
Hàng loạt nhà mạng, nhà bán lẻ châu Á ngừng bán điện thoại Huawei
Google tuyên bố sẽ tuân thủ với lệnh cấm, điều này không khỏi khiến nhiều người hoài nghi về khả năng liệu điện thoại của Huawei có thể tiếp tục chạy trên hệ điều hành Android hay không.
Các hãng viễn thông tại Nhật và Đài Loan đã đi đầu tại châu Á trong việc tuyên bố họ sẽ không bán điện thoại di động của Huawei khi mà Mỹ công bố biện pháp hạn chế mới với hoạt động của Huawei. Một số hãng viễn thông Hàn Quốc cho biết họ cũng có thể sẽ đưa ra quyết định tương tự.
Theo Nikkei, động thái mới nhất của hàng loạt hãng viễn thông có thể coi như cú sốc với tham vọng vươn ra toàn cầu của Huawei ở thời điểm công ty công nghệ lớn của Trung Quốc này giành được vị thế hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên toàn cầu.
Trong khi đó, công ty viễn thông hoặc bán lẻ tại một số nước khác cho biết họ không hề có kế hoạch trì hoãn hay ngừng bán thiết bị di động của Huawei sau khi nhận được trấn an từ hãng rằng thiết bị sẽ không chịu ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nhà mạng SoftBank của Nhật đã hủy kế hoạch bán điện thoại P30 vào ngày thứ Sáu tuần này, nhà mạng KDDI cũng trì hoãn việc bán thiết bị di động cao cấp trên, theo kế hoạch ban đầu được công bố vào cuối tháng này.
Công ty viễn thông di động Chunghwa Telecom lớn nhất tại Đài Loan, nói với Nikkei rằng công ty sẽ ngừng nhập thêm thiết bị di động của Huawei để về kinh doanh và rằng sẽ tiếp tục bán một số mẫu điện thoại hiện tại đã có trên kệ hàng.
Hãng viễn thông lớn thứ 2 của Đài Loan, Taiwan Mobile, cuối ngày thứ Tư cũng công bố sẽ không bán điện thoại thông minh Trung Quốc: “Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục bán điện thoại Huawei đã nhập về. Thế nhưng chúng tôi sẽ không bán điện thoại mới của Huawei bởi nó không được hỗ trợ bởi dịch vụ của Google”.
Hãng viễn thông KT của Hàn Quốc cũng đang cân nhắc dừng bán điện thoại thông minh và máy tính bảng của Huawei. Telkomsel, hãng viễn thông di động lớn nhất Indonesia, cho biết hãng đang xem xét tình hình.
Quan điểm thận trọng trong việc bán điện thoại Huawei của các hãng đã được đưa ra sau khi phía Mỹ đưa Huawei vào danh sách theo dõi đặc biệt vào ngày thứ Sáu tuần trước, theo đó các nhà mạng Mỹ sẽ phải cần đến giấy phép để xuất khẩu linh kiện, dịch vụ và phần mềm cho Huawei.
Google tuyên bố sẽ tuân thủ với lệnh cấm, điều này không khỏi khiến nhiều người hoài nghi về khả năng liệu điện thoại của Huawei có thể tiếp tục chạy trên hệ điều hành Android hay không.
Từ đó đến nay, phía Mỹ đã nới lỏng bớt lệnh cấm bằng việc cho phép các công ty Mỹ tiếp tục làm ăn kinh doanh với Huawei trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, Huawei được loan tin rằng đang phát triển hệ điều hành riêng từ mùa thu năm nay.
Một số hãng viễn thông và bán lẻ tại nhiều thị trường khác như Thái Lan, Việt Nam vẫn tiếp tục bán điện thoại Huawei.
Trung Mến
- Sự bùng nổ EV của Châu Âu đối mặt với những thách thức về lưới điện
- Moody's hạ triển vọng tín dụng của Trung Quốc xuống mức tiêu cực
- Cop28 đang tạo tiền đề cho hoạt động buôn bán hydro toàn cầu
- Anabel Kindersley - CEO Neal's Yard Remedies: Khả năng phục hồi và sự nhanh nhẹn là phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo
- Doanh nghiệp FDI sẽ tạo đòn bẩy để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cùng chuyên mục


Gã khổng lồ OpenAI nộp hai đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Mô hình AI mới của Google hoãn ngày ra mắt

CEO Nvidia: Mỹ cần 10-20 năm mới có thể hoàn toàn tự chủ cung ứng chip

Dự kiến sẽ có 610 triệu thuê bao 5G mới trong năm 2023

Giám đốc AI tại Meta: Sự ra đời của ChatGPT gây bất ngờ với mọi người
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân