Hà Quảng (Cao Bằng): Lưu giữ nét đẹp từ làng nghề truyền thống
- Sản phẩm
- 20:03 06/04/2021
DNHN - Khi nhắc đến sản phẩm giấy bản là người ta nhắc đến ngay đến vùng đất Hà Quảng, Cao Bằng được các nghệ nhân nơi đây lưu giữ bằng phương pháp làm thủ công từ các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn tại địa phương.
Theo thông tin một người dân nơi đây kể lại rằng: Nghề làm giấy bản có từ rất lâu được người dân tộc Tày, Nùng ở nơi đây sử dụng để ghi chép gia phả dòng họ, ghi chép các làn điệu dân ca, truyện cổ dân gian... được sử dụng trong đời sống tâm linh như làm giấy tiền, vàng mã, trang trí nhà, viết chữ Nho, chữ Hán.

Lớp bột giấy bản tươi mới lên khuôn.
Công đoạn làm giấy bản vô cùng kỳ công, đầu tiên các nghệ nhân nơi đây lấy cây giấy dó trên rừng, tước sạch vỏ phơi khô một ngày rồi ngâm nước 1 ngày cho mềm. Sau đó đem về ngâm vôi, cuốn thành cục rồi nung trong một ngày. Nung xong lấy ra rửa sạch rồi lại ngâm cho mềm, tiếp đó mang về đập cho nhũn ra. Rồi đổ nguyên liệu xuống hố đá quấy cho tan ra, sau đó trộn với cây nhớt. Khi bột giấy đã nhuyễn thì múc tráng lên khuôn, mỗi khuôn là một tờ. Tiếp đó mang ép khô trong hai tiếng rồi mang về dán lên tường.

Giấy bản được lên khuôn tạo thành sản phẩm.
Với những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên nên không gây hại môi trường nên sản phẩm làm ra rất dễ bán. “Mỗi một tệp hai mươi tờ, nếu bán buôn được mười lăm nghìn đồng. Người dân thường mang đi bán vào những hôm chợ phiên, dịp lễ, tết hoặc bán cho các gia đình có đám tang, tảo mộ. Mỗi đám tang thường phải sử dụng khoảng ba trăm tờ giấy bản.

Sản phẩm Giấy bản được bán nhiều vào những phiên chợ.
Hiện nay, tại thôn Nà Mạ có khoảng 40 hộ dân thì vẫn còn 10 hộ duy trì nghề làm giấy bản, thu nhập bình quân từ nghề làm giấy khoảng 20 triệu đồng/năm. Nghề làm giấy bản không cần nhiều vốn đầu tư vì chủ yếu nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Nhưng cũng như nhiều nghề truyền thống khác đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kì nên ở địa phương ngày càng ít người làm nghề dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mai một nghề truyền thống. Vì vậy để có thể duy trì làng nghề truyền thống, cần có sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương. Đòi hỏi phải có những chính sách hợp lý để thúc đẩy nghề truyền thống.
Vũ Văn Tiến
Tin liên quan
Đọc thêm Sản phẩm
Vì nhiều lý do, thép nội địa tăng giá chóng mặt
Chỉ trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá thép trong nước với nhiều lý do đã tăng chóng mặt từ 15.000.000 đồng /tấn lên gần 16.000.000 đồng/tấn.
Lâm Đồng sản xuất nấm linh chi theo hướng công nghệ cao
Nấm linh chi là vị thuốc quý từ thiên nhiên đã được sử dụng hàng ngàn năm nay để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Uống linh chi hàng ngày giúp khử độc, thải nhanh kim loại nặng, trợ tim, lọc máu, vững gan tỳ, lưu thông động mạch, ngăn chặn tiểu đường, chống suy thận, hỗ trợ an thần, tăng miễn dịch cơ thể.
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Thanh hóa mang lại hiệu quả cao, kiểm soát tốt dịch bệnh với mô hình nuôi tôm vụ Đông
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định về diện tích, đẩy mạnh phát triển nuôi thâm canh một số đối tượng, như: tôm thẻ chân trắng, ngao Bến Tre, cá chép, trắm đen, trắm cỏ, cá rô phi... góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Đồng Nai: Phát triển mạnh diện tích vườn cây ăn trái
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, hiện toàn tỉnh hiện có trên 170 ngàn ha cây lâu năm, tăng 188 ha so cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt gần 98,8 ngàn ha, diện tích cây ăn quả lâu năm đạt gần 70 ngàn ha.
Huyện Đông Anh: Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao
Đi cùng quá trình đô thị hóa khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, tuy nhiên giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội) trong 5 năm gần đây đều đạt bình quân trên 2.000 tỷ đồng/năm; đồng thời đã xây dựng được vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao.
Trái Xoài Việt Nam rộng cửa tại thị trường Hàn Quốc
Theo thống kê, Việt Nam hiện đang là thị trường cung cấp trái xoài lớn thứ 4 và chiếm 6,2% tổng lượng nhập khẩu trái xoài của Hàn Quốc.
Kon Tum: Mắc ca được nhiều địa phương xác định là cây trồng chủ lực
Cây Mắc ca được đưa về trồng tại tỉnh Kon Tum bắt đầu từ năm 2012, đến nay phát triển được trên 360ha; trong đó, trồng thuần khoảng 250ha và trồng xen khoảng 110ha. Sản lượng thu bói ước đạt 30 tấn. Diện tích trồng xen chủ yếu trong vườn cà phê, cây ăn quả và hàng rào quanh vườn.
Đà Lạt: Mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất giống hoa lớn nhất cả nước
Tại Đại hội Hiệp hội Hoa Đà Lạt khóa 6 ngày 10/04, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phan Văn Đa nhiệm kỳ 2021-2024, cho biết mục tiêu và định hướng đưa Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuát hoa giống lớn nhất cả nước.
Tỉnh Đồng Nai: Thực hiện quyết liệt hơn trong Chương trình OCOP
Chiều ngày 08/04, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì cuộc họp liên quan tới việc tìm ra mục tiêu chung trong Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ” (gọi tắt là Chương trình OCOP ) giai đoạn 2021 – 2025.
Quảng Trị : Doanh nghiệp và nông dân kết hợp xuất khẩu dược liệu qua thị trường Mỹ
Để sản phẩm cao dược liệu an xoa xuất khẩu qua Mỹ, nông dân huyện Cam Lộ đã nỗ lực từ khâu sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm đến đóng gói, mẫu mã, nhãn mác. Bên cạnh đó, UBND huyện Cam Lộ đã kết nối với Công ty CP AGRIDYNAMICS để phối hợp với đối tác tiến hành các bước phân tích thành phần dược tính, kiểm định chất lượng sản phẩm hết sức nghiêm ngặt trước khi xuất khẩu.