Chủ nhật 17/11/2024 07:49
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hàng “Made in China” tiếp tục vướng mắc trên đường ra nước ngoài

04/08/2021 15:43
Các công ty Trung Quốc muốn vươn ra toàn cầu đang gặp phải vấn đề vận chuyển và nhiều rủi ro khác nhau.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Tiếp cận sản xuất giá rẻ trong nước đã mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài. Tuy nhiên điều này đang trở thành bất lợi khi đại dịch ngày càng diễn biến phức tạp và căng thẳng thương mại làm gián đoạn các kênh cung cấp quốc tế.

Fang Xueyu, Phó Chủ tịch tiếp thị quốc tế Kiêm Tổng Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Công ty thiết bị gia dụng Trung Quốc Hisense, cho biết, nhiều hàng hóa không thể được vận chuyển ra ngoài. Chi phí vận chuyển các container đã tăng gấp 5 lần từ khoảng 3.000 USD lên tới 15.000 USD, cần tới khoảng một tuần để vận chuyển đến châu Âu.

Từ vụ tắc nghẽn kênh đào Suez vào tháng 3 cho đến sự xuất hiện trở lại của các tụ điểm bùng dịch Covid-19 tại một trong những trung tâm xuất khẩu lớn của Trung Quốc ở Quảng Châu vào tháng 6, gián đoạn về hậu cần đã liên tục ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu. Alexander Klose, Phó Giám đốc điều hành hoạt động ở nước ngoài của công ty khởi nghiệp ô tô điện Trung Quốc cho biết: “Hệ thống hậu cần hiện rất hỗn loạn... Chúng tôi phải lùi ngày giao hàng vì không có tàu, không có container. Một số chuyến hàng bị trì hoãn hai, ba tháng chỉ vì phương tiện chở hàng không thể xuất cảng”.

Nhiều số liệu cho thấy, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc ở các nước ngoài khu vực vẫn phát triển mạnh mẽ. Cơ quan hải quan cho hay, trong nửa đầu năm, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu tăng 35,9% so với một năm trước lên 233 tỷ USD, trong khi sang Mỹ tăng 42,6% lên 252,86 tỷ USD. Những doanh nghiệp như Hisense mong muốn mở rộng hoạt động nước ngoài và kiếm được 7,93 tỷ USD trên thị trường quốc tế trong đợt đại dịch năm ngoái. Công ty đặt mục tiêu tăng gấp ba lần doanh thu từ thị trường nước ngoài trong tổng doanh thu lên 23,5 tỷ USD năm 2025. Sau tất cả, chậm trễ vận chuyển đánh dấu thách thức mà các công ty Trung Quốc phải đối mặt khi cố gắng tiếp cận thị trường quốc tế.

James Root, một đối tác của công ty tư vấn quản lý Bain, chỉ ra trong số khoảng 3.400 công ty Trung Quốc hoạt động quốc tế, chỉ có khoảng 200 công ty đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD ở nước ngoài. Ông phân tích: “Nếu tìm hiểu kỹ, những doanh nghiệp tiên phong ban đầu như Lenovo, Haier và Huawei đã mở lối đi cho rất nhiều công ty đa quốc gia khác của Trung Quốc. Các công ty như vậy có xu hướng chạy mô hình xuất khẩu nhiều hơn là hoạt động kinh doanh quốc tế”. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhiều nhà kinh tế dự đoán Trung Quốc đang đứng trước cơ hội vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất trong vài năm tới.

Những rủi ro khác

Bên cạnh khâu hậu cần, các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng ở nước ngoài gần đây phải đối mặt với cuộc đàn áp các đánh giá giả mạo của Amazon. Li Xinggan, Giám đốc bộ phận ngoại thương tại Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp báo đầu tháng này: “Chúng tôi hiểu rằng một số người bán có hành vi được coi là vi phạm Quy tắc ứng xử của người bán của Amazon và các điều khoản khác, gây ra các hạn chế đối ảnh hưởng của sàn bán lẻ”. Ông nói thêm: “Chúng tôi luôn yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp và quy định của mỗi quốc gia, tôn trọng phong tục tập quán địa phương và phát triển hoạt động theo quy định của pháp luật”.

Các thương gia Trung Quốc cũng có thể phải đối mặt với chi phí cao hơn do quyết định của EU thực hiện chính sách thuế mới đối với hàng hóa xuất khẩu vào khu vực. Tờ Nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho biết trong một bài báo vào cuối tháng 6 về thông cáo mới nhất của Hiệp hội doanh nghiệp báo cáo về những rủi ro đối với các công ty Trung Quốc ra nước ngoài: “Những thách thức về chính trị, kinh tế, tuân thủ, hậu cần và nhân sự mà các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt khi ra nước ngoài đã gia tăng đáng kể... Trong những năm gần đây, việc xác định không đầy đủ các rủi ro và phòng ngừa đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc”.

Lợi thế hàng không của Alibaba

Đối với Alibaba, một doanh nghiệp lớn trong thị trường thương mại điện tử nội địa của Trung Quốc, chiến lược ra nước ngoài của tập đoàn bao gồm việc đầu tư vào đơn vị hậu cần, Cainiao. William Wang, Tổng Giám đốc khu vực Tây Ban Nha, Pháp và Ý của AliExpress, doanh nghiệp thương mại điện tử quốc tế của Alibaba, cho hay thông qua quan hệ đối tác của Cainiao với các công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của các công ty khác nhau, “chúng tôi có nguồn cung cấp hàng hóa ổn định cho các nước châu Âu”. Ông tuyên bố rằng, người bán trên AliExpress đã có thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng mà không phải trả thêm phí hoặc chậm trễ. Tuy nhiên, phí vận chuyển hàng không thường cao hơn nhiều so với vận chuyển hàng hóa khiến việc xuất khẩu ô tô hoặc thiết bị gia dụng lớn trở nên không thực tế.

Những thách thức về hậu cần đồng nghĩa với các công ty Trung Quốc sẽ bản địa hóa hơn nữa trên các thị trường quốc tế. Các công ty thương mại điện tử đã và đang xây dựng hoặc thuê không gian nhà kho ở châu Âu, vì vậy người bán có thể gửi trước sản phẩm để lưu trữ tại đó. Sau khi khách đặt hàng, sản phẩm chỉ cần di chuyển từ một nhà kho gần đó thay vì xuyên lục địa. Số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, các công ty Trung Quốc đã xây dựng khoảng 100 nhà kho mới ở nước ngoài trong nửa đầu năm nay, sau khi tăng 800 kho vào năm ngoái.

Các công ty Trung Quốc đang tìm kiếm những cách khác để thiết lập sự hiện diện của họ ở thị trường nước ngoài. Năm 2022, AliExpress có kế hoạch tăng gấp đôi nhân viên tại Pháp, Tây Ban Nha và Ý từ số lượng hơn 200 người hiện tại. Đối với Hisense, công ty chuẩn bị hoạt động sát nhập nhiều hơn và xây dựng nhà máy ở các quốc gia khác nhau.

TL

Tin bài khác
Xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025?

Xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025?

Với những nền tảng thuận lợi hiện tại cùng các chiến lược thích ứng linh hoạt, xuất nhập khẩu Việt Nam trong quý I/2025 hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá.
Chương trình kết nối giao thương quốc tế tại Cà Mau 2024

Chương trình kết nối giao thương quốc tế tại Cà Mau 2024

Chương trình nhằm mục đích xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh tỉnh Cà Mau đến với các đối tác quốc tế, đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong tỉnh.
Long An tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Pháp

Long An tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Pháp

Lãnh đạo tỉnh Long An cam kết mạnh mẽ không ngừng cải thiện cơ sở hạ tầng, tối giản hóa thủ tục hành chính và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Pháp.
Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng Soletanche Freyssinet (Pháp)

Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng Soletanche Freyssinet (Pháp)

Ngày 12/11 (giờ địa phương), Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm trưởng đoàn đã đến Thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu chuyến công tác xúc tiến đầu tư thương mại tại châu Âu.
Hải quan triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Việt - Trung

Hải quan triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Việt - Trung

Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan Lạng Sơn hợp tác với Hải quan Nam Ninh (thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc) để thiết lập mô hình cửa khẩu thông minh.
Các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng tỉnh Tuyên Quang thu hút người dân Thủ đô

Các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng tỉnh Tuyên Quang thu hút người dân Thủ đô

Với hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm đặc trưng tỉnh Tuyên Quang đã thu hút nhiều người dân ở Thủ đô khi đến tham dự và mua sắm
Online Friday 2024 tại Yên Bái: Mức khuyến mại hàng hóa, dịch vụ lên đến 100%

Online Friday 2024 tại Yên Bái: Mức khuyến mại hàng hóa, dịch vụ lên đến 100%

Sở Công Thương Yên Bái xây dựng Kế hoạch tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024” trên địa bàn tỉnh.
Thị trường quốc tế thu hút doanh nghiệp Việt 2024

Thị trường quốc tế thu hút doanh nghiệp Việt 2024

Bức tranh đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2024 tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa, đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế.
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các DN Trung Quốc , T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Nhiều kết quả tốt đẹp sau chuyến công tác của Chủ tịch tỉnh Lào Cai tại Vân Nam

Nhiều kết quả tốt đẹp sau chuyến công tác của Chủ tịch tỉnh Lào Cai tại Vân Nam

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai đề xuất đẩy mạnh kết nối về hạ tầng giao thông, chính sách thông thoáng và triển khai các khu hợp tác kinh tế qua biên giới đồng bộ.
Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại Châu Âu

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại Châu Âu

Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An sẽ tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức.
Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, các biện pháp bảo hộ sẽ được thiết lập mạnh mẽ hơn, đi kèm với sự gia tăng của các vụ kiện phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ hàng sản xuất nội địa của Mỹ.
Phú Thọ: 80 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại hàng tiêu dùng

Phú Thọ: 80 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại hàng tiêu dùng

Từ ngày 5-12/11, tại Sân vận động Bảo Đà, thành phố Việt Trì, Công ty TNHH thương mại và truyền thông quốc tế Giang Anh tổ chức Hội chợ Thương mại tiêu dùng thành phố Việt Trì.
Nhiều thành tựu trong sản xuất, xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2024

Nhiều thành tựu trong sản xuất, xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2024

Năm 2024 là một năm đầy dấu ấn cho ngành gỗ Việt Nam với nhiều thành tựu trong sản xuất, xuất khẩu và cam kết phát triển bền vững.
Nhiều công nghệ mới xuất hiện tại triển lãm Vietwater 2024 và triển lãm xử lý nước thải, công nghệ môi trường

Nhiều công nghệ mới xuất hiện tại triển lãm Vietwater 2024 và triển lãm xử lý nước thải, công nghệ môi trường

Sáng 6/11, Tại TP.HCM diễn ra lễ khai mạc triển lãm về ngành Cấp thoát nước, Công nghệ Lọc nước và Xử lý nước thải tại Việt Nam – Vietwater 2024 và Triển lãm về Xử lý Chất thải và Công nghệ Môi trường tại Việt Nam – WETV 2024. Sự kiện là nơi trưng bày các công nghệ và giải pháp tiên tiến nhất trong lĩnh vực cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải, môi trường.