Thứ sáu 22/11/2024 00:46
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

EVFTA và lợi ích cho Việt Nam

19/12/2020 09:24
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam -EU (EVIPA) được ký ngày 30/6/2019 đã được Nghị viện châu Âu thông qua ngày 12/2/2020 với số phiếu áp đảo .

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Là cột mốc mới quan trọng trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 -2020), việc thông qua EVFTA và EVIPA với tỷ lệ ủng hộ cao tại Nghị viện châu Âu, nơi tâp hợp 700 Nghị sĩ từ 27 nước, đại diện cho nhiều đảng phái, khuynh hướng chính trị và lợi ích kinh tế đa dạng khác nhau, cho thấy các Nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU thực sự coi trọng, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.

EVFTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, chứa đựng nhiều cơ hội và kỳ vọng mở ra một triển vọng mới cho quan hệ hợp tác hai bên Việt Nam và EU phát triển ngày càng sâu rộng, toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi và hiệu quả hơn; đồng thời, đóng góp vào thúc đẩy xu thế chung về liên kết kinh tế quốc tế và phát triển bền vững; khẳng định vị thế Việt Nam và chính sách của EU tiếp tục tăng cường gắn kết với châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

EVFTA và EVIPA mở ra cơ hội lớn cho DN Việt Nam thâm nhập thị trường EU đầy tiềm năng với 508 triệu dân và quy mô khoảng 18 nghìn tỷ USD, hiện là thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm. Theo đó, cùng với những lợi ích gián tiếp khác, việc thực hiện EVFTA và EVIPA dự kiến sẽ giúp Việt Nam tăng 20% xuất khẩu sang EU vào năm 2020, tăng gần 43% vào năm 2025 (trong đó, xuất khẩu gạo tăng 65%, dệt tăng 67%, may mặc tăng 81% và da giày tăng tới 99%; còn đường tăng 8% và lâm sản, thịt gia súc, gia cầm và đồ uống, thuốc lá cũng tăng từ 3-4%...) và tăng gần 45% vào năm 2030; đồng thời, tăng 4-6% GDP vào năm 2025 và tiếp theo. Việc 85,6% số dòng thuế sẽ được EU ngay lập tức dỡ bỏ sau khi EVFTA có hiệu lực giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Việt Nam xóa bỏ 48,5%, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, cũng sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ…

Với cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung, tương hỗ lẫn nhau nên ít có cạnh tranh trực tiếp và các cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA là có chừng mực, với lộ trình đủ dài, vừa với sức vươn lên của các DN Việt, việc thực hiện EVFTA và EVIPA dự kiến tạo áp lực cạnh tranh gay gắt chỉ ở một số lĩnh vực như logistics, hóa chất, phương tiện vận tải, sắt thép, dược phẩm, chăn nuôi và nông sản chế biến...trong khi tạo nhiều cơ hội và động lực mới cho Việt Nam.

EVFTA khi được thực thi, nhất là việc dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ; cải thiện môi trường tạo thuận lợi thương mại - hỗ trợ kỹ thuật tăng cường nhận thức và áp dụng những tiêu chuẩn của thị trường EU…sẽ mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu…

EVFTA và EVIPA còn giúp Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác, tạo chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường EU nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung, cùng với Hiệp định tự do đã ký với Liên minh thuế quan Nga, Belaruts và Kazacxtan…. Đồng thời, góp phần thúc đẩy tiếp nhận hàng hóa chất lượng cao và thiết lập chuỗi sản xuất gắn với dòng vốn đầu tư công nghệ cao từ EU, cả trong công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế số.

Sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên trong thực thi các cam kết của EVFTA và EVIPA còn góp phần thúc đẩy Việt Nam tiếp tục cải cách hoàn thiện thể chế, nâng cao tiêu chuẩn lao động và đời sống của nhân dân, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo chiều sâu và tăng trưởng bền vững…

Ở thị trường châu Âu, hiện tại Việt Nam mới chiếm khoảng 3% thị phần Dệt may, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Việt Nam với hơn 2 triệu nhân công sẽ hưởng lợi lớn nhờ EVFTA, khi mức thuế quan mà 12% EU áp dụng đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam được giảm xuống còn 0%. Cụ thể, điều này sẽ có lợi đối với 5 sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu của Việt Nam (bộ vest nữ - 285 triệu, bộ vest nam - 233 triệu USD, áo khoác nam - 211 triệu, áo khoác nữ - 207 triệu và áo len - 166 triệu USD). Việc cắt giảm thuế quan của EU sẽ giúp tăng xuất khẩu của 5 sản phẩm xuất khẩu dẫn đầu nói trên, trung bình hơn 20%.

Ngành dệt may được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn nhờ EVFTA
Ngành dệt may được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn nhờ EVFTA.

Việt Nam là một trong 10 nhà xuất khẩu da giầy dép hàng đầu thế giới, với trên 500 doanh nghiệp, 1 triệu nhân công và chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào giầy da chất lượng cao (48%, 2,3 tỷ USD năm 2008) và giầy thể thao cho các thương hiệu giầy của Mỹ và EU; gần đây một số nhà sản xuất Việt Nam đã bắt đầu tập trung vào nhu cầu nội địa Mức thuế quân bình quân gia quyền EU áp dụng đối với giầy dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12,4%: Thuế nhập khẩu giầy da gồm cả thuế chống bán phá giá là 17%. Việc ký kết FTA trở nên đặt biệt quan trọng đối với xuất khẩu giầy dép Việt Nam: trong mô phỏng SMART (Ngân hàng thế giới), xuất khẩu các loại giầy dép khác nhau sẽ tăng từ 7 đến 21%; cần cộng thêm 14-16% do hết hạn áp dụng thuế chống bán phá giá.

Với Hiệp định EVFTA có hiệu lực, dự báo xuất khẩu giày sẽ tăng 50% và dệt may tăng 67% vào 2025. Các DN đã bắt đầu một số điều chỉnh mang tính chiến lược trong thời gian 1-3 năm tới. Có tới 55,7% DN dự định thúc đẩy tự động hóa, 49,8% sẽ phát triển sản phẩm mới, 39,9% sẽ đa dạng hơn nữa sản phẩm và 41,5% sẽ đầu tư nâng cao kĩ năng lao động. Gần một nửa nhãn hàng thời trang cho biết sẽ tăng mua từ Việt Nam sau Covid-19, một phần do chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng và một phần do các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam vừa tham gia. Số còn lại cân nhắc về việc thiếu nguyên phụ liệu khiến các nhãn hàng từ châu Âu và khối CPTPP không được hưởng ưu đãi thuế qua Hiệp định EVFTA và CPTPP.

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới DN dệt may và giày dép, khi có tới 94,2% DN da giày, 87,1% DN dệt may bị giảm đơn hàng, 84,5% DN da giày, 53,5% DN dệt may bị khách hoãn hủy đơn và 74,8 DN da giày, 22,9% DN dệt may không xuất khẩu được, hàng loạt chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu từ nước ngoài bị gián đoạn, đứt gãy. Theo dự báo của VITAS, nhu cầu các sản phẩm dệt may của châu Âu và Mỹ trong năm 2020 giảm lần lượt là 45% và 40%; giảm 27% và 21% với giầy dép…

Trong bối cảnh đó, nhiều DN đã thay đổi chiến lược về phát triển sản phẩm và tìm khách hàng mới, đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm, giảm gia công, tăng công nghệ xanh và tiếp tục tự động hóa…Đồng thời, đẩy mạnh liên kết để mua, bán nguyên vật liệu trong nước, thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc có giá thành cao hơn; liên kết để chia sẻ đơn hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ đặc biệt giữa các công ty lớn và các công ty vừa và nhỏ; liên kết để học hỏi kinh nghiệm của nhau như công nghệ, máy móc, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường…Nhu cầu về một cổng thông tin toàn diện về ngành dệt may và giày dép-túi xách ở Việt Nam, cho phép các DN có thể tìm kiếm các đối tác hợp tác hiệu quả…đang ngày càng bức thiết.

Thời điểm hồi phục của ngành thời trang về mức trước khi đại dịch được dự đoán là cuối năm 2022, đầu năm 2023. Hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng khó may, có giá trị cao, nhờ vậy mà vẫn giữ giá và mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ. Vào tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc vào Mỹ, vị trí mà Trung Quốc chiếm giữ nhiều năm nay.

Minh Nguyễn

Tin bài khác
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024: Doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng

Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024: Doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng

Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 01- 06/12/2024 tại TP. Lạng Sơn, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng.
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Sau khi triển khai tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ vào cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai tiếp tục mở rộng tuyến hàng hải quốc tế, kết nối trục tiếp đến thị trường Mỹ.
Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu EUR vào KCN Đông Nam Á Long An

Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu EUR vào KCN Đông Nam Á Long An

Ngày 18/11/2024 , tại thành phố Cologne (CHLB Đức), Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức) về việc đầu tư nhà máy 30 triệu EUR vào Khu công nghiệp (KCN) Đông Nam Á Long An.
Sắp diễn rap Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ và sản phẩm ngành nhựa 2024 tại TP.HCM

Sắp diễn rap Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ và sản phẩm ngành nhựa 2024 tại TP.HCM

Được sự ủng hộ của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh (VSPA) phối hợp cùng Công ty CP Hội chợ triển lãm và quảng cáo Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc tế Thiết bị, Công nghệ và Sản phẩm ngành Nhựa.
Xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025?

Xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025?

Với những nền tảng thuận lợi hiện tại cùng các chiến lược thích ứng linh hoạt, xuất nhập khẩu Việt Nam trong quý I/2025 hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá.
Chương trình kết nối giao thương quốc tế tại Cà Mau 2024

Chương trình kết nối giao thương quốc tế tại Cà Mau 2024

Chương trình nhằm mục đích xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh tỉnh Cà Mau đến với các đối tác quốc tế, đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong tỉnh.
Long An tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Pháp

Long An tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Pháp

Lãnh đạo tỉnh Long An cam kết mạnh mẽ không ngừng cải thiện cơ sở hạ tầng, tối giản hóa thủ tục hành chính và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Pháp.
Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng Soletanche Freyssinet (Pháp)

Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng Soletanche Freyssinet (Pháp)

Ngày 12/11 (giờ địa phương), Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm trưởng đoàn đã đến Thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu chuyến công tác xúc tiến đầu tư thương mại tại châu Âu.
Hải quan triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Việt - Trung

Hải quan triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Việt - Trung

Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan Lạng Sơn hợp tác với Hải quan Nam Ninh (thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc) để thiết lập mô hình cửa khẩu thông minh.
Các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng tỉnh Tuyên Quang thu hút người dân Thủ đô

Các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng tỉnh Tuyên Quang thu hút người dân Thủ đô

Với hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm đặc trưng tỉnh Tuyên Quang đã thu hút nhiều người dân ở Thủ đô khi đến tham dự và mua sắm
Online Friday 2024 tại Yên Bái: Mức khuyến mại hàng hóa, dịch vụ lên đến 100%

Online Friday 2024 tại Yên Bái: Mức khuyến mại hàng hóa, dịch vụ lên đến 100%

Sở Công Thương Yên Bái xây dựng Kế hoạch tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024” trên địa bàn tỉnh.
Thị trường quốc tế thu hút doanh nghiệp Việt 2024

Thị trường quốc tế thu hút doanh nghiệp Việt 2024

Bức tranh đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2024 tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa, đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế.
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các DN Trung Quốc , T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Nhiều kết quả tốt đẹp sau chuyến công tác của Chủ tịch tỉnh Lào Cai tại Vân Nam

Nhiều kết quả tốt đẹp sau chuyến công tác của Chủ tịch tỉnh Lào Cai tại Vân Nam

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai đề xuất đẩy mạnh kết nối về hạ tầng giao thông, chính sách thông thoáng và triển khai các khu hợp tác kinh tế qua biên giới đồng bộ.
Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại Châu Âu

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại Châu Âu

Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An sẽ tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức.