Thứ ba 01/07/2025 10:45
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ

Với giá bán 300 nghìn đồng/kg đã bóc vỏ bọc ngoài, hạt kơ nia vẫn được người tiêu dùng chọn mua để thưởng thức trong dịp tết đến vì lạ lại giàu dinh dưỡng.
Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ
Hạt Kơ nia được trưng bày tại Phiên chợ sản phẩm OCOP – Đặc sản địa phương tại 135a Pasteur, Quận 3, Tp Hcm do Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Chương trình trao đổi lâm sản ngoài gỗ (NTFP-EP) Việt Nam tổ chức.

Chị He Bkrong- Đại diện gian hàng huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết Kơ nia là một loại cây cổ thụ rất to. Trước đây những thầy cúng hay làm lễ chỗ cây Kơ nia, vì vậy đây cũng là loài cây gắn liền với văn hóa thờ cúng của người Tây Nguyên. Trái của cây Kơ nia thường được người dân lượm bỏ trong bồ lúa để dành ăn. Chị cũng không nghĩ rằng nhiều người thành phố lại thích loại trái cây này đến thế.

Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ
Chị He Bkrong- Đại diện gian hàng huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk bày gốm thủ công làng cổ Yang Tao

Chị cho biết, nhiều khách đã ghé gian hàng chị và đều chọn mua ít nhất 1 hộp 250 gram để thưởng thức trong dịp tết này. Hạt kơ nia chị mang xuống đều chưa được rang, vì hạt kơ nia có lượng dầu cao, có tới 67% lượng dầu nên không rang sẵn số lượng nhiều được. Vì vậy, chị hướng dẫn tận tình cho những khách hàng đem về rang.

Hạt kơ nia dễ chín trong vòng 5-7 phút, khi lớp vỏ chuyển sang màu cánh gián thì chín và bóp nhẹ như hạt đậu phộng để dễ dàng tách khỏi nhân. Hạt kơ nia giàu tinh bột, chất xơ, protein thực vật, vitamin nhóm B và khoáng chất (sắt, magie, kẽ). Tốt cho tiêu hóa, tăng năng lượng và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, xương và răng. Sản phẩm của chị đã đạt sản phẩm OCOP.

Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ
Sự kiện có khoảng 60 gian hàng gồm hàng trăm sản phẩm đặc sản địa phương đại diện cho hơn 10 tỉnh, thành của cả nước. Trong đó, nổi bật nhất là những sản phẩm của cộng đồng đồng bào: Dao, Ba Na, Ê Đê, S’Tiêng, Rak Ray….
Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ

Tộc trưởng thời xưa ở làng rất thích ăn hạt trên rừng, trong đó có hạt kơ nia

vì vậy bồ lúa họ sẽ không thiếu hạt này.

Hạt kơ nia hay còn gọi là hạt cây cầy, loại cây thường mọc tự nhiên trong rừng hoặc trên nương rẫy ở khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên… Kơ nia là loại cây mọc tự nhiên nên việc thu hoạch hạt chủ yếu được tận thu từ những cây trong vườn rẫy của các gia đình hoặc từ những cây mọc trong rừng. Chính vì vậy, mặc dù sức tiêu thụ hạt kơ nia trên thị trường ngày càng tăng, nhưng do nguyên liệu đầu vào khan hiếm nên rất khó đáp ứng được nhu cầu. Việc đưa ra thị trường kinh doanh sản phẩm hạt kơ nia thời gian qua cũng giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở một số nơi có thêm thu nhập sau khi tận thu hạt bán cho các đơn vị sản xuất, chế biến.

Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ
Ông Lê Viết Bình – Phó Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phụ trách khu vực phía Nam cắt băng khai mạc hội chợ

Cũng trong khuân khổ sự kiện VIETNAM MARKETING SUMMIT 2025 – Chương trình Xúc tiến thương mại – Phiên chợ sản phẩm OCOP – Đặc sản địa phương, ông Lê Viết Bình – Phó Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phụ trách khu vực phía Nam chia sẻ, sản phẩm OCOP đã và đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn từ khắp mọi miền tổ quốc được nâng tầm giá trị, đến gần hơn không chỉ với người tiêu dùng trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP 5 sao đã trở thành niềm tự hào của quốc gia trong các sự kiện ngoại giao quốc tế.

"Việt Nam là đất nước có một kho tàng vô cùng quý báu và đa dạng các sản phẩm bản địa, các đặc sản vùng miền. Đây vừa là vốn quý, lại vừa là niềm tự hào về bản sắc dân tộc. Sự kiện xúc tiến thương mại - phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương không chỉ góp phần thúc đẩy, tiêu thụ nông sản, đặc sản OCOP mà còn là cơ hội giao lưu văn hóa, bản sắc cộng đồng các dân tộc Việt Nam", ông Bình nhấn mạnh.

"Mục tiêu của OCOP không chỉ là tạo nên sản phẩm, mà còn là hình thành thế hệ doanh nông năng động, trách nhiệm, chung tay phát triển giá trị từ tài nguyên bản địa trở thành niềm tự hào cho cộng đồng, địa phương và đất nước”, ông Lê Viết Bình cho biết thêm.

Bà Trịnh Thị Mỹ Dung – Quản lý Chương trình trao đổi lâm sản ngoài gỗ (NTFP-EP) Việt Nam thông tin, NTFP-EP nhằm mục đích bảo tồn rừng và đồng thời phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương. Đồng bào dân tộc khi tham gia không đòi hỏi chi phí cao hàng năm để đánh giá lại, phù hợp với điều kiện của cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi.

“Chúng tôi tài trợ toàn bộ các chuyến đi lại, ăn uống và khách sạn để các nhóm sản phẩm lên thành phố bán trước Tết. Mục đích là giúp họ có tiền để ăn Tết đủ đầy hơn. Và quan trọng là họ cũng thông qua đây học hỏi từ các doanh nghiệp khác về kỹ năng thương mại, truyền thông để cải thiện sản phẩm của mình”, bà Dung nói.

Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ
Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ
Khách tham quan có nhiều ca sĩ, diễn viên, hoa hậu
Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ

Nhiều sản phẩm khác như mật ong Pơ Kao (Lâm Đồng), măng khô Bình Thuận,

cà phê hữu cơ Lâm Đồng, các loại rau rừng, chuối hột rừng, bò khô Bahnar…

Hạt kơ nia nhặt từ rừng giá 300 nghìn/kg vẫn cháy hàng dịp tết Ất Tỵ
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Thổ cẩm Bana của tỉnh Kon Tum và nhiều đặc sản địa phương khác.

Ngoài hạt Kơ nia, phiên chợ còn mang đến nhiều sản phẩm nổi bật đến từ các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên, vùng núi cao cũng được khách hàng thích thú và mua sắm như: Quảng Ninh có trà hoa vàng Ba Chẻ, Kompucha trà hoa vàng, rượu Ba Kích tím, măng mai; Gia Lai với gạo bọc thép K’Bang, mật ong voi rừng, trà dây rừng, rượu cần Đăk Giang, nấm linh chi, sâm khỏe Kon Pne, măng khô K’Bang; Kon Tum có Môn dóc, đọt mây, dừa rừng, rau thơm, lá dong gói bánh, rượu chòi mòi và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm Bana; Đắk Lắk có nước rửa chén bò hồn, cao gội, cao tắm Mộc Tâm; Lâm Đồng có sản phẩm mật ong rừng Pơ Kao, cà phê hữu cơ, các loại rau lá bép, hạt ươi, hạt dỗi; Bình Định có mật ong An Toàn, đương quy, các loại rau rừng, ớt xiêm xanh.

Nhiều nhất là các sản phẩm của cộng đồng đến từ tỉnh Bình Thuận với các sản phẩm từ than hoạt tính như: túi lọc khí, bột đánh răng, mật ong rừng Sông Phan, chuối hột rừng, các loại nước cốt nghệ mật ong, gừng mật ong, chanh dây, chòi mòi, tinh bột nghệ, đậu đen xanh lòng, măng khô Bang Vre...

Tin bài khác
Giá vàng hôm nay 1/7: Vàng nhẫn "bật" tăng lên mức gần 118 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 1/7: Vàng nhẫn "bật" tăng lên mức gần 118 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 1/7/2025 ghi nhận giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở trong nước đã bật tăng. Tương tự, giá vàng thế giới cũng tăng.
Giá cao su hôm nay 1/7/2025: Giá cao su trên sàn Tocom tăng giảm trái chiều, SHFE giảm đồng loạt

Giá cao su hôm nay 1/7/2025: Giá cao su trên sàn Tocom tăng giảm trái chiều, SHFE giảm đồng loạt

Giá cao su hôm nay 1/7, trên thị trường quốc tế, diễn biến trái chiều xuất hiện giữa các sàn giao dịch lớn, Tocom giằng co nhẹ, SHFE giảm đồng loạt, trong khi sàn Singapore ghi nhận xu hướng tăng.
Giá thép hôm nay 1/7: Thép và quặng sắt bật tăng, kỳ vọng Trung Quốc tung thêm hỗ trợ

Giá thép hôm nay 1/7: Thép và quặng sắt bật tăng, kỳ vọng Trung Quốc tung thêm hỗ trợ

Giá thép hôm nay 1/7 trong nước ổn định, dao động 13.350 - 13.580 đồng/kg; Tại thị trường quốc tế, giá thép và quặng sắt tăng trở lại nhờ nhu cầu ổn định, bất chấp áp lực từ bất động sản và sản xuất Trung Quốc.
Hôm nay (ngày 1/7), liên Bộ Tài chính – Công Thương điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu

Hôm nay (ngày 1/7), liên Bộ Tài chính – Công Thương điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu

Từ 0h00 ngày 1/7, liên Bộ Tài chính - Công Thương chính thức điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội chính thức có hiệu lực.
Giá bạc hôm nay 1/7/2025: Giá bạc trong nước và thế giới đảo chiều tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay 1/7/2025: Giá bạc trong nước và thế giới đảo chiều tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay 1/7, ghi nhận giá bạc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng loạt tăng 9.000 đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá bạc cũng đảo chiều tăng 7.000 VND/ounce, tương đương khoảng 36,32 USD/ounce. Giới phân tích cho rằng, đợt điều chỉnh gần đây chỉ là nhịp nghỉ tạm thời trước khi bước vào giai đoạn tăng giá mới, với nhiều kỳ vọng xoay quanh chính sách lãi suất của Fed và bất ổn địa chính trị toàn cầu.
Giá heo hơi hôm nay 1/7/2025: Giá heo hơi tiếp tục giảm tại miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 1/7/2025: Giá heo hơi tiếp tục giảm tại miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 1/7, ghi nhận tiếp tục xu hướng giảm tại nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam, trong khi khu vực miền Bắc tiếp tục giữ ổn định. Mức thu mua hiện dao động từ 66.000 - 71.000 đồng/kg, với mức giá cao nhất ghi nhận tại Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau.
Giá xăng dầu hôm nay 1/7: Giá xăng giảm, giá dầu tăng tại thị trường trong nước

Giá xăng dầu hôm nay 1/7: Giá xăng giảm, giá dầu tăng tại thị trường trong nước

Giá xăng dầu hôm nay 1/7/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 20.530 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 21.116 đồng/lít. Tại thị trường thế giới, giá dầu chững lại khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt, trong lúc nguy cơ dư cung từ OPEC+ vẫn hiện hữu.
Giá tiêu hôm nay 1/7: Giá tiêu trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 1/7: Giá tiêu trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 1/7/2025 ghi nhận giá tiêu đầu tháng 7 tăng mạnh nhờ nhu cầu xuất khẩu phục hồi và nguồn cung quốc tế thắt chặt, dù vẫn đối mặt rủi ro thuế Mỹ.
Giá lúa gạo hôm nay 1/7/2025: Giá lúa đồng loạt giảm, giá gạo ổn định

Giá lúa gạo hôm nay 1/7/2025: Giá lúa đồng loạt giảm, giá gạo ổn định

Giá lúa gạo hôm nay 1/7, giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ giảm sau nhiều ngày đi ngang, trong khi giá gạo và phụ phẩm tiếp tục ổn định. Trên thị trường thế giới, giá gạo vẫn neo ở mức thấp khi Ấn Độ đang phải vật lộn với tồn kho kỷ lục và áp lực giải phóng hàng triệu tấn gạo dư thừa.
Giá cà phê hôm nay 1/7/2025: Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới tiếp tục giảm

Giá cà phê hôm nay 1/7/2025: Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới tiếp tục giảm

Giá cà phê hôm nay 1/7, ghi nhận trong nước tăng nhẹ trở lại 300 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên, dao động quanh mức 94.200 – 94.500 đồng/kg. Tuy nhiên, thị trường thế giới vẫn tiếp tục xu hướng đi xuống, với cà phê robusta và arabica đồng loạt giảm giá trên hai sàn giao dịch chủ chốt.
Giá sầu riêng hôm nay 1/7: Sầu riêng Thái giá nhích tăng

Giá sầu riêng hôm nay 1/7: Sầu riêng Thái giá nhích tăng

Giá sầu riêng hôm nay 1/7, thị trường nhìn chung vẫn ở mức thấp, sầu riêng Thái hôm nay ghi nhận tăng nhẹ 2.000 đồng/kg so với hôm qua, sầu riêng Ri6 ít biến động về giá.
Tỷ giá USD hôm nay 1/7/2025: Trước kỳ vọng Fed hạ lãi suất, đồng USD thế giới giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 1/7/2025: Trước kỳ vọng Fed hạ lãi suất, đồng USD thế giới giảm sâu

Sáng 1/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD tăng 4 đồng, hiện ở mức 25.052 đồng.
Dự báo giá vàng 1/7: Vàng trong nước và thế giới có xu hướng “bật” tăng mạnh

Dự báo giá vàng 1/7: Vàng trong nước và thế giới có xu hướng “bật” tăng mạnh

Dự báo giá vàng ngày 1/7/2025 dự kiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có xu hướng tăng.
Dự báo giá tiêu 1/7: Giá tiêu trong nước đồng loạt bật tăng mạnh

Dự báo giá tiêu 1/7: Giá tiêu trong nước đồng loạt bật tăng mạnh

Dự báo giá tiêu 1/7/2025 dự kiến tăng 1.500 - 2.000 đồng/kg, dao động 130.000 - 134.500 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Dự báo giá cà phê 1/7: Giá cà phê trong nước và thế giới tăng “sốc”

Dự báo giá cà phê 1/7: Giá cà phê trong nước và thế giới tăng “sốc”

Dự báo giá cà phê 1/7/2025 dự kiến tăng 500 - 1.000 đồng/kg, dao động 94.500 - 95.200 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.