Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, cập nhật lúc 08:10:01 ngày 18/7/2025 theo trang giacaphe.com, trong nước, giá thu mua mủ cao su tại các doanh nghiệp lớn tiếp tục giữ đà đi ngang. Cụ thể, tại Công ty cao su Bình Long thu mua mủ nước hiện ở mức 386 - 396 đồng/TSC/kg; mủ tạp có độ DRC 60% có giá 14.000 đồng/kg.
Trên thế giới, giá cao su tự nhiên trên sàn Thượng Hải SHFE tiếp tục đi ngang. Trong khi đó, giá ca su RSS 3 trên sàn Tocom tiếp tục diễn biến lệch chiều tại các kỳ hạn.
![]() |
Giá cao su hôm nay 18/7/2025: Giá cao su trong nước không đổi, thế giới chịu sức ép từ thiên tai và chính sách |
Giá cao su trong nước hôm nay
Tại trường trong nước, giá thu mua mủ cao su tại các doanh nghiệp lớn tiếp tục giữ đà đi ngang trong phiên sáng nay. Cụ thể, tại Công ty cao su Bình Long thu mua mủ nước hiện ở mức 386 - 396 đồng/TSC/kg; mủ tạp có độ DRC 60% có giá 14.000 đồng/kg.
Tương tự, Công ty MangYang báo giá thu mua mủ nước khoảng 389 – 393 đồng/TSC (loại 2-loại 1); còn mủ đông tạp khoảng 340 – 388 đồng/DRC (loại 2-loại 1).
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 390 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 12.700 đồng/kg, mủ nguyên liệu ghi nhận 15.800 – 17.000 đồng/kg.
Công ty Phú Riềng chào giá thu mua mủ tạp ở mức 380 đồng/DRC, giá thu mua mủ nước 410 đồng/TSC.
Giá cao su trên thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch sáng 18/7, giá cao su RSS 3 trên sàn Tocom ở Nhật Bản tiếp tục diễn biến lệch chiều tại các kỳ giao hàng. Cụ thể, kỳ hạn tháng 7/2025 giảm 2.40 yên/kg (- 0,76%), hiện ở mức 314.50 yên/kg; kỳ hạn tháng 8/2025 giảm 1.80 yên/kg (- 0,56%), về mức 318.50 yen/kg; kỳ hạn tháng 9/2025 tăng 1.80 yên/kg (+ 0,56%), lên mức 321.80 yen/kg; kỳ hạn tháng 11/2025 giảm 0.30 yên/kg (- 0,09%), ở mức 324.70 yen/kg
![]() |
Cập nhật: 18/07/2025 lúc 08:10:01 (delay 10 phút) |
Trong khi đó, giá cao su trên sàn SHFE- Thượng Hải duy trì ổn định trong phiên trực tuyến sáng nay. Cụ thể, kỳ hạn tháng 7/2025 giữ ở mức 13.910 NDT/tấn; kỳ hạn tháng 8/2025 hiện ở mức 13.980 NDT/tấn; kỳ hạn tháng 9/2025 ở mức 13.985 NDT/tấn; kỳ hạn tháng 10/2025 duy trì ở mức 13.995 NDT/tấn…
Tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 8 tăng 0,4% (0,3 baht) lên mức 73,52 baht/kg.
Theo hãng tin Bernama, thị trường cao su Malaysia sáng 18/7 ghi nhận diễn biến trái chiều khi giá cao su SMR 20 tăng 5,5 sen, lên 722 sen/kg, trong khi mủ cao su rời giảm 0,5 sen, xuống còn 563,5 sen/kg. Một thương nhân cho biết giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản đang được hỗ trợ nhờ lo ngại nguồn cung sụt giảm, khi Cục Khí tượng Thái Lan cảnh báo mưa lớn, có thể gây ra lũ quét từ ngày 19 đến 21/7 đe dọa sản lượng tại nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn bị kìm hãm bởi lo ngại lạm phát tại Mỹ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,3% - mức tăng mạnh nhất trong 5 tháng cho thấy các loại thuế quan đã bắt đầu tác động đến chi phí hàng hóa. Điều này làm giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất, ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm hàng hóa nói chung, bao gồm cao su.
Tại châu Âu, ngành cao su đang chịu áp lực ngày càng lớn từ Quy định Chống Phá rừng (EUDR). Hiệp hội Ngành Công nghiệp Cao su Đức (WDK) kêu gọi EU áp dụng nguyên tắc “tiếp xúc đầu tiên” trong kiểm soát nguồn gốc cao su tự nhiên nhập khẩu, nhằm tránh gây quá tải hành chính. Ông Boris Engelhardt - Giám đốc WDK - nhấn mạnh rằng các nhà nhập khẩu đầu tiên vào EU hoàn toàn có thể chứng minh sự tuân thủ EUDR, thay vì đòi hỏi toàn chuỗi sản xuất cùng phải đáp ứng những nghĩa vụ tương tự.