Thứ bảy 12/07/2025 23:42
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Google đối mặt với vụ kiện mang tính lịch sử của ngành công nghệ

21/10/2020 14:34
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Google vào sáng thứ Ba, khởi đầu cho thách thức pháp lý lớn nhất mà gã khổng lồ công nghệ từng phải đối mặt.

CEO Sundar Pichai của Google

Giám đốc điều hành Google - Sundar Pichai.Getty Images

Vụ kiện của Bộ Tư pháp có thể dẫn tới việc chia tách một công ty mang tính biểu tượng của nước Mỹ nói riêng và Internet nói chung. Google đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người dân trên khắp thế giới. Dù vậy, không dễ đi tới kết quả này và phải mất hàng năm trời để giải quyết vụ kiện.

Theo trang CNN Business, đơn kiện từ Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) đưa ra những cáo buộc mạnh mẽ, nói rằng Google đã cản trở cạnh tranh để duy trì vị thế thống lĩnh trên thị trường tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo thông qua tìm kiếm.

Đây là lần đầu tiên Mỹ kiện một hãng công nghệ lớn kể từ cuộc chiến với Microsoft vào năm 1998. Gã khổng lồ phần mềm đã đạt được thỏa thuận và vẫn nguyên vẹn sau khi bị Mỹ kiện vì hành vi phản cạnh tranh.

Google và nguy cơ đối mặt với diện chia cắt

Đơn kiện cũng cho biết chính quyền 11 tiểu bang, bao gồm Arkansas, Florida, Georgia, Indiana, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, South Carolina và Texas, cùng gia nhập vụ kiện này. Mục tiêu mà đơn kiện nhằm vào là các biện pháp liên động (interlocking) mà Google áp dụng - cách thức bị cho là gây hại đến cạnh tranh và ngăn không cho đối thủ của Google thu hút được một lượng người dùng đáng kể.

Đơn kiện cáo buộc Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho các nhà sản xuất thiết bị như Apple, LG, Motorola, và Samsung, cũng như các nhà phát triển trình duyệt như Mozilla và Opera để các công ty này đưa Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị và trình duyệt đó, và trong một số trường hợp để ngăn các công ty này bắt tay với đối thủ cạnh tranh của Google. Kết quả là, "Google sở hữu hoặc kiểm soát các kênh phân phối tìm kiếm chiếm khoảng 80% các lệnh tìm kiếm ở Mỹ", đơn kiện viết.

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã trả hàng tỉ USD mỗi năm để "bảo đảm trạng thái mặc định cho công cụ tìm kiếm chung của mình và, trong nhiều trường hợp, đặc biệt cấm các đối tác của Google giao dịch với các đối thủ cạnh tranh của Google" - đơn kiện nói về động thái nhằm chặn "sự cạnh tranh về tìm kiếm trên internet".

Trong một cuộc trao đổi với báo giới ngày 20/10, các quan chức DoJ không loại trừ khả năng Google phải chia tách công ty.

"Chúng tôi không loại trừ bất kỳ một khả năng nào", Thứ trưởng DoJ Jefferey Rosen phát biểu. Ông Rosen cảnh báo rằng nếu DoJ không hành động lúc này, "chúng ta có thể để mất làn sóng sáng tạo tiếp theo" và "người Mỹ có thể sẽ không bao giờ được chứng kiến một Google tiếp theo".

Về phần mình, Google ngay lập tức lên tiếng phản đối. "Vụ kiện ngày hôm nay của Bộ Tư pháp là rất sai lầm", Giám đốc pháp lý Kent Walker của Google viết trong một bài blog. "Mọi người sử dụng Google vì họ lựa chọn như vậy, chứ không phải họ bị ép hay vì họ không thể tìm được công cụ thay thế", ông Walker viết.

Bài blog cũng nói rằng việc Google trả tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên nhiều smartphone như iPhone là "không khác gì" so với việc mà các công ty khác vẫn làm để quảng bá sản phẩm của họ. Việc này "giống như một thương hiệu ngũ cốc trả tiền cho một siêu thị để siêu thị xếp sản phẩm của thương hiệu đó ở cuối dãy, hoặc trên kệ ngang tầm mắt".

Theo ông Rosen, vụ kiện Google là một "cột mốc", nhưng sẽ không khép lại hoạt động trên diện rộng của DoJ đối với ngành công nghệ Mỹ, và các vụ kiện khác vẫn có thể được tiến hành khi cần thiết.

Chính quyền Mỹ kiện Google độc quyền - Ảnh 1.

Google bị cáo buộc chi hàng tỉ USD để giữ vị thế độc quyền - Ảnh: REUTERS

Động thái trước kỳ bầu cử Tổng thống

Động thái khởi kiện Google của DoJ diễn ra sau cuộc điều tra chống độc quyền kéo dài 1 năm và ngay trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Trước thềm bầu cử, các nền tảng công nghệ đã bị siết chặt giám sát về ảnh hưởng lên tâm lý cử tri.

Ngoài ra, Quốc hội Mỹ gần đây cũng đưa ra một báo cáo cho rằng Google và các hãng công nghệ lớn khác nắm "sức mạnh độc quyền" và sử dụng vị thế thống lĩnh theo những phương thức gây hại cho cạnh tranh. Báo cáo cho rằng Amazon xử tệ với các nhà bán hàng bên thứ ba; mức phí và các chính sách của Apple trên gian ứng dụng App Store chống lại sự cạnh tranh; và Facebook tìm cách loại bỏ các đối thủ tương lai thông qua các vụ thâu tóm.

Hàng chục bang ở Mỹ - trong đó có Colorado, Iowa, Nebraska, North Carolina, Tennessee, và Utah - hiện đang tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền khác nhằm vào Google. Cuộc điều tra này đã kéo dài khoảng 1 năm và chưa kết thúc. Ngày 20/10, một số bang cho biết có thể sắp kết thúc cuộc điều tra và nếu khởi kiện, vụ kiện của họ có thể gộp chung vào vụ kiện của Chính phủ liên bang.

Giới phân tích xem vụ kiện Google là động thái mạnh tay nhất của Chính phủ Mỹ nhằm vào Thung lũng Silicon kể từ Washington có sự thay đổi thái độ đối với ngành công nghệ, vì những bằng chứng cho thấy các nền tảng truyền thông xã hội lớn đã bị thao túng trong nỗ lực của nước ngoài nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Sếp lớn của các công ty công nghệ lớn đã liên tục phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về trách nhiệm của họ đối với các vấn đề gồm phát biểu chính trị; nội dung gây thù ghét và thông tin giả mạo; doanh nghiệp nhỏ và báo chí địa phương; và cạnh tranh.

Vụ kiện mới nhất này có thể đặt ra rủi ro chưa từng có tiền lệ đối với hoạt động quảng cáo "hái ra tiền" của Google. Năm ngoái, mảng quảng cáo đem về cho Google 134,8 tỷ USD, chiếm 84% tổng doanh thu.

Điểm báo cho các công ty công nghệ

Sau Google, DoJ hoàn toàn có thể tiến hành các vụ kiện với quy mô tương tự nhằm vào các "ông lớn" công nghệ khác. Chẳng hạn, Facebook cũng đang bị Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra trong hơn 1 năm qua.

"Trước vụ này, vụ kiện độc quyền lớn nhất trong ngành công nghệ Mỹ là vụ Chính phủ kiện Microsoft vào năm 1998", ông William Kovacic, cựu Chủ tịch FTC, cho biết. Trong vụ đó, Washington cáo buộc Microsoft phạm luật vì gắn trình duyệt Internet Explorer lên tất cả các bản của hệ điều hành Windows, một hành động bị cho là cản trở cạnh tranh trên thị trường trình duyệt. Vài năm sau đó, Microsoft và Chính phủ Mỹ đạt một thỏa thuận đặt ra hạn chế mới đối với mảng phần mềm của Microsoft.

Giới chuyên gia đánh giá rằng vụ kiện Microsoft đã mở đường cho sự sáng tạo mới, bao gồm sự nổi lên của Google.

Tổng thống Donald Trump, từ khi lên cầm quyền, đã nhiều lần chỉ trích các nền tảng công nghệ. Ông cáo buộc Facebook, Google và Twitter cố tình kiểm duyệt một cách có hệ thống những nội dung bảo thủ. Các nền tảng này phủ nhận cáo buộc đó của ông Trump và giới chuyên gia cũng không tìm được bằng chứng.

Năm ngoái, khi trả lời phỏng vấn Fox Business,ông Trump nói "chúng tôi nên kiện Google và Facebook, có lẽ chúng tôi sẽ làm vậy".

Tuy nhiên, theo CNN Business, những phát biểu của ông Trump có thể phức tạp hóa bất kỳ vụ kiện nào nhằm vào các công ty công nghệ. Theo truyền thống, các Tổng thống Mỹ thường không phát ngôn về các cuộc điều tra và kiện tụng của Chính phủ, nhằm tránh bị hiểu là có động cơ chính trị trong các cuộc điều tra và kiện tụng đó.

Ly Ly

Tin bài khác
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.
Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Tháng 7/2025, giá điện thoại HONOR tại Việt Nam giảm mạnh, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. HONOR 400 series chính thức mở bán, với giá từ 8,8 triệu đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn.
Tăng thuế VAT, Netflix và các nền tảng số bắt đầu tăng giá người dùng Việt Nam

Tăng thuế VAT, Netflix và các nền tảng số bắt đầu tăng giá người dùng Việt Nam

Từ 1/7, Netflix, Facebook Ads, Google Ads tăng giá tại Việt Nam do thuế VAT tăng từ 5% lên 10%. Người dùng đã có những phản ứng trái chiều trước thay đổi này.
Cloudflare ra mắt chính sách chặn AI crawler mặc định để bảo vệ quyền sáng tạo trong thời đại số

Cloudflare ra mắt chính sách chặn AI crawler mặc định để bảo vệ quyền sáng tạo trong thời đại số

Cloudflare trở thành công ty đầu tiên trên thế giới mặc định chặn trình thu thập dữ liệu AI không có sự đồng ý từ chủ website. Chính sách mới đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ nội dung và quyền lợi của nhà sáng tạo trên Internet.
Google chính thức đưa Veo 3 về Việt Nam: Công cụ AI tạo video siêu thực

Google chính thức đưa Veo 3 về Việt Nam: Công cụ AI tạo video siêu thực

Google vừa ra mắt Veo 3 tại Việt Nam - công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh, hỗ trợ tiếng Việt, mang đến trải nghiệm sáng tạo sống động và dễ tiếp cận.
Bảng giá điện thoại OPPO tháng 7: Đa dạng mẫu mã, giá chỉ từ 2,89 triệu đồng

Bảng giá điện thoại OPPO tháng 7: Đa dạng mẫu mã, giá chỉ từ 2,89 triệu đồng

Tháng 7/2025, bảng giá điện thoại OPPO ghi nhận loạt mẫu đa dạng, giá hợp lý từ phổ thông đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và giải trí.
Từ 1/7/2025, các doanh nghiệp công nghệ tăng tốc hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

Từ 1/7/2025, các doanh nghiệp công nghệ tăng tốc hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền hai cấp vận hành trên toàn quốc với sự hỗ trợ từ FPT, MobiFone, Viettel, VNPT, Vietnam Post, thúc đẩy cải cách hành chính.
Ra mắt ba nền tảng số trọng yếu giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt ba nền tảng số trọng yếu giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã chính thức ra mắt ba nền tảng số trọng yếu nhằm triển khai giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW.