Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay ít biến động. Thị trường lượng ít, gạo các loại trong nước và lúa tươi tương đối ổn định, trong khi đó một số mặt hàng gạo xuất khẩu tiếp đà tăng nhẹ so với đầu tuần và hôm qua.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 24/7/2025: Giá gạo xuất khẩu tiếp đà tăng nhẹ |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, giá gạo ít biến động. Tại An Giang, kho mua đều, giá tương đối ổn định. Tại khu vực Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng về ít, các kho mua đều, giá gạo xô các loại bình giá. Tại khu vực Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng lai rai, gạo nguyên liệu các loại bình giá.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng lai rai, kho chợ mua chậm, bình giá. Tại An Cư - Đồng Tháp mới (Cái Bè, Tiền Giang cũ), lượng về ít, giao dịch mua bán mới lai rai, giá ít biến động.
Giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay tiếp tục tăng nhẹ so với hôm qua. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 tăng 50 đồng/kg, dao động ở mức 8.200 - 8.300 đồng/kg. Trong khi gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.950 - 8.050 đồng/kg; gạo CL 555 hiện ổn định ở mức 8.550 – 8.650 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18 giữ ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; OM 5451 dao động từ 9.000 – 9.150 đồng/kg;…
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 24/7/2025 |
Tại các chợ dân sinh, mặt hàng gạo bán lẻ không đổi. Cụ thể, gạo thường hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ mức cao nhất với giá 28.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 24/7/2025 |
Phân khúc nếp không biến động. Cụ thể, nếp IR 4625 (khô) duy trì ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg; giá nếp IR 4625 tươi hiện ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm
Mặt hàng phụ phẩm đi ngang so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá tấm thơm IR504 dao động ở mức 7.250 - 7.350 đồng/kg; giá cám ổn định ở mức 7.250 – 7.300 đồng/kg; giá trấu hiện ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 24/7/2025 |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, giao dịch mua bán chậm, giá ít biến động. Tại An Giang, lúa thu hoạch có đều, nhu cầu mua bán mới ít, giá chững. Tại Hậu Giang (Cần Thơ mới), giao dịch mua bán lai rai, giá lúa đứng. Tại Cà Mau (Bạc Liêu cũ), nông dân chào bán lúa đều, giá lúa ổn định.
Tại Tây Ninh mới (Long An cũ), thu hoạch lúa có khá hơn một số đồng, giao dịch lúa mới lai rai, giá lúa vững. Tại Đồng Tháp, nông dân chào bán giá lúa cao, nhu cầu hỏi mua vắng, giao dịch mới chậm. Tại Sóc Trăng (Cần Thơ mới), giao dịch mua bán lai rai, giá ít biến động.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay tiếp tục bình ổn so với phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, lúa Nàng Hoa 9 ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) hiện ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; lúa OM 5451 (tươi) dao động mức 5.900 - 6.000 đồng/kg; giá lúa OM 18 (tươi) ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; OM 380 duy trì ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 24/7/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ so với phiên hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 381 USD/tấn (tăng 1 USD/tấn); gạo 25% tấm ở mức 357 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 319 USD/tấn (tăng 2 USD/tấn).
Tương tự, gạo 5% tấm của Thái Lan cũng ghi nhận mức tăng 1 USD/tấn, đạt 376 USD/tấn.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan vẫn duy trì ổn định, lần lượt ở mức 375 USD/tấn và 387 USD/tấn.
Theo Reuters, dữ liệu mới nhất công bố ngày 22/7, lượng gạo trong kho dự trữ quốc gia của Ấn Độ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 55,66 triệu tấn tính đến đầu tháng 7, vượt xa mục tiêu 13,5 triệu tấn mà chính phủ đặt ra. Cùng lúc, lượng lúa mì dự trữ cũng đạt 35,9 triệu tấn – mức cao nhất trong vòng bốn năm trở lại đây.
Một thương nhân tại New Delhi nhận định, lượng tồn kho hiện đã "cao đến mức đáng lo ngại", và ngay cả khi Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu thêm vài triệu tấn cũng chưa chắc giảm được áp lực dư thừa.
Lượng gạo dự trữ dồi dào sẽ giúp quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới chủ động hơn trong kế hoạch mở rộng thị phần toàn cầu, đồng thời giữ vai trò bình ổn giá trong nước trong bối cảnh thị trường lương thực thế giới biến động.
Song song với diễn biến tồn kho, mùa vụ mới của Ấn Độ cũng khởi sắc nhờ thời tiết thuận lợi. Từ đầu tháng 6 đến nay, quốc gia này ghi nhận lượng mưa gió mùa cao hơn trung bình 6%, giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng. Tính đến 18/7, diện tích gieo trồng đã đạt hơn 70,8 triệu ha, tăng 4,1% so với cùng kỳ 2024; riêng diện tích lúa đạt 17,67 triệu ha – tăng mạnh tới 12,4%.
Với điều kiện thời tiết ổn định và chính sách giá hỗ trợ từ chính phủ, giới chuyên gia kỳ vọng, Ấn Độ có thể thu được một vụ mùa bội thu tạo thêm lực đẩy cho xuất khẩu và ổn định nguồn cung nội địa trong những tháng cuối năm.