Enzo Ferrari và hành trình tới thương hiệu tỷ đô

09:57 01/07/2021

Enzo Ferrari là một ví dụ tuyệt vời của một người mơ mộng thực tế, một người đàn ông đã tạo ra một công ty từ đầu đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới về kết quả thể thao và sự xuất sắc của thị trường.

Chú tuấn mã tung vó

Enzo Ferrari sinh ngày 18/2/1898 tại Modena (Italy) trong một gia đình chuyên đúc các thiết bị đường ray xe lửa, niềm đam mê đua ôtô đã tiềm ẩn trong Ferrari từ tuổi ấu thơ, khi cha mẹ cậu là người đầu tiên trong thành phố có ôtô cho riêng mình. Nhưng mọi chuyện đã không đến như những gì Ferrari mơ ước. 

Enzo Ferrari khi còn là một tay đua. Nguồn ảnh: Internet
Enzo Ferrari khi còn là một tay đua. Nguồn ảnh: Internet.

Những ngày tháng hạnh phúc của Enzo qua nhanh khi mà năm 1916, cha và anh trai hy sinh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Ferrari phải bỏ học để quản lý công việc tại xưởng đúc. Chỉ sau đó ít năm, xưởng phá sản. Đến lượt Ferrari nhập ngũ và một vết thương nặng buộc ông rời quân đội. Trở về, Enzo Ferrari không quay lại trường học mà kiếm việc để nuôi người mẹ góa. Năm 20 tuổi, Ferrari tham gia đội lái thử xe của công ty CMN (Costruzioni Meccaniche Nazionali), một công ty sản xuất ôtô thể thao quy mô nhỏ. Năm 1924, ông gia nhập đội đua Alfa Romeo.

Năm 1929, Ferrari thành lập Scuderia Ferrari (tiếng Anh là Ferrari Stable - đội đua Ferrari), một công ty chuyên bảo trợ và tổ chức các giải đua cho những tay đua nghiệp dư tại Modena, lúc đó là một đơn vị thành viên của đội đua Alfa Romeo. Năm 1939, Ferrari quyết định cắt đứt mối quan hệ giữa Scuderia với Alfa Romeo để thành lập nên một tổ chức độc lập, lấy tên là “Auto Avio Costruzioni Ferrari”, một công ty làm việc cho hãng hàng không quốc gia, tiền thân của Scuderia Ferrari ngày nay.

Câu chuyện về chiếc logo mang hình con tuấn mã đang tung vó (Prancing Horse) bắt đầu vào năm 1923. Sau khi giành chức vô địch tại đường đua Savio, Ravenna, Ferrari gặp nữ bá tước Paolina, mẹ của người anh hùng không quân Italy trong thế chiến thứ nhất, Francesco Baracca. Bà đề nghị Ferrari sử dụng hình ảnh con ngựa đang tung vó được sơn bên sườn chiếc máy bay chiến đấu của Francesco Baracca với lời nhắn biểu tượng đó sẽ mang lại cho Ferrari những điều may mắn.

Trở về sau chiến thắng, không do dự, Ferrari bắt tay vào thiết kế biểu tượng cho công ty mà ông ấp ủ từ lâu, và lúc Scuderia Ferrari thành lập cũng là lúc logo mang hình con tuấn mã được giới thiệu lần đầu tiên.

Vẫn là hình ảnh con ngựa đang tung vó, tuy có những thay đổi so với hình vẽ của Francesco Baracca, nhưng điểm quan trọng nhất là Enzo Ferrari đặt nó trên nền màu vàng, màu của lá cờ thành phố Modena quê hương. Hình khối bao quanh là hình chiếc khiên, một kiểu thiết kế quốc huy quen thuộc của các nước phương Tây và một vài nước thuộc địa. Hai chữ SF là viết tắt của Scuderia Ferrari. 3 đường kẻ sọc phía trên đỉnh logo tượng trưng cho quốc kỳ Italy thời kỳ quân chủ lập hiến, với 3 màu xanh thẫm, trắng và đỏ.

Năm 1946, Enzo Ferrari thành lập công ty sản xuất ôtô mang tên Ferrari S.p.A với biểu tượng là logo của Scuderia Ferrari được thiết kế lại. Cũng như Scuderia Ferrari, logo Ferrari S.p.A được sửa đổi vào năm 1948 và được sử dụng cho đến ngày nay.

Logo của Ferrari là biểu tượng của sự kết hợp giữa tài năng của một cá nhân (anh hùng Francesca Baracca), tính truyền thống của một vùng đất (thành phố Modena) và văn hoá của một quốc gia. Có lẽ vì thế mà 76 năm qua, logo đó vẫn luôn song hành, luôn đại diện cho Ferrari dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Xây dựng thương hiệu tỷ đô

Và đến năm 1947 thì người thợ cơ khí này chuyển sang thành tay đua và sau đó lại chuyển thành nhà quản lý bắt đầu sản xuất những chiếc xe trong những thập kỷ tiếp theo và chiến thắng nhiều giải vô địch thế giới hơn bất kỳ đội đua nào. Đó là những chiếc xe có khả năng vận hành mạnh mẽ nhất và đẹp nhất trong thế giới ô tô, có khả năng lôi cuốn những ngôi sao điện ảnh và ngươì đẹp khắp nơi trên thế giới, ngốn hàng triệu USD trong những cuộc đấu giá, và bị lấy trộm những bức ảnh mới nhất để phổ biến trên những tạp chí dành cho người hâm mộ xe hơi. Và không có từ ngữ nào có thể diễn tả về Ferrari chính xác hơn từ “khao khát”. Trở lại với lịch sử 60 năm của Ferrari với những điều còn ít được biết đến về Cavallino Rampante. Nếu trong những thập kỷ tới có bất kỳ điều gì xảy ra như vậy, chúng ta không thể chờ thêm 60 năm nữa. 

Enzo Ferrari. Nguồn ảnh: Internet
Enzo Ferrari. Nguồn ảnh: Internet.

Năm 1948, nền quân chủ lập hiến sụp đổ, vương quốc Italy trở thành nước cộng hoà. Để đánh dấu mốc phát triển mới của đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai và như bao lần thay đổi thể chế chính trị khác, quốc hội Italy quyết định thay màu xanh thẫm trên quốc kỳ bằng màu xanh lá cây. Logo của Scuderia Ferrari do đó cũng được thay đổi tương ứng.

Một vài năm sau, Luigi Chinetti – Một tay đua nổi tiếng và có mối quan hệ mật thiết với Enzo Ferrari đã góp ý rằng Ferrari S.p.A nên sản xuất những chiếc xe mạnh mẽ cho đông đảo khách hàng. 

Tuy rằng khi đó Enzo chưa đồng ý ngay vì ông nghĩ công ty của mình chỉ nên tập trung cho các đội đua nhưng sự kiện này cũng có ý nghĩa quan trọng đặt nền móng cho một thương hiệu Ferrari toàn cầu như bây giờ.  

Cho tới đầu những năm 1950, Luigi Chinetti đã mở Showroom và phân phối những chiếc Ferrari đầu tiên tại thị trường Hoa Kỳ. Ngay lập tức, ông đạt được những thành công vang dội cùng sự ưa chuộng vô cùng lớn lao mà khách hàng Mỹ dành cho những chiếc xe tới từ xứ sở mỳ ống.

Điều này tác động lớn tới đường lối và định hướng phát triển của Ferrari. Đặc biệt trong đầu những năm 1960, những sản phẩm gắn logo “chú ngựa chồm” đạt được hết chức vô địch này tới chức vô địch khác trên những đường đua. Qua đó, tên tuổi của công ty trở lên vang danh trên khắp thế giới.

Sau đó, thương hiệu xe hơi tiếng tăm khác mang tên Ford đã bày tỏ nguyện vọng thâu tóm Ferrari. Tuy nhiên, Enzo từ chối. Sự việc này đã chạm vào lòng tự ái của người đàn ông lừng lẫy điều hành Ford khi đó là Henry Ford II. Ông đã dốc vô cùng nhiều tiền của và công sức nhằm đánh bại Ferrari.  

Và Ford đã thành công, trước sức mạnh quá lớn của công ty Hoa Kỳ, Ferrari trở nên đuối sức trên các đường đua và để mất đi ngôi vị dẫn đầu kể từ năm 1966 tới 1969. 

Trước sức ép quá lớn, Enzo biết rằng ông cần thềm nguồn lực để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Điều này đã dẫn tới việc Ferrari phải “bán mình” đi 50% cổ phần cho FIAT. Kể từ đó, Ferrari chỉ còn 1 nửa là của nhà sáng lập. 

Cho tới năm 1973, Ferrari đã rút ra hoàn toàn khỏi phân khúc xe thể thao và chỉ thỉnh thoảng sản xuất vài model cho những người mới tham gia các giải đua như một điều gì đó gợi về dĩ vãng. Hãng giờ chỉ tập trung vào những chặng đua công thức 1. 

Đến năm 1988, Enzo Ferrari qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Trước khi ra đi mãi mãi, ông đã cho sản xuất chiếc xe cuối cùng nhằm kỷ niệm 40 năm vẻ vang của công ty mang tên Ferrari F40. Chiếc xe này luôn được đánh giá cao và được coi là một trong những sản phẩm đáng nhớ nhất xuyên suốt chiều dài lịch sử của hãng. 

Sau đó, người giám đốc kỳ cựu Luca di Montezemolo lên nắm quyền điều hành ở Ferrari. Với sự thông minh, khôn ngoan và sắc sảo của mình người đàn ông này đã lèo lái con thuyền Ferrari trở thành thương hiệu nổi tiếng và được yêu thích trên toàn thế giới. Trên mặt trận công thức 1, hãng vẫn rất thành công khi đã giành 8 chức vô địch thế giới từ năm 1999 đến 2008.

Từ khởi đầu nhỏ bé, thương hiệu này giờ đây đã được định giá lên tới 27 tỷ đô la – một con số khổng lồ. Đặc biệt, Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos ở Thụy Sĩ vừa qua, Brand Finance (hãng tư vấn và định giá thương hiệu) đã công bố kết quả nghiên cứu hàng năm Brand Finance Global 500 2019.

Theo đó, “ngôi vị” thương hiệu mạnh nhất thế giới thuộc về Ferrari. Hãng đã vượt qua những thương hiệu siêu phổ biến khác như Coca Cola hay Apple và giữ vị trí quán quân đầy vẻ vang.

TH