Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ngày 6/12/2024, giá heo hơi vẫn giữ vững đà tăng trên cả nước. Cụ thể, giá heo hơi tại Hà Nội, Thái Bình sau khi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, chạm ngưỡng 64.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 6/12/2024: Giá heo hơi tiếp tục tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg trên cả ba miền. |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc
Theo khảo sát, giá heo hơi tại thị trường miền Bắc tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg tại một vài nơi trong phiên sáng nay, thu mua dao động từ 62.000 - 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái đưa giao dịch heo hơi tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 63.000 đồng/kg.
Cùng chiều tăng, thương lái tại Hà Nội, Thái Bình nâng mức giá thu mua heo hơi lên 64.000 đồng/kg - tăng 1.000 đồng/kg.
Thương lái tại các tỉnh, thành phố khác giao dịch heo hơi với giá ổn định so với phiên hôm qua 5/12.
Bảng giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay 6/12/2024. |
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Ghi nhận giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với phiên hôm qua 5/12, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi thu mua heo hơi cùng tăng 1.000 đồng/kg, hiện ở mức 61.000 đồng/kg.
Theo đó, thương lái tại Hà Tĩnh giao dịch heo hơi tăng 1.000 đồng/kg, Quảng Bình điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg, đưa giá thu mua lên cùng mức 62.000 đồng/kg.
Thương lái tại các tỉnh còn lại trong vùng giữ giá đi ngang, giao dịch heo hơi trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Bảng giá heo hơi tại miền Trung hôm nay 6/12/2024. |
Giá heo hơi tại miền Nam
Khu vực miền Nam, trong phiên sáng nay ghi nhận giá heo hơi tại tỉnh Hậu Giang tăng 1.000 đồng/kg, đưa mức giao dịch lên 62.000 đồng/kg,
Thương lái tại các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang vẫn giữ giá giao dịch heo hơi ở mức 61.000 đồng/kg - ghi nhận mức thấp nhất khu vực.
Thương lái tại các tỉnh khác trong khu vực hiện đang giao dịch heo hơi với giá 61.000 - 64.000 đồng/kg.
Bảng giá heo hơi tại miền Nam hôm nay 6/12/2024. |
Theo thông tin từ Cục Chăn nuôi, việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ đang trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh mà còn góp phần vào phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Để đạt được mục tiêu này, người chăn nuôi cần chú trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường. Một trong những giải pháp được đề xuất là áp dụng mô hình chăn nuôi theo kinh tế tuần hoàn, giúp tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên, hạn chế chất thải và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm chăn nuôi.
Viêc tìm kiếm và sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế trong thức ăn chăn nuôi cũng là yếu tố quan trọng. Cụ thể, các nguồn protein từ sinh khối vi sinh vật, tảo biển và côn trùng có thể là những lựa chọn thay thế hợp lý, giúp giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cải thiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông quốc gia hiện đang triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ và thúc đẩy chăn nuôi theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học, với mục tiêu giúp các địa phương nhân rộng các mô hình chăn nuôi bền vững và hiệu quả.