Trong phiên giao dịch sáng nay, giá lúa biến động trái chiều so với ngày hôm qua. Cụ thể, lúa OM 5451 và lúa OM 18 tăng 100 đồng/kg. Ngược chiều tăng, lúa OM 380 giảm 200 đồng.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 23/2/2025: Tăng - giảm trái chiều với mặt hàng lúa |
Giá gạo trong nước
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), giá gạo nhích, kho mua hàng đều. Riêng kênh chợ, lượng có ít, giao dịch gạo chợ lai rai, kho mua đều, giá biến động không đáng kể.
Ở An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), gạo có lai rai, giá tương đối bình ổn, giao dịch mua bán chậm. Còn tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng về lai rai, kho mua đều, giá gạo nhích nhẹ.
Tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo ổn định. Hiện gạo nguyên liệu OM 380 hiện ở mức 7.550 - 7.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 5451 ở mức 7.900 – 8.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 23/2/2025. |
Tại các chợ lẻ, gạo thường dao động ở mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine giao dịch ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Thị trường nếp không ghi nhận điều chỉnh mới. Hiện, giá nếp IR 4625 (khô) ở mức 9.800 - 10.100 đồng/kg; nếp 3 tháng khô duy trì ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; nếp IR 4625 (tươi) hiện ở mức 8.000 - 8.100 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 23/2/2025. |
Tại Kiên Giang, nông dân chào bán lúa các loại tăng giá, giao dịch ít, một số thương lái vẫn chậm mua, quan sát thị trường. Trong khi đó, giao dịch lúa mới tại An Giang tốt hơn, giá lúa nhích nhẹ nhưng lượng giao dịch không nhiều.
Tại Cần Thơ, giá các mặt hàng lúa xu hướng nhích lên, thương lái mua lai rai trở lại. Còn tại Đồng, nông dân chào bán lúa thơm Đông Xuân nhích, nhiều người mua hơn nhưng chưa chốt giá cao.
Với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay biến động trái chiều so với ngày hôm qua. Cụ thể, lúa OM 5451 hiện ở mức 5.800 - 6.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.600 - 7.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Ngược chiều tăng, lúa OM 380 giao dịch quanh mức 6.400 - 6.500 đồng/kg, giảm 200 đồng. Các loại lúa khác thu mua với giá ổn định, Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đồng/kg; còn Nàng Hoa 9 có giá 9.200 đồng/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 23/2/2025. |
Mặt hàng phụ phẩm
Với mặt hàng phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm không biến động, dao động trong khoảng từ 5.350 - 7.300 đồng/kg. Hiện, giá cám khô tăng 50 đồng, dao động ở mức 5.550 - 5.700 đồng/kg; giá tấm dao động ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg; tấm 3-4 ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 23/2/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay không thay đổi. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện vẫn duy trì ở mức 394 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 369 USD/tấn; gạo 100% tấm giữ ở mức 310 USD/tấn.
Trong khi đó, giá gạo tại các quốc gia khác đã đồng loạt giảm so với tuần trước. Cụ thể, gạo Thái Lan giảm 4 USD xuống còn 414 USD/tấn - mức cao nhất tại châu Á, gạo Ấn Độ giảm 5 USD còn 408 USD/tấn, và gạo Pakistan giảm 7 USD xuống còn 395 USD/tấn. Tương tự, gạo xuất khẩu Pakistan 5% tấm có giá 402 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 370 USD/tấn, còn gạo 100% tấm được giao dịch ở mức 337 USD/tấn. Tại Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu 5% tấm hiện ở mức 413 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm đạt 394 USD/tấn.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm giá này là do Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu sau 2 năm áp lệnh hạn chế, làm tăng nguồn cung trên thị trường quốc tế và tạo áp lực cạnh tranh đối với các nước xuất khẩu khác, bao gồm Việt Nam.
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 532,66 triệu tấn, tăng gần 10 triệu tấn so với niên vụ trước.
Đáng chú ý, sản lượng gạo của bốn quốc gia xuất khẩu chính gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Pakistan đều ghi nhận mức tăng. Riêng Ấn Độ đạt 145 triệu tấn, tăng 7,2 triệu tấn so với năm trước, dẫn đến nguồn cung dư thừa trên thị trường thế giới. Điều này góp phần khiến giá gạo liên tục giảm.