Hiêp định RCEP có hiệu lực, ngành Thủy sản Việt Nam “chắp thêm cánh”
- Cơ hội giao thương
- 17:13 19/11/2020
DNHN - Đa số các nước trong khối RCEP đều được đánh giá là có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thủy sản tương đối cao. Trong khi đó, Việt Nam đang là nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản và đã xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Do vậy, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, ngành Thủy sản Việt Nam sẽ “chắp thêm cánh”.
Sở hữu đường bờ biển dài 3,260 km và khu đặc quyền kinh tế với diện tích 1 triệu km vuông, Việt Nam đang là quốc gia sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa dạng được phân bố dựa trên sự khác biệt về đặc điểm địa lý và về khí hậu. Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Ảnh minh họa (ảnh TTXVN).
Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Bên cạnh đó, đa số các nước trong khối RCEP đều được đánh giá là có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thủy sản tương đối cao. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có lợi thế về xuất khẩu thủy sản và trong vòng 10 năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng rất tích cực, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này và đã xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại khu vực RCEP, phần lớn các quốc gia có đặc điểm người tiêu dùng không quá khó tính, ngoại trừ 3 nước Nhật, Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân. Đối với các ngành thế mạnh của Việt Nam tại Hiệp định RCEP này, thủy sản sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể xâm nhập mạnh vào các thị trường của các đối tác RCEP.
Ngoài ra, việc cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ốt-xtrây-lia và các nước ASEAN về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và của Hàn Quốc sau lộ trình cam kết 10-15 năm đối với phần lớn mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng có thể mạnh này vào thị trường các nước RCEP này một cách nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn.
Trang Nhung
Tin liên quan
#Hiệp định RCEP

Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới thông qua Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP được đánh giá góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với các nước trong khu vực.

Vụ trưởng Vụ Chính sách Đa biên nói về ý nghĩa Hiệp định RECP với doanh nghiệp và nền kinh tế VN
Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và mang lại các lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

RCEP có hiệu lực, hàng ngoại tràn ngập, người Việt Nam còn ưu tiên dùng hàng Việt Nam?
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính Trị phát động thực hiện vào năm 2009. Tuy nhiên, khi Hiệp định RCEP ký kết có hiệu lực, hàng ngoại sẽ tràn ngập vào thị trường Việt Nam. Khi đó, người Việt Nam còn ưu tiên dùng hàng Việt Nam?

RCEP - Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và những thách thức sau Covid -19
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa ký kết ngày 15/11 vừa qua được đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế sau đại dịch và ứng phó với những thách thức khó lường trong tương lai.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Bảo Yên - Lào Cai: Dự án kè Bảo Hà phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ
Dù thời tiết, dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ nhưng Dự án kè bảo vệ cư dân khu vực đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên) đang được tập trung phương tiện, nhân lực để hoàn thiện các hạng mục dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra.
Đại dịch khiến các doanh nghiệp lữ hành của Hàn Quốc sụt giảm doanh thu
Đối với 17.664 công ty lữ hành tại Hàn Quốc cho thấy, doanh thu năm 2020 đã giảm tới 83,7% xuống còn 206.000 tỷ won.
Những quốc gia yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin tức
Nếu các nhà lập pháp Úc có thể cân bằng lại mối quan hệ giữa các nền tảng công nghệ mới với những hình thức truyền thông cũ thì có thể sẽ đặt nền móng và tạo tiền lệ cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Israel mở cửa lại nền kinh tế sau khi gần 1 nửa dân số tiêm vắc-xin phòng chống COVID-19
Theo tờ Der Spiegel, kết quả mới nhất trong một loạt dữ liệu tích cực về Israel, quốc gia đã tiêm vaccine COVID-19 theo đầu người nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Gần một nửa dân số Israel đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine.
Ngành nhà hàng Mỹ ứng phó với “bình thường mới” sau COVID 19.
Bài viết dưới đây mô tả ảnh hưởng của COVID 19 đối với ngành nhà hàng nước Mỹ và đưa ra dự đoán viễn cảnh phục hồi trong tương lai.
Nền kinh tế Trung Quốc tỏa sáng với tốc độ phục hồi nhanh chóng hậu Covid-19
Nền kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có mức tăng trưởng dương vào năm 2020, ở mức 2,3%. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,5% trong quý cuối cùng, đất nước đã trở lại quỹ đạo như trước Covid-19.
Doanh số bán hàng trên thương mại điện tử ở thị trường Trung Quốc vượt xa so với bán lẻ truyền thống
Theo công ty nghiên cứu eMarketer, khoảng 52,1% tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc dự kiến đến từ các giao dịch thương mại điện tử trong năm nay.
G7 nhóm họp, chú trọng kế hoạch phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19
Cuộc họp của lãnh đạo G7, nhóm các quốc gia kiểm soát gần một nửa nền kinh tế thế giới, được tổ chức theo hình thức trực tuyến với lời kêu gọi về một kế hoạch tái thiết nền kinh tế toàn cầu vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
EU cứng rắn trong đàm phán thương mại là do đâu?
Ủy ban châu Âu tin rằng đã đến lúc đẩy mạnh thương mại trên toàn thế giới hơn nữa nhưng theo một cách cứng rắn hơn trong tương lai.
Điều gì nằm ở mối quan hệ giữa Google, Facebook và báo chí tại các quốc gia?
Trong hai thập kỷ vừa qua, các hãng tin tức toàn cầu phàn nàn rằng các công ty internet đang làm giàu bằng chi phí của họ, bán quảng cáo liên quan đến bài báo của họ mà không chia sẻ doanh thu.