Chúng ta đã chung sống gần hai năm với đại dịch Covid-19, thích nghi với nhiều biến thể (alpha, beta, gamma, delta). Những thay đổi trong và ngoài nước trên khắp thế giới đã xáo trộn tất cả từ đời sống cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp. Có lẽ đã đến lúc toàn thế giới phải chuyển đổi hiệu quả giữa hai trạng thái trước và sau bình thường mới.
Mở rộng nền kinh tế số trong đại dịch
Thông qua kỹ thuật số, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Từ giao lưu xã hội đến kinh doanh hay mua sắm, thế giới buộc phải truy cập trực tuyến, không giống bất kỳ hình thức nào trước đây. Tại khu vực Mỹ Latinh, 13 triệu người đã thực hiện các giao dịch thương mại điện tử lần đầu tiên trong đời. McKinsey cũng báo cáo rằng “thương mại xã hội cũng đang gia tăng, trong đó 34% cho biết, họ đã mua sắm trên Instagram dựa trên lời giới thiệu của các KOL hay minh tinh nổi tiếng”.
Việc các tương tác xã hội thuyết phục người tiêu dùng mua hàng không phải là một nhận thức mới. Khám phá, tương tác và quảng bá đã từng được cho là không thể tái tạo trực tuyến khi chúng ta còn ở thương mại xã hội 1.0. Nhưng giờ đây, thương mại xã hội đã phát triển lên 2.0 cho phép trải nghiệm mua sắm công nghệ cao và cảm ứng cao mà không cần bước ra khỏi nhà. Thương mại xã hội kết hợp sự gắn bó của mua sắm trực tuyến và hiệu ứng mạng của phương tiện truyền thông xã hội. Theo ARK Invest, thương mại xã hội hiện chiếm 5% tổng số thương mại điện tử, được dự đoán sẽ chiếm 19% trong tổng số 14,7 nghìn tỷ thị trường thương mại điện tử vào năm 2025.
Với thương mại xã hội 1.0, mô hình này chỉ dừng lại ở việc bán và giới thiệu trên mạng xã hội. 10 năm trước, trong khi 12% trong số 500 nhà bán lẻ hàng đầu có ứng dụng Facebook cho phép mua sắm, không có ai đăng ký hoạt động bán hàng. Trên thực tế, trong năm qua, Gap Inc., Nordstrom, J.C. Penney và GameStop đều đã mở và đóng cửa hàng trên Facebook. Các bài đăng trên mạng xã hội được sử dụng để hướng lưu lượng truy cập đến các cửa hàng trực tuyến đã còn không hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi.
Chuyển sang phiên bản 2.0, xã hội và thương mại được xếp vào cùng một không gian nhờ có chiếc điện thoại di động (hoặc bất kỳ thiết bị công nghệ nào) trở thành điểm truy cập cho mọi người tiêu dùng mua sắm và giao lưu cùng lúc. Sự phát triển của Fintech để cho phép giao dịch thanh toán trên các nền tảng truyền thông xã hội và thị trường trực tuyến cũng đã chuyển đổi. Người tiêu dùng có thể khám phá, thảo luận, cân nhắc và thực hiện giao dịch trực tuyến với bạn bè và cộng đồng bằng các mô hình thương mại xã hội khác nhau:
Cửa hàng kỹ thuật số
Hoạt động mua sắm hàng hóa có thể được thực hiện trực tiếp tại các chợ trực tuyến và các nền tảng truyền thông xã hội. Tương tự phân tầng thị trường xã hội mang lại trải nghiệm cho người tiêu dùng, các công ty ngày nay cũng tiến hành phân tầng thương mại như một phần của cuộc chơi.
Với sự hợp tác giữa các nền tảng truyền thông xã hội lớn (TikTok, Facebook, Instagram) và Shopify cho phép mua hàng trong ứng dụng, các thương hiệu có khả năng biến tài khoản mạng xã hội thành một cửa hàng kỹ thuật số bên cạnh việc tạo, chạy và tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội.
Hơn 100 triệu người dùng tương tác cao trên TikTok hay hơn một triệu người bán của Shopify mang lại cơ hội khủng cho các doanh nghiệp. Chức năng Shop Pay mà Shopify, Facebook và Instagram đang hoạt động cũng cho phép tăng tốc độ thanh toán nhanh hơn 70% và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 1,72.
Thương mại điện tử hướng đến người tiêu dùng và mua hàng theo nhóm
Người tiêu dùng đang tham gia vào sự phát triển mới nhất của thương mại xã hội. Các công ty đang ngày càng phát triển định dạng dựa trên nguồn cấp dữ liệu và khám phá giúp người tiêu dùng mua sắm theo nhóm, trái ngược với định dạng dựa trên tìm kiếm của thương mại điện tử truyền thống. Điều này tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và tương tác cho người tiêu dùng để tổng hợp nhu cầu và mua được với giá rẻ.
Đồng thời, mô hình Người tiêu dùng với Nhà sản xuất (C2M / C2B) mang lại dự báo tốt hơn cho nhà sản xuất và giá cả hợp lý hơn cho người tiêu dùng. Lấy ví dụ sàn Pinduoduo của Trung Quốc được định giá 24 tỷ đô la Mỹ khi IPO và kiếm được 38 triệu đô la Mỹ doanh thu mỗi ngày.
Mô hình C2B của ứng dụng này có đặc điểm là người mua chia sẻ thông tin chi tiết của sản phẩm lên các trang web như WeChat (WhatsApp của Trung Quốc với 1,2 tỷ người dùng) để mời bạn bè và gia đình mua theo nhóm. Nhóm càng lớn, chiết khấu càng cao.
Theo TechCrunch, GMV (tổng khối lượng hàng hóa) hàng năm của Pinduoduo đã vượt qua 100 tỷ Nhân dân tệ (14,7 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2017, tức là khoảng hai năm kể từ khi thành lập. Để đạt được cột mốc tương tự, Taobao mất 5 năm, VIP.com mất 8 năm và JD cần 10 năm. Pinduoduo hiện tuyên bố có hơn 343,6 triệu người mua đang hoạt động với GMV hàng năm là 262,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 38,5 tỷ đô la Mỹ.
Live streaming
Phát sóng trực tiếp đưa thương mại xã hội lên một tầm cao mới, khi những người có ảnh hưởng và những người tạo ra nội dung bán sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng trong thời gian thực. Các nền tảng truyền thông xã hội có chức năng video trực tiếp, chẳng hạn như Facebook Live, Instagram Live và TikTok cho phép một số người có ảnh hưởng giải trí, nhận đơn đặt hàng, bán và giao dịch. Nội dung phát trực tiếp được đánh giá là chân thực hơn và tương tác thực giữa người bán và người mua cho phép trả lời tức thì vè các câu hỏi xoay quanh sản phẩm và dịch vụ.
Theo ARK Invest, doanh thu phát trực tuyến sẽ đạt 390 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024, tăng hơn 3,5 lần trong 5 năm. Ở Trung Quốc, mua sắm trực tiếp đã là một ngành công nghiệp trị giá 137 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Một số gương mặt live streaming tiêu biểu như Poshmark, với vốn hóa thị trường 3,1 tỷ đô la Mỹ; Meesho từ Ấn Độ đã huy động được vòng 300 triệu đô la Mỹ do Softbank dẫn đầu; Super từ Indonesia đã huy động được 28 triệu đô la Mỹ từ Softbank và Alibaba; Partipost từ Singapore đã huy động được 5 triệu đô của Quest Ventures.
Như Bain & Company chỉ ra, thương mại xã hội đang mở đường cho một mô hình phân tán hơn được xây dựng dựa trên cộng đồng, kết nối và lòng tin. Khi thương mại xã hội tiến bộ, chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng di cư kỹ thuật số và sự mở rộng của nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng lớn.
Nhà – “Trung tâm chỉ huy” mới trong kỷ nguyên Covid-19
Ngôi nhà hiện là “trung tâm chỉ huy” trên thực tế cho cuộc sống, sinh kế, học tập và giải trí. Trung bình một hộ gia đình ở Mỹ dùng đến 25 thiết bị được kết nối và mỗi người ở châu Á Thái Bình Dương sở hữu trung bình ba thiết bị.
Do hệ quả của dịch bệnh, các cá nhân sống, làm việc, học tập và vui chơi trong cùng một môi trường. Sự hội tụ này sinh ra một nhóm khách hàng mới thông qua thay đổi hành vi của người tiêu dùng và dễ dàng tiếp cận tại nhà.
Các doanh nghiệp hiện phải tìm nhiều kênh khác nhau để “đột nhập” vào nhà khách hàng và truyền tải thông điệp liền mạch nhờ các thiết bị thông minh. Ngoài thương mại xã hội, trong tương lai gần, những ngôi nhà sễ trở thành trung gian thảo luận hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tại nhà, người mua sắm có thể mua hàng bằng cách trò chuyện với trợ lý ảo, tổ chức các cuộc họp trong không gian AR / VR, đồng thời nhận được một chứng chỉ chuyên môn khác từ khắp nơi trên thế giới trong cùng một không gian trong cùng một ngày.
Việc kiểm soát thế giới vật lý và kỹ thuật số trong chính ngôi nhà của mình là điều chưa từng có. Paul Chaney đã viết trong Digital Handshake: Chúng ta đang chứng kiến sự kết hợp giữa các tương tác điện tử, hiện được tăng tốc bởi Covid-19.
TL