Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ngày 15/12/2024, tuần qua, giá heo hơi trên toàn quốc giữ đà tăng nhanh vào đầu tuần và dần chững lại vào các phiên cuối tuần, dao động trong khoảng 62.000 - 65.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 15/12/2024: Tuần qua, giá heo hơi tăng nhanh vào đầu tuần và chững lại vào cuối tuần. |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc
Ghi nhận trong tuần qua, giá heo hơi tại thị trường miền Bắc liên tục tăng, hiện dao động từ 63.000 - 65.000 đồng/kg.
Cụ thể, Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình vẫn neo ở mức giao dịch cao nhất 65.000 đồng/kg.
Bảng giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay 15/12/2024. |
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Tuần qua, giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Cụ thể, thương lái tỉnh Khánh Hòa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam giao dịch heo hơi ở mức 62.000 đồng/kg - thấp nhất vùng.
Thương lái thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực miền Trung là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng.
Bảng giá heo hơi tại miền Trung hôm nay 15/12/2024. |
Giá heo hơi tại miền Nam
Giá heo hơi tại thị trường miền Nam trong tuần qua ghi nhận biến động nhẹ, thu mua heo hơi với giá từ 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Thương lái tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương hiện đang giao dịch heo hơi ở mức 64.000 đồng/kg.
Bảng giá heo hơi tại miền Nam hôm nay 15/12/2024. |
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, trong thời gian qua, nhiều tổ chức và cá nhân đã đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Những đầu tư này đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh, hướng tới phát triển bền vững và hiệu quả hơn.
Để phát triển đàn vật nuôi bền vững, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định và kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong ngành chăn nuôi. bao gồm việc tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi và xử lý kịp thời các trường hợp phát hiện dịch bệnh. Việc thực hiện các biện pháp này sẽ góp phần duy trì sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi tại Gia Lai.
Đến nay, tỉnh Gia Lai đã có 27 cơ sở được công nhận là an toàn dịch bệnh động vật. Trong số này, có 3 cơ sở nuôi bò an toàn dịch bệnh đối với các bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục và bệnh lao. Đồng thời, 24 cơ sở nuôi heo tại tỉnh cũng đã đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh, đặc biệt là đối với các bệnh nguy hiểm như dịch tả heo cổ điển và dịch tả heo châu Phi.
Việc công nhận các cơ sở an toàn dịch bệnh là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi ở Gia Lai. Những cơ sở này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi mà còn đóng góp vào việc phòng chống dịch bệnh hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi và cộng đồng.