Hà Giang đẩy mạnh việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025

10:39 24/02/2021

Hà Giang định hướng những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ, hỗ trợ phát triển bền vững cây cam sành và hỗ trợ đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Cam sành là cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Theo báo cáo của ngành chức năng, trong niên vụ 2020 – 2021, tổng diện tích cam sành của Hà Giang đạt khoảng 6.600 ha; trong đó, có khoảng 5.800 ha cho thu hoạch và sản lượng ước đạt 68.000 tấn. Cam sành bước vào giai đoạn chín và thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch của năm sau.

Trong niên vụ cam 2020 – 2021, do ảnh hưởng do dịch bệnh Covid – 19 nên quá trình vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ cam sành bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng nhiều vườn cam đã chín vẫn còn phải để quả trên cây; hiện tượng này được người dân gọi là “cam treo cành”.

Cho đến thời điểm trung tuần tháng 2 dương lịch, sản lượng cam sành của Hà Giang đã được tiêu thụ mới chỉ đạt khoảng từ 55 – 60%. Riêng huyện Vị Xuyên, do diện tích cam nhỏ và sản lượng cam thấp nên đã tiêu thụ hết trước và sau Tết Nguyên đán. 

Cam sành là cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Ảnh: Internet
Cam sành là cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Ảnh: Internet.

Hà Giang định hướng những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ, hỗ trợ phát triển bền vững cây cam sành và hỗ trợ đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Hướng tới những hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để nâng cao chất lượng cây cam sành trên địa bàn 03 huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên có nhu cầu bảo tồn gen, nhân giống tốt và chuyên giao kỹ thuật, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành, đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Bà  Hà Thị Minh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Các cấp, ngành tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh. Tập trung tổ chức lại sản xuất cho nhân dân gắn với phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa đặc hữu, đặc trưng nhằm nâng cao đời sống, thu nhập, tạo việc làm cho người dân. Đặc biệt, việc phát triển cây cam Sành phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, đáp ứng việc liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái. Mặt khác, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ cho sản phẩm cam Sành Hà Giang. Đối với các nhà vườn cần chủ động tiêu thụ sản phẩm theo khung thời vụ đã được cơ quan chuyên môn thông báo, tránh tình trạng rủi ro khi gặp thời tiết bất thuận… 

Hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Ảnh: Internet
Hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Ảnh: Internet.

Với chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ có nhu cầu vay vốn cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ được vay vốn với lãi suất bằng 0%, mức vay tối thiểu 10 triệu đồng? hộ và tối đa là 30 triệu đồng/ hộ. Đối với tổ chức các nhà có nhu cầu vay vốn để nâng cao chất lượng cây cam sành thì được vay vốn tối đa 60 triệu đồng/ha và đáp ứng được các điều kiện vay vốn quy định. Các tổ chức cá nhân bảo tồn cây cam sành đầu dòng sẵn có và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống nhằm tạo ra nguồn giống đảm bảo chất lượng, sạch bệnh đẻ cung cấp cho diện tích trồng mới thay thế diện tích già cỗi thì được hỗ trợ trực tiếp 500.000 đống/ cây đầu dòng/ năm.

Bên cạnh đó là hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành, các đơn vị tổ chức cá nhân đươc hỗ trợ phải đảm bảo đạt các tiêu chí sản phảm cam sành VietGAP, hữu cơ và có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp,phải có hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cước phí vận chuyển sản phẩm cam sành VietGAP, hữu cơ khi có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường ngoài tỉnh với mức hỗ trợ trực tiếp bằng 100.000 đồng/tấn quả tươi, đồng thời được tham gia chương trình xúc tiến thương mại theo kế hoạch hàng năm của tỉnh.

Lê Mai