Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, cập nhật lúc 08:00:01 ngày 19/7/2025 theo trang giacaphe.com, trong nước, giá thu mua mủ cao su tại các doanh nghiệp lớn tiếp tục giữ đà ổn định.
Trên thế giới, giá cao su RSS3 trên sàn Tocom (Nhật Bản) ghi nhận diễn biến trái chiều giữa các kỳ hạn, trong khi giá cao su trên sàn SHFE (Thượng Hải) gần như đứng yên.
![]() |
Giá cao su hôm nay 19/7/2025: Giá cao su trong nước đối mặt thách thức truy xuất nguồn gốc |
Giá cao su trên thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch sáng 19/7, giá cao su RSS 3 trên sàn Tocom ở Nhật Bản tiếp tục tăng giảm trái chiều tại các kỳ giao hàng. Cụ thể, kỳ hạn tháng 7/2025 giảm 3.60 yên/kg (- 1,13%), hiện ở mức 315.90 yên/kg; kỳ hạn tháng 8/2025 giảm 1.70 yên/kg (- 0,53%), ở mức 319.50 yen/kg; kỳ hạn tháng 9/2025 tăng 3.10 yên/kg (+ 0,96%), lên mức 327.50 yen/kg; kỳ hạn tháng 10/2025 giảm 1.80 yên/kg (- 0,55%), ở mức 325.20 yen/kg.
![]() |
Cập nhật: 19/07/2025 lúc 08:09:01 (delay 10 phút) |
Trong phiên sáng nay, giá cao su trên sàn SHFE- Thượng Hải tiếp tục đứng yên tại các kỳ giao hàng. Cụ thể, kỳ hạn tháng 7/2025 giữ ở mức 13.910 NDT/tấn; kỳ hạn tháng 8/2025 hiện ở mức 13.980 NDT/tấn; kỳ hạn tháng 9/2025 ở mức 13.985 NDT/tấn; kỳ hạn tháng 10/2025 duy trì ở mức 13.995 NDT/tấn…
Giá cao su trong nước hôm nay
Tại trường trong nước, giá thu mua mủ cao su tại các doanh nghiệp lớn tiếp tục giữ đà đi ngang trong phiên sáng nay. Cụ thể, tại Công ty cao su Bình Long thu mua mủ nước hiện ở mức 386 - 396 đồng/TSC/kg; mủ tạp có độ DRC 60% có giá 14.000 đồng/kg.
Tương tự, Công ty MangYang báo giá thu mua mủ nước khoảng 389 – 393 đồng/TSC (loại 2-loại 1); còn mủ đông tạp khoảng 340 – 388 đồng/DRC (loại 2-loại 1).
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 390 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 12.700 đồng/kg, mủ nguyên liệu ghi nhận 15.800 – 17.000 đồng/kg.
Công ty Phú Riềng chào giá thu mua mủ tạp ở mức 380 đồng/DRC, giá thu mua mủ nước 410 đồng/TSC.
Từ ngày 1/1/2026, Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) chính thức có hiệu lực, yêu cầu tất cả sản phẩm cao su và cà phê nhập khẩu vào thị trường EU phải truy xuất được nguồn gốc và chứng minh không liên quan đến hoạt động phá rừng.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mặc dù Việt Nam được phân loại thuộc nhóm “rủi ro thấp”, nhưng mọi lô hàng xuất khẩu vào EU vẫn phải cung cấp đầy đủ dữ liệu địa lý, giấy tờ pháp lý và thông tin chuỗi cung ứng. Không có ngoại lệ nào trong quá trình thực thi EUDR.
Để hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân, Bộ đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như GIZ, IDH và Forest Trends xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu vùng trồng, cho phép truy xuất từng lô nguyên liệu qua mã QR gắn với thửa đất cụ thể. Một số địa phương trọng điểm cũng đã thí điểm ứng dụng ghi nhật ký sản xuất điện tử, kể cả khi không có kết nối mạng.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay nằm ở khu vực cao su tiểu điền – chiếm khoảng 54% diện tích và 63% sản lượng. Phần lớn các hộ trồng cao su nhỏ lẻ chưa có sổ sách ghi chép, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đầy đủ, trong khi hoạt động thu mua vẫn chủ yếu qua các kênh phi chính thức, thiếu hóa đơn và hợp đồng rõ ràng. Việc thiếu minh bạch này khiến nguyên liệu dễ bị từ chối khi tiếp cận thị trường EU.