Chủ nhật 20/04/2025 01:19
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

EVFTA và lợi ích cho Việt Nam

19/12/2020 09:24
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam -EU (EVIPA) được ký ngày 30/6/2019 đã được Nghị viện châu Âu thông qua ngày 12/2/2020 với số phiếu áp đảo .

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Là cột mốc mới quan trọng trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 -2020), việc thông qua EVFTA và EVIPA với tỷ lệ ủng hộ cao tại Nghị viện châu Âu, nơi tâp hợp 700 Nghị sĩ từ 27 nước, đại diện cho nhiều đảng phái, khuynh hướng chính trị và lợi ích kinh tế đa dạng khác nhau, cho thấy các Nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU thực sự coi trọng, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.

EVFTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, chứa đựng nhiều cơ hội và kỳ vọng mở ra một triển vọng mới cho quan hệ hợp tác hai bên Việt Nam và EU phát triển ngày càng sâu rộng, toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi và hiệu quả hơn; đồng thời, đóng góp vào thúc đẩy xu thế chung về liên kết kinh tế quốc tế và phát triển bền vững; khẳng định vị thế Việt Nam và chính sách của EU tiếp tục tăng cường gắn kết với châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

EVFTA và EVIPA mở ra cơ hội lớn cho DN Việt Nam thâm nhập thị trường EU đầy tiềm năng với 508 triệu dân và quy mô khoảng 18 nghìn tỷ USD, hiện là thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm. Theo đó, cùng với những lợi ích gián tiếp khác, việc thực hiện EVFTA và EVIPA dự kiến sẽ giúp Việt Nam tăng 20% xuất khẩu sang EU vào năm 2020, tăng gần 43% vào năm 2025 (trong đó, xuất khẩu gạo tăng 65%, dệt tăng 67%, may mặc tăng 81% và da giày tăng tới 99%; còn đường tăng 8% và lâm sản, thịt gia súc, gia cầm và đồ uống, thuốc lá cũng tăng từ 3-4%...) và tăng gần 45% vào năm 2030; đồng thời, tăng 4-6% GDP vào năm 2025 và tiếp theo. Việc 85,6% số dòng thuế sẽ được EU ngay lập tức dỡ bỏ sau khi EVFTA có hiệu lực giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Việt Nam xóa bỏ 48,5%, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, cũng sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ…

Với cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung, tương hỗ lẫn nhau nên ít có cạnh tranh trực tiếp và các cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA là có chừng mực, với lộ trình đủ dài, vừa với sức vươn lên của các DN Việt, việc thực hiện EVFTA và EVIPA dự kiến tạo áp lực cạnh tranh gay gắt chỉ ở một số lĩnh vực như logistics, hóa chất, phương tiện vận tải, sắt thép, dược phẩm, chăn nuôi và nông sản chế biến...trong khi tạo nhiều cơ hội và động lực mới cho Việt Nam.

EVFTA khi được thực thi, nhất là việc dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ; cải thiện môi trường tạo thuận lợi thương mại - hỗ trợ kỹ thuật tăng cường nhận thức và áp dụng những tiêu chuẩn của thị trường EU…sẽ mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu…

EVFTA và EVIPA còn giúp Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác, tạo chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường EU nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung, cùng với Hiệp định tự do đã ký với Liên minh thuế quan Nga, Belaruts và Kazacxtan…. Đồng thời, góp phần thúc đẩy tiếp nhận hàng hóa chất lượng cao và thiết lập chuỗi sản xuất gắn với dòng vốn đầu tư công nghệ cao từ EU, cả trong công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế số.

Sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên trong thực thi các cam kết của EVFTA và EVIPA còn góp phần thúc đẩy Việt Nam tiếp tục cải cách hoàn thiện thể chế, nâng cao tiêu chuẩn lao động và đời sống của nhân dân, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo chiều sâu và tăng trưởng bền vững…

Ở thị trường châu Âu, hiện tại Việt Nam mới chiếm khoảng 3% thị phần Dệt may, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Việt Nam với hơn 2 triệu nhân công sẽ hưởng lợi lớn nhờ EVFTA, khi mức thuế quan mà 12% EU áp dụng đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam được giảm xuống còn 0%. Cụ thể, điều này sẽ có lợi đối với 5 sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu của Việt Nam (bộ vest nữ - 285 triệu, bộ vest nam - 233 triệu USD, áo khoác nam - 211 triệu, áo khoác nữ - 207 triệu và áo len - 166 triệu USD). Việc cắt giảm thuế quan của EU sẽ giúp tăng xuất khẩu của 5 sản phẩm xuất khẩu dẫn đầu nói trên, trung bình hơn 20%.

Ngành dệt may được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn nhờ EVFTA
Ngành dệt may được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn nhờ EVFTA.

Việt Nam là một trong 10 nhà xuất khẩu da giầy dép hàng đầu thế giới, với trên 500 doanh nghiệp, 1 triệu nhân công và chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào giầy da chất lượng cao (48%, 2,3 tỷ USD năm 2008) và giầy thể thao cho các thương hiệu giầy của Mỹ và EU; gần đây một số nhà sản xuất Việt Nam đã bắt đầu tập trung vào nhu cầu nội địa Mức thuế quân bình quân gia quyền EU áp dụng đối với giầy dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12,4%: Thuế nhập khẩu giầy da gồm cả thuế chống bán phá giá là 17%. Việc ký kết FTA trở nên đặt biệt quan trọng đối với xuất khẩu giầy dép Việt Nam: trong mô phỏng SMART (Ngân hàng thế giới), xuất khẩu các loại giầy dép khác nhau sẽ tăng từ 7 đến 21%; cần cộng thêm 14-16% do hết hạn áp dụng thuế chống bán phá giá.

Với Hiệp định EVFTA có hiệu lực, dự báo xuất khẩu giày sẽ tăng 50% và dệt may tăng 67% vào 2025. Các DN đã bắt đầu một số điều chỉnh mang tính chiến lược trong thời gian 1-3 năm tới. Có tới 55,7% DN dự định thúc đẩy tự động hóa, 49,8% sẽ phát triển sản phẩm mới, 39,9% sẽ đa dạng hơn nữa sản phẩm và 41,5% sẽ đầu tư nâng cao kĩ năng lao động. Gần một nửa nhãn hàng thời trang cho biết sẽ tăng mua từ Việt Nam sau Covid-19, một phần do chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng và một phần do các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam vừa tham gia. Số còn lại cân nhắc về việc thiếu nguyên phụ liệu khiến các nhãn hàng từ châu Âu và khối CPTPP không được hưởng ưu đãi thuế qua Hiệp định EVFTA và CPTPP.

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới DN dệt may và giày dép, khi có tới 94,2% DN da giày, 87,1% DN dệt may bị giảm đơn hàng, 84,5% DN da giày, 53,5% DN dệt may bị khách hoãn hủy đơn và 74,8 DN da giày, 22,9% DN dệt may không xuất khẩu được, hàng loạt chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu từ nước ngoài bị gián đoạn, đứt gãy. Theo dự báo của VITAS, nhu cầu các sản phẩm dệt may của châu Âu và Mỹ trong năm 2020 giảm lần lượt là 45% và 40%; giảm 27% và 21% với giầy dép…

Trong bối cảnh đó, nhiều DN đã thay đổi chiến lược về phát triển sản phẩm và tìm khách hàng mới, đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm, giảm gia công, tăng công nghệ xanh và tiếp tục tự động hóa…Đồng thời, đẩy mạnh liên kết để mua, bán nguyên vật liệu trong nước, thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc có giá thành cao hơn; liên kết để chia sẻ đơn hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ đặc biệt giữa các công ty lớn và các công ty vừa và nhỏ; liên kết để học hỏi kinh nghiệm của nhau như công nghệ, máy móc, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường…Nhu cầu về một cổng thông tin toàn diện về ngành dệt may và giày dép-túi xách ở Việt Nam, cho phép các DN có thể tìm kiếm các đối tác hợp tác hiệu quả…đang ngày càng bức thiết.

Thời điểm hồi phục của ngành thời trang về mức trước khi đại dịch được dự đoán là cuối năm 2022, đầu năm 2023. Hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng khó may, có giá trị cao, nhờ vậy mà vẫn giữ giá và mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ. Vào tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc vào Mỹ, vị trí mà Trung Quốc chiếm giữ nhiều năm nay.

Minh Nguyễn

Tin bài khác
Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Chiều 18/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) thành lập trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO và Viện Phát triển và quản trị doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc đã cùng đưa ra tuyên bố chung quan trọng về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông sản, thể hiện qua việc ký kết nhiều nghị định thư và biên bản ghi nhớ liên quan đến xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp giữa hai quốc gia.
Đạm Phú Mỹ  ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ (DPM) và PTSC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát huy sức mạnh nội khối Petrovietnam để nâng cao hiệu quả vận hành, logistics và dịch vụ kỹ thuật trong 3 năm tới.
Trung Á -  Điểm đến đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Trung Á - Điểm đến đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Khi thị trường Mỹ tiềm ẩn rủi ro từ chính sách thuế mới, khu vực Trung Á đang mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho nông sản Việt Nam nhờ nhu cầu tăng cao và tiềm năng thị trường chưa được khai thác hiệu quả.
Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON Việt Nam 2025

Hội nghị Thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON 2025 không chỉ là một sự kiện quốc tế mang tầm ảnh hưởng mà còn là nơi hội tụ của những ý tưởng tiên phong, những giá trị bền vững và tinh thần hợp tác toàn cầu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Hơn 300 đoàn thu mua quốc tế đổ về Việt Nam tìm nguồn hàng

Viet Nam International Sourcing 2025: Hơn 300 đoàn thu mua quốc tế đổ về Việt Nam tìm nguồn hàng

Từ ngày 04 - 06/9/2025 sẽ diễn chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing & Diễn đàn xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh 2025 kết hợp với Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2025.
Dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Hiện Việt Nam có khoảng 3.500 dự án FDI trong lĩnh vực dệt may, với tổng mức đầu tư trên 37 t USD. Khu vực FDI đang chiếm giữ vai trò quan trọng, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Sắp diễn ra Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh) 2025

Sắp diễn ra Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh) 2025

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Ủy ban Thương mại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh).
Long An: Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến đầu tư tại thị trường Nhật Bản

Long An: Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến đầu tư tại thị trường Nhật Bản

Trong chuyến công tác tại tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) vào đầu tháng 4/2025, Đoàn công tác tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, logistics, công nghiệp, cảng biển và xúc tiến đầu tư.
Lãnh đạo Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Lãnh đạo Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Ngày 4/4, ông Phan Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam viết thư gửi cộng đồng doanh nghiệp sau sự kiện sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%.
Long An: Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và hạ tầng giao thông tại Nhật Bản

Long An: Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và hạ tầng giao thông tại Nhật Bản

Ngày 02/04/2025, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, đoàn lãnh đạo tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu đã có buổi làm việc quan trọng tại tỉnh Ibaraki. Chuyến đi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực chủ chốt như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển giao thông hạ tầng và nông nghiệp bền vững.
The Art of European Pork: Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn và thượng hạng

The Art of European Pork: Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn và thượng hạng

Năm thứ ba của chiến dịch “The Art of European Pork” hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và lan tỏa thông điệp về một tiêu chuẩn thực phẩm mới: minh bạch, an toàn và thượng hạng.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Belarus: Đối tác tiềm năng, cơ hội bứt phá

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Belarus: Đối tác tiềm năng, cơ hội bứt phá

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Belarus 2025 hứa hẹn sẽ là nhịp cầu chiến lược, giúp doanh nghiệp hai nước tăng cường hiểu biết, xây dựng quan hệ hợp tác bền vững và cùng phát triển trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng.
Long An “gặt hái” thành công tại Nhật Bản: Thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác

Long An “gặt hái” thành công tại Nhật Bản: Thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác

Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Long An, với 161 dự án đầu tư FDI của Nhật Bản tại Long An, tổng vốn trên 1,2 tỷ USD, xếp thứ 4 về số dự án và vốn đầu tư trên tổng số các đối tác có dự án tại tỉnh, thể hiện niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư Nhật Bản vào môi trường kinh doanh tại tỉnh.