Thứ năm 03/07/2025 21:27
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Gần một nửa số nhà nghiên cứu hàng đầu về AI đến từ Trung Quốc

27/03/2024 16:24
Đến năm 2022, tỷ lệ ở Trung Quốc là 47%, còn Mỹ là 18%, châu Âu là 12% và Ấn Độ là 5%. Điều này cho thấy khoảng một nửa số nhà nghiên cứu AI hàng đầu đến từ Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong những năm gần đây, do các yếu tố như đột phá trong mô hình ngôn ngữ quy mô lớn và học máy, cũng như những cải tiến mạnh mẽ về sức mạnh tính toán, các công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang cạnh tranh gay gắt để thu hút nhân tài AI.

Sử dụng dữ liệu từ NeurIPS, hội nghị thượng đỉnh AI lớn và có uy tín nhất trong năm quy tụ số lượng lớn các công trình nghiên cứu đỉnh cao về AI, MacroPolo đã thực hiện báo cáo nhằm định lượng sự cân bằng toàn cầu về nguồn nhân lực - vốn là yếu tố thiết yếu cho sự phát triển của hệ sinh thái AI. Tác giả các bài báo được NeurIPS chấp nhận là một dấu hiệu xuất sắc cho thấy họ nằm trong số 20% nhà nghiên cứu hàng đầu về nghiên cứu AI.

Biểu đồ "Các quốc gia có 20% nhà nghiên cứu AI hàng đầu" của MacroPolo cho thấy những con số đáng chú ý. Vào năm 2019, tỷ lệ ở Trung Quốc là 29%, Mỹ là 20%, châu Âu là 17% và Ấn Độ là 8%. Nhưng đến năm 2022, tỷ lệ ở Trung Quốc là 47%, còn Mỹ là 18%, châu Âu là 12% và Ấn Độ là 5%. Điều này cho thấy khoảng một nửa số nhà nghiên cứu AI hàng đầu đến từ Trung Quốc.

Theo New York Times, tình trạng mất cân bằng nhân tài đã manh nha trong hơn một thập kỷ qua. Trong thập kỷ 2010, Mỹ được hưởng lợi khi lượng lớn những bộ óc hàng đầu của Trung Quốc chuyển đến các trường đại học ở Mỹ để lấy bằng tiến sĩ.

Phần lớn trong số họ đều ở lại Mỹ. Nhưng nghiên cứu cho thấy xu hướng đó đã bắt đầu thay đổi với số lượng các nhà nghiên cứu Trung Quốc ở lại quê nhà ngày càng tăng.

Tương lai sắp xảy ra trong vài năm tới được New York Times đánh giá là rất quan trọng khi Trung Quốc và Mỹ đua nhau giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực AI - công nghệ có khả năng tăng năng suất, củng cố các ngành công nghiệp và thúc đẩy tiến bộ đổi mới. Đây cũng là lĩnh vực biến các nhà nghiên cứu thành một trong những nhóm người có vai trò quan trọng nhất về mặt địa chính trị của thế giới.

Trong vài năm trở lại, AI tạo sinh là chủ đề chiếm lĩnh ngành công nghệ ở Thung lũng Silicon và Trung Quốc, tạo ra làn sóng đầu tư và tài trợ mạnh mẽ. Sự bùng nổ này được dẫn dắt bởi những gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Google và các start-up mới nổi như OpenAI.

Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ thu hút các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Nhưng bên cạnh đó, căng thẳng giữa chính quyền 2 nước cũng có thể ngăn cản một số nhà nghiên cứu chạy theo làn sóng.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã nuôi dưỡng rất nhiều tài năng AI. Một phần là vì họ đầu tư mạnh tay vào mảng giáo dục về trí tuệ nhân tạo.

Từ năm 2018, quốc gia này đã bổ sung hơn 2.000 chương trình đại học liên quan đến AI. Trong đó, hơn 300 chương trình được tổ chức tại các trường đại học ưu tú nhất, Damien Ma, Giám đốc điều hành của MacroPolo cho biết.

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi MacroPolo cũng cung cấp dữ liệu hiện thị biểu đồ các quốc gia 20% nhà nghiên cứu AI hàng đầu làm việc. Vào năm 2019, tỷ lệ ở Mỹ là 59%, Trung Quốc là 11%, châu Âu là 10% và Canada là 6%. Đến năm 2022, con số này ở Mỹ là 42%, Trung Quốc là 28%, châu Âu là 12% và Canada là 2%.

Mặc dù Mỹ là nước tiên phong trong những đột phá về AI và là nơi tập trung của nhiều chuyên gia AI đến làm việc nhưng không ít đóng góp của những thành tựu này đều đến từ các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc hiện chiếm 38% tổng số chuyên gia AI hàng đầu làm việc tại Mỹ. Trong khi đó, số người Mỹ chỉ chiếm 37%, theo nghiên cứu. 3 năm trước đó, người Trung Quốc chiếm 27% nhân tài làm việc tại Mỹ, thấp hơn một chút so với 31% của Mỹ.

Chính nguồn nhân lực AI này của Trung Quốc đã đặt Mỹ vào vấn đề nan giải. Trong khi quốc gia này cố gắng ngăn chặn hoạt động gián điệp từ Trung Quốc, họ buộc phải chấp nhận các nhà nghiên cứu AI Trung Quốc nếu không muốn bị tụt lại phía sau trong lĩnh vực AI. Kết quả là, nhiều vụ rò rỉ có thể xảy ra. Tiêu biểu nhất khi vào tháng 3/2024, một cựu nhân viên Google - Linwei Ding đến từ Trung Quốc bị truy tố về tội đánh cắp bí mật thương mại liên quan đến AI và chuyển chúng về cho một công ty Trung Quốc.

Các nhà điều tra Mỹ cáo buộc kỹ sư Google Linwei Ding đánh cắp hơn 500 tập tin bí mật, liên quan đến kế hoạch phát triển trung tâm dữ liệu, phục vụ huấn luyện học máy, bao gồm cả AI tạo sinh.

Những thứ bị đánh cắp gồm các chi tiết về chip, hệ thống và phần mềm giúp siêu máy tính "có khả năng thực thi ở mức đỉnh cao của công nghệ máy học và AI".

Cựu kỹ sư Google Linwei Ding sẽ đối mặt với án tù lên đến 10 năm và mức phạt 250.000 USD cho mỗi tội danh.

Phương Hà (t/h)

Tin bài khác
Google chính thức đưa Veo 3 về Việt Nam: Công cụ AI tạo video siêu thực

Google chính thức đưa Veo 3 về Việt Nam: Công cụ AI tạo video siêu thực

Google vừa ra mắt Veo 3 tại Việt Nam - công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh, hỗ trợ tiếng Việt, mang đến trải nghiệm sáng tạo sống động và dễ tiếp cận.
Bảng giá điện thoại OPPO tháng 7: Đa dạng mẫu mã, giá chỉ từ 2,89 triệu đồng

Bảng giá điện thoại OPPO tháng 7: Đa dạng mẫu mã, giá chỉ từ 2,89 triệu đồng

Tháng 7/2025, bảng giá điện thoại OPPO ghi nhận loạt mẫu đa dạng, giá hợp lý từ phổ thông đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và giải trí.
Từ 1/7/2025, các doanh nghiệp công nghệ tăng tốc hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

Từ 1/7/2025, các doanh nghiệp công nghệ tăng tốc hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền hai cấp vận hành trên toàn quốc với sự hỗ trợ từ FPT, MobiFone, Viettel, VNPT, Vietnam Post, thúc đẩy cải cách hành chính.
Ra mắt ba nền tảng số trọng yếu giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt ba nền tảng số trọng yếu giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã chính thức ra mắt ba nền tảng số trọng yếu nhằm triển khai giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW.
Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 7/2025: Giảm nhẹ nhiều mẫu, ưu đãi hấp dẫn giữa năm

Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 7/2025: Giảm nhẹ nhiều mẫu, ưu đãi hấp dẫn giữa năm

Cập nhật bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 7/2025 với nhiều mẫu giảm nhẹ, từ dòng giá rẻ đến cao cấp, cấu hình mạnh, giá cạnh tranh dịp giữa năm.
BSB Nanotech ra mắt toàn cầu sản phẩm từ trấu được ứng dụng trong ngành sơn và chất phủ

BSB Nanotech ra mắt toàn cầu sản phẩm từ trấu được ứng dụng trong ngành sơn và chất phủ

Trong khuôn khổ triển lãm Coatings Expo Vietnam 2025, Công ty Cổ phần Công nghệ Nano BSB (BSB Nanotech) đã chính thức ra mắt toàn cầu bộ sản phẩm BY-O-COAT – dòng vật liệu Silica cao cấp được chiết xuất từ trấu, đánh dấu bước đột phá của Việt Nam trên bản đồ công nghệ vật liệu mới từ phụ phẩm nông nghiệp.
AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

Ông Marc Benioff - CEO Salesforce gọi đây là "cuộc cách mạng lao động kỹ thuật số", nơi AI không còn là công cụ, mà trở thành một phần chính thức trong lực lượng lao động.
Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Luật Khoa học và Đổi mới sáng tạo 2025 chính thức được thông qua, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng, khuyến khích mạo hiểm, khoán chi linh hoạt và miễn trừ trách nhiệm khi chấp nhận rủi ro.
Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge gây chú ý với thiết kế siêu mỏng 5,8 mm nhưng giảm giá mạnh sau 1 tháng, làm dấy lên nhiều lo ngại về chiến lược của Samsung.
Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

CEO Microsoft nhận định, việc triển khai AI không khó bằng thay đổi cách con người làm việc, yếu tố then chốt quyết định hiệu quả ứng dụng công nghệ mới.
Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

OpenAI cảnh báo về sự trỗi dậy của Zhipu AI, “kỳ lân trí tuệ nhân tạo” Trung Quốc đang mở rộng ra Đông Nam Á và có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Bắc Kinh.
TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

Luật Thương mại điện tử sửa đổi siết chặt hoạt động bán hàng online, yêu cầu minh bạch thông tin, kiểm soát livestream và xử lý vi phạm của KOL, nền tảng.
Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Lễ hội mua sắm 618 đã giúp Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng nhờ AI và trợ cấp, song vẫn đối mặt thách thức giảm phát, bất động sản trì trệ và việc làm bấp bênh.
Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

TikTok vượt qua nguy cơ bị cấm tại Mỹ, mở rộng thương mại điện tử, định hình hệ sinh thái tiêu dùng, hướng đến trở thành siêu ứng dụng toàn cầu.
Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung có thể công bố mô hình tính phí Galaxy AI tại sự kiện Unpacked tháng 7, khi thời hạn miễn phí dịch vụ này sắp kết thúc vào cuối năm 2025.