Thương, năm nay, tỉnh Hòa Bình có 5 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường, gồm: Công ty CP đầu tư Sơn Anh, Công ty CP thương mại Định Nhuận, Công ty TNHH Anh Phong, Công ty CP dịch vụ thương mại tổng hợp Vincomerce - chi nhánh Hòa Bình (TP Hoà Bình) và Công ty CP thương mại Tuấn Khánh (Lạc Sơn). Tổng số tiền doanh nghiệp tự bình ổn trên 21,4 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tham gia bình ổn cam kết duy trì giá bán, mặt hàng, điểm bán hàng trong suốt thời gian bình ổn giá từ ngày 25/12/2021 - 10/2/2022. Hàng hoá tham gia chương trình bình ổn thị trường phải bảo đảm về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn thực phẩm và đáp ứng đầy đủ các quy định về ghi nhãn hàng hoá, ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, rau củ quả có tính thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn, như: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt các loại, trứng gia cầm, đường, sữa, dầu ăn, mì tôm, rau củ quả các loại...
Bên cạnh đó, các cơ sở SX-KD trên địa bàn tỉnh cũng đã sẵn sàng nguồn hàng phục vụ dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Các tiểu thương kinh doanh tại chợ dân sinh nhập đủ nguồn hàng để phục vụ dịp Tết từ giữa tháng 11 âm lịch. Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt gà, cá... các hộ sản xuất nông nghiệp, HTX chuẩn bị từ vài tháng trước Tết Nguyên đán. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều đặc sản phục vụ Tết Nguyên đán như cam, bưởi, dưa vàng...
Đức Phượng – VPĐD Hòa Bình
- Giảm giới hạn về sở hữu của cổ đông nhằm hạn chế việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
- Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng trong năm 2023: Tình trạng “kêu cứu”
- Dòng tiền khó khăn và nguy cơ bị thâu tóm của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- Gần 900 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tại thành phố Hồ Chí Minh
- Việt Nam đang gặt hái những lợi ích từ sự phát triển của thương mại điện tử
Cùng chuyên mục


Nghệ An chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Sản lượng hàng hóa qua cảng đang tăng chậm

Tổng cục Hải quan: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu tháng 9 đạt 26,34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt mốc 700 tỷ USD

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm mạnh
-
Thạc sĩ Hà Quách: Sao Michelin kiếm không dễ mà giữ càng khó
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải