Đại dịch thúc đẩy phát triển TMĐT ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria như thế nào?
- Cơ hội giao thương
- 09:46 06/04/2021
DNHN - Đại dịch COVID-19 tạo ra cơ hội củng cố thương mại điện tử (TMĐT) ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria, vốn đã có lợi thế dân số đông, tốc độ tăng trưởng nhanh, sở hữu lực lượng kỹ thuật chuyên sâu nhưng đồng thời vẫn phải đối mặt với những trở ngại đặc thù của từng quốc gia.
Trước đại dịch, mỗi thị trường thương mại điện tử được thiết lập để tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn và tăng doanh số bán hàng nhờ vào các yếu tố như phổ biến và tăng tốc truy cập internet, điện thoại thông minh cũng như sự phát triển của các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực gặp đều tồn tại những khó khăn khác nhau, chẳng hạn như môi trường pháp lý không thuận lợi, trở ngại về địa lý, cạnh tranh nước ngoài và thiếu cơ sở hạ tầng.

Những biện pháp đóng cửa và giãn cách xã hội thúc đẩy sự phát triển của các thị trường thương mại điện tử, tăng cường cơ hội cho các bên liên quan đến lĩnh vực này trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia trong số này đã trải qua một công cuộc chuyển hóa và thay đổi không chỉ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng do vi rút Corona gây ra mà còn biến thương mại điện tử trở thành miếng bánh hấp dẫn và cần thiết hơn bao giờ hết.
Một biểu hiện cho bước đột phá của TMĐT khi ngày càng có nhiều người dân tiếp nhận mua hàng trực tuyến và có kế hoạch mua hàng qua thương mại điện tử nhiều hơn tại thời điểm đại dịch lắng xuống. Sự gia tăng đột ngột trong mua sắm thương mại điện tử hiện nay và trong những năm tới hứa hẹn đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng đồng thời mở ra cơ hội cho người chơi trong sân TMĐT mở rộng quy mô hoạt động nhanh hơn so với dự kiến.
Trong báo cáo Toàn cảnh Thương mại Điện tử Toàn cầu, Insider Intelligence xem xét tác động của đại dịch đối với sự phát triển của thị trường thương mại điện tử ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria. Báo cáo sắp xếp các công ty thương mại điện tử lớn ở mỗi quốc gia, bao gồm cả các công ty trong nước và các công ty có trụ sở trên khắp thế giới, nhằm đo lường mức độ cạnh tranh ở bốn thị trường. Cuối cùng, Insider phân tích những cơ hội và thách thức mà các nhà hoạt động trong lĩnh vực TMĐT phải đối mặt ở mỗi thị trường và cả những thay đổi do đại dịch gây ra cũng như các yếu tố có hoặc không liên quan đến cuộc khủng hoảng. Các công ty được đề cập trong báo cáo này bao gồm Alibaba, Amazon, Bukalapak, Cornershop, Facebook, Falabella, Flipkart, Flutterwave, Google, Gojek, Grab, JioMart, Jumia, Konga, Lazada, Linio, Liverpool, Mall For Africa, Mercado Libre, Ovo, Paga, Reliance Industries, Shopee, SystemSpecs, Tokopedia, Uber, Visa, Walmart, Worldpay.
Đại dịch coronavirus đang thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria, vốn đã được coi là những thị trường mua sắm trực tuyến tiềm năng nhất trên thế giới. Những thị trường này là ví dụ về cơ hội mở rộng quy mô đột phá dành cho các bên liên quan đến thương mại điện tử ở một số quốc gia sau đại dịch.
Thứ nhất, hoạt động mua sắm tại thị trường Ấn Độ đã có dấu hiệu khả quan hơn ngay cả khi đất nước buộc phải đóng cửa và người tiêu dùng phải chuyển sang mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên một số hạn chế thương mại điện tử tại nước này có thể khiến người mua hàng thất vọng và cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp.
Thứ hai, sự quan tâm của người tiêu dùng Indonesia đối với việc mua sắm thông qua các chợ trực tuyến và các nền tảng khác đang dần tăng lên và có khả năng thúc đẩy doanh số thương mại điện tử tăng vọt trong tương lai gần nhưng quốc gia này gặp phải những rào cản nghiêm trọng không liên quan đến cuộc khủng hoảng.
Tiếp theo đó, thương mại điện tử được thiết lập mang lại trải nghiệm hấp dẫn và tốc độ phát triển nhanh chóng ở Mexico nhờ mức độ thâm nhập cao của điện thoại thông minh với cộng đồng nhưng cạnh tranh quốc tế và khả năng tiếp cận hạn chế đối với thanh toán kỹ thuật số có thể làm phức tạp thêm tình hình tại đây.

Nigeria vẫn chưa có nhà bán lẻ điện tử trụ cột và đại dịch có thể khiến thị trường trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết trong bối cảnh vẫn còn tồn tại các bất cập về vấn đề điện hay truy cập internet.
Cũng theo báo cáo, kiểm tra các thị trường thương mại điện tử ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria là điều cần thiết để theo dõi quá trình tiến triển trong giai đoạn nhạy cảm và hậu đại dịch. Các nhà phân tích đánh giá cao những gương mặt hàng đầu trong ngành mua sắm trực tuyến ở mỗi quốc gia và kỳ vọng sự đột phá trong thời gian tới. Bên cạnh đó, thảo luận về các cơ hội mà mỗi thị trường nắm giữ đối với các nhà bán hàng điện tử khi đại dịch đẩy nhanh mua sắm trực tuyến và các đặc điểm thị trường khác mở ra cánh cửa cho doanh số thương mại điện tử lớn hơn cũng là điều được ưu tiên. Cuối cùng giới chuyên gia khuyến khích xem xét những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt ở mỗi quốc gia, bao gồm các vấn đề nảy sinh trong đại dịch và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động trong bối cảnh khủng hoảng hiện tại.
TL
Tin liên quan
#đại dịch

Nữ doanh nhân đi từ con số 0 đến doanh số 13 nghìn đô la chỉ sau 4 tháng
Đây là cách một doanh nhân không ngừng nỗ lực xoay chuyển tình thế ứng phó với đại dịch

IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay khi vắc xin mở đường phục hồi hoàn toàn
Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các gói kích thích mới và tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện và nâng cao trong vài tháng qua sẽ đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh nhất kể từ năm 1976.

Ngành nghề nào cho doanh nghiệp nhỏ phát triển trong đại dịch?
Mặc dù Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nhỏ nói riêng nhưng trên thực tế không phải tất cả các ngành nghề đều chịu tác động tiêu cực.

Ba tấm gương doanh nghiệp nhỏ tại Canada phát triển trong đại dịch
Trong 12 tháng qua, có không ít những chủ doanh nghiệp trên khắp Canada rơi nước mắt vì toàn bộ hoạt động kinh doanh đã bị ngừng trệ nhưng bên cạnh đó vẫn có những câu chuyện thành công đem lại “cầu vồng sau cơn mưa”.

Đại dịch thúc đẩy phát triển bia không cồn tại Nhật Bản
Cuộc sống đằng sau bốn bức tường do các biện pháp hạn chế của đại dịch đã thúc đẩy người dân thử nghiệm một loạt các nhãn hiệu bia không cồn.

Đề xuất điện một giá gây tranh cãi: Bộ Công Thương lên tiếng
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, phương án một giá, bằng giá điện sinh hoạt bình quân không nhận được sự ủng hộ của phần đông các Bộ ngành đã lấy ý kiến.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Châu Á chiếm lĩnh thị trường sản xuất chip và tham vọng của Hoa Kỳ
Nhắc đến sản xuất chip, có hai công ty được đánh giá mạnh mẽ trên thị trường này là TSMC của Đài Loan và Samsung Electronics của Hàn Quốc chiếm tổng hơn 70% thị trường sản xuất chất bán dẫn. Hoa Kỳ từng được biết đến là quốc gia dẫn đầu một thời hiện đã bị bỏ lại trong cuộc đua sau sự kiện một loạt các thay đổi đối với các mô hình kinh doanh trong ngành công nghiệp chất bán dẫn và hiện lên kế hoạch củng cố sự kiểm soát của Washington giành lại ngôi vị dẫn đầu.
Tình trạng thiếu chip lan sang ngành công nghiệp thiết bị gia dụng của Trung Quốc
Theo tập đoàn khổng lồ Midea Group, sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn, vốn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô như Tesla hay nhà sản xuất máy chơi game PlayStation 5 của Sony, giờ đã lan sang lĩnh vực thiết bị gia dụng rộng lớn của Trung Quốc.
Tại sao SME nên đầu tư cho khoa học dữ liệu?
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại rất nhiều lợi thế như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, tự động hóa các quy trình thông qua rô bốt, dữ liệu lớn và nhiều công nghệ khác và quan trọng nhất là đưa đến thay đổi toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Bài viết này nhằm mục đích chỉ ra những lợi ích mà khoa học dữ liệu mang lại khi trở thành một phần trong quy trình của các công ty, cụ thể là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trung Quốc hướng đến nâng cao ngành dịch vụ ăn uống từ “phục vụ truyền thống” sang “phục vụ thông minh” lấy nhân lực làm cốt lõi
Ngành dịch vụ ăn uống phải đối mặt với nhiều điểm tắc nghẽn trong quá trình phát triển dài hạn, chủ yếu là: kiểm soát rủi ro tài chính và chuỗi vốn, mô hình kinh doanh, quản lý và kiểm soát chi phí, xây dựng thương hiệu, tiếp thị, nguồn nhân lực , v.v. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng biểu hiện cuối cùng đều dẫn đến sự trì trệ hoặc sụt giảm doanh thu. Chìa khóa để tháo gỡ nút thắt của ngành nằm ở ươm mầm nhân tài.
Xu hướng cho doanh nghiệp ngành tiêu dùng trong tương lai
Nhìn lại năm 2020, xu hướng tiêu dùng mới đang diễn ra mạnh mẽ. Những thay đổi mới này đã cho phép sự xuất hiện liên tục của các thương hiệu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Khách quan mà nói, dựa trên chuyển đổi trong ba yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh - khách hàng, giá trị và lợi nhuận sẽ cho thấy các xu hướng trong tương lai.
Nữ doanh nhân Annabelle Huang chia sẻ cách xoay trục từ các dịch vụ tài chính truyền thống sang tiền điện tử cùng hai cơ hội blockchain mới nổi.
Cuộc sống của Annabelle Huang trước và sau khi chuyển sang tài sản kỹ thuật số đã thay đổi hoàn toàn. Kể từ năm 2017, trong khi làm việc trong lĩnh vực ngoại hối cho Deutsche Bank và sau đó là Nomura ở New York, Huang đã mua đồng tiền Ether đầu tiên với giá khoảng 20 đô la và hiện con số này đã tăng hơn 10.200%.
IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay khi vắc xin mở đường phục hồi hoàn toàn
Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các gói kích thích mới và tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện và nâng cao trong vài tháng qua sẽ đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh nhất kể từ năm 1976.
Singapore tham gia cuộc đua SPAC mặc cho các nhà đầu tư đang 'đổ xô' sang Mỹ
Các sàn giao dịch châu Á đang muốn tham gia vào sự bùng nổ các đợt chào bán công khai ban đầu của SPAC - công ty mua lại có mục đích đặc biệt, xu hướng đầu tư này vốn đang xảy ra ở Mỹ. Nhưng tất nhiên không phải ở bất cứ đâu cũng tạo ra "cơn sốt" tương tự.
Từng là một quốc gia với đầy triển vọng tăng trưởng, Myanmar gần như đi vào bế tắc bởi bất ổn chính trị
Hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào ngày 1 tháng 2, nền kinh tế của Myanmar gần như đi vào bế tắc với các hoạt động bán lẻ, thương mại đang trong tình trạng "đóng băng".
Ngành sản xuất Châu Á trong bối cảnh bùng nổ nhu cầu hàng hóa toàn cầu
Theo dữ liệu từ một số quốc gia cho thấy, trung tâm sản xuất của thế giới tại khu vực Đông Á đang bùng nổ khi thương mại toàn cầu tăng đột biến trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi hậu COVID-19.