Thứ tư 16/07/2025 05:37
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Cuộc đấu trí kiểm soát công thức vắc xin bí mật trị giá 36 tỷ đô la của Pfizer

16/11/2021 09:53
Cuộc tranh chấp giá cả, lợi nhuận và quyền kiểm soát nguồn cung vắc xin vẫn chưa đến hồi kết.

Những nhân vật quyền lực nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch đã phải đối mặt với một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 nhằm tìm ra phương án cung cấp nhiều vắc xin hơn cho những quốc gia nghèo nhất thế giới. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, đã gọi đây là sự mất cân bằng trong phân bố nguồn cung vắc-xin. Ông nói rằng không thể chấp nhận việc các nhà sản xuất theo đuổi mức giá cao và phân chia lượng vắc xin khổng lồ cho các nước giàu. Tedros tỏ ra bất bình trong cuộc thảo luận với các nhà phát triển vắc xin: "Thành thật mà nói, tôi không thấy những cam kết mà thế giới mong đợi".

Người đứng đầu Pfizer, Bourla trong buổi phỏng vấn với Bloomberg
Người đứng đầu Pfizer, Bourla trong buổi phỏng vấn với Bloomberg. (Ảnh: Bloomberg)

Gần một năm sau những mũi tiêm đầu tiên, các nhà sản xuất vắc xin phương Tây và quan chức y tế công cộng vẫn đang vật lộn để thu hẹp khoảng cách giữa một số quốc gia, trong đó chỉ có 6% người dân châu Phi được tiêm chủng đầy đủ vào đầu tháng 11. Pfizer, Moderna, AstraZeneca hay Johnson & Johnson đều bắt đầu phân phối vắc xin cho các nước giàu có trước tiên nhưng giờ đây những "gã khổng lồ" dược phẩm lựa chọn đi trên những con đường khác nhau và tất nhiên gây ra không ít tranh cãi.

Nhìn chung, Moderna không chú trọng mở rộng nguồn cung tới phần còn lại của thế giới chủ yếu là do các hạn chế xuất khẩu và cam kết cung cấp sớm cho Mỹ và châu Âu. Kế đến là vắc xin Johnson & Johnson từng được kỳ vọng là người chơi mới tiềm năng nhưng cuối cùng không có nhiều đột phá. AstraZeneca ban đầu bán vắc xin thu lợi trong thời gian xảy ra đại dịch đã nhanh chóng chuyển hướng sang cam kết không kiếm lời từ vắc xin Covid và tăng cường cung cấp tới các quốc gia kém may mắn, phần lớn thông qua cấp phép công thức cho một nhà sản xuất ở Ấn Độ.

Cuối cùng là Pfizer, đối tác BioNTech của Đức dự kiến tạo ra doanh thu 36 tỷ đô la trong năm nay. Dữ liệu phân phối cho thấy Pfizer là nguồn cung cấp vắc xin Covid số một cho các quốc gia giàu có nhất hành tinh. Hãng tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trong đại dịch khi công bố phát triển loại thuốc viên uống giúp giảm 89% số ca nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có định giá và cách thức phân phối cụ thể. Trong những tháng gần đây, người ta thấy vắc xin Pfizer dần xuất hiện ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tính đến ngày 7/11, công ty đã vận chuyển hơn 658 triệu liều thuốc đến các quốc gia dễ bị tổn thương hơn. Đến cuối năm, Pfizer dự kiến con số sẽ đạt 1,1 tỷ liều trong số khoảng 3 tỷ liều được sản xuất.

Tuy nhiên, có một điểm không thể lay chuyển được ý chí của giám đốc điều hành Pfizer, Bourla: Công thức vắc xin Covid-19. Các trung tâm sản xuất vắc xin của thế giới như Ấn Độ nhiều lần đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin và phương pháp điều trị Covid. Ngược lại, người đứng đầu Pfizer đã thẳng thắn gọi quyền sở hữu trí tuệ là "máu của khu vực tư nhân", phản đối lời kêu gọi chia sẻ công nghệ mặc dù theo lý thuyết, xóa bỏ rào cản về mặt pháp lý giúp đưa phân phối vắc xin nhanh hơn, công bằng hơn. Pfizer cho biết trong một tuyên bố: "Đề xuất miễn trừ không chỉ ra bằng chứng xác đáng rằng tiếp cận vắc xin bị hạn chế là do trình độ sản xuất hiện tại. Ngành công nghiệp này đang trong quá trình sản xuất đủ vắc xin cho toàn thế giới vào giữa năm sau".

Dòng người xếp hàng đi tiêm vắc xin AstraZeneca tại Ấn Độ
Dòng người xếp hàng đi tiêm vắc xin AstraZeneca tại Ấn Độ. (Ảnh: Bloomberg)

Tháng sau đó, Pfizer đồng ý bán 500 triệu liều với giá gốc cho Hoa Kỳ để phân phối cho các quốc gia có thu nhập thấp. Sau khi thực hiện thỏa thuận, nhà sản xuất thuốc đã từ chối các cuộc đàm phán về một thỏa thuận cung cấp lớn mới với Covax, chương trình do WHO hỗ trợ để cung cấp vắc xin cho các nước nghèo. Brook Baker, giáo sư luật tại đại học Northeastern nói về Pfizer: "Cách tiếp cận của họ là hãy để chúng tôi kiểm soát nguồn cung cấp và chúng tôi sẽ làm việc với các quốc gia để tăng các khoản đóng góp. Ngành công nghiệp này đều biết rằng từ bỏ quyền kiểm soát nguồn vắc xin là mối đe dọa nghiêm trọng đối với mô hình kinh doanh".

Trong bối cảnh hỗn loạn, các công ty khác nhau đã thống trị cung cấp vắc xin đến các nước có thu nhập thấp, trung bình và cao. Đối với Pfizer, có lẽ thông điệp rõ ràng nhất là các nước nghèo hơn hãy nhanh tay mua vắc xin của hãng. Phân phối thuốc đi các nước giàu có, Bourla đã so sánh chi phí vắc xin với giá của một bữa ăn đơn giản khoảng 20 đô la và các nước có thu nhập thấp được hưởng giá bằng một nửa. Bourla trả lời cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV ngày 2/11 khi được hỏi liệu việc phân bổ vắc xin có tính đến tỷ lệ mắc Covid của một quốc gia hay không: "Chúng tôi phân phối dựa trên số lượng công ty có và khách hàng nào muốn mua. Hầu hết các cuộc thảo luận lúc này là với các nước có thu nhập trung bình và cao. Chủ yếu là có thu nhập cao".

Bất chấp mọi chỉ trích, Pfizer vẫn là gương mặt đắt giá trong sản xuất vắc xin mà hàng trăm quốc gia mong muốn kí hợp đồng mua bán. Với tư cách là giám đốc điều hành, Bourla đã đánh một canh bạc mạo hiểm nhưng vô cùng sáng suốt khi hợp tác với BioNTech để phát triển công nghệ mRNA. Theo ông, mọi người nên bỏ ra bất cứ số tiền nào cần thiết để có được loại vắc xin hiệu quả. Ông thậm chí còn bật đèn xanh cho việc xây dựng hệ thống phân phối công nghệ cao của riêng Pfizer để đảm bảo nguồn vắc xin được bảo quản tốt, số lượng ổn định và giao hàng hàng loạt. Chiến thắng trong vụ đặt cược đã biến Pfizer trở thành người dẫn đầu cuộc đua vắc xin Covid toàn cầu. Vắc xin Pfizer đang tạo ra lợi nhuận và doanh thu cao nhất trong số tất cả các hãng với 20 tỷ đô la lợi nhuận trước thuế vào năm 2021, bao gồm 50% cổ phần thuộc về BioNTech. Đây cũng là loại thuốc đầu tiên được chấp nhận để tiêm nhắc lại.

Trong số những nhà sản xuất vắc xin lớn còn lại, Moderna dẫn đầu triển vọng kiếm được 12,2 tỷ đô la trước thuế trong năm nay, mặc dù còn kém xa so với Pfizer. Johnson & Johnson cam kết bán vắc xin của mình không lợi nhuận trong thời gian xảy ra đại dịch. Astra Zeneca chuyển sang mô hình hoạt động vì lợi nhuận kể từ ngày 12/11 khi cho rằng dịch Covid-19 đang bước vào giai đoạn đặc hữu. Chỉ có Pfizer vẫn kiên định và chỉ ra chính sự sẵn sàng tìm mua vắc xin, chi tiền để có được thuốc của nước giàu cũng là rào cản đối với nước nghèo bên cạnh khả năng bảo quản vắc xin.

Những người ủng hộ Pfizer lập luận dỡ bỏ các hạn chế IP không giúp đẩy nahnh tiêm chủng. Bourla và các đồng nghiệp một lần nữa nhấn mạnh: "Nếu để ngành công nghiệp hiện tại tiếp tục làm việc như bây giờ, tôi nghĩ rằng như vậy là đủ. Các công ty khác nhau sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển giao và đi vào sản xuất hàng loạt bởi một nhà sản xuất hiện phải mất từ một năm đến 18 tháng để có thể hoạt động hết công suất ".

Công thức bí mật của Pfizer dùng tới hơn 280 loại dược liệu được thực hiện bởi các nhà cung cấp ở 19 quốc gia, nhiều thành phần trong số này được bảo hộ dưới nhiều hình thức. Công ty sẽ phải thương lượng nhiều loại giấy phép để có thể đi đến sản xuất một liều vắc xin cũng như đảm bảo bí mật thương mại. Bên cạnh đó, Pfizer trì hoãn cung cấp cho một số quốc gia thu nhập thấp hoặc trung bình do không đạt được thỏa thuận về đảm bảo trách nhiệm pháp lý liên quan đến vắc xin từ bên mua. Mặt khác, Pfizer đứng ra yêu cầu các quốc gia từ bỏ quyền truy đòi hợp pháp đối với bất kỳ hậu quả tiêu cực nào của vắc xin, bao gồm cả lỗi sản xuất hoặc sơ suất. Một cách chung nhất, Pfizer đã và đang nỗ lực đáp ứng lời kêu gọi mở rộng phân phối nhưng quyết không từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ làm nên "vũ khí" trị giá 36 tỷ đô la.

TL

Tin bài khác
Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Alibaba và JD.com đang đổ hàng tỷ USD vào cuộc chiến giành ngôi vương thị trường bán lẻ tức thời tại Trung Quốc, trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh khốc liệt với Meituan.
AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang giảm tuyển dụng ở các vị trí dễ dàng bị thay thế bởi AI, cho thấy công nghệ này đang tác động rõ nét đến thị trường lao động và chiến lược nhân sự.
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.
Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Tháng 7/2025, giá điện thoại HONOR tại Việt Nam giảm mạnh, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. HONOR 400 series chính thức mở bán, với giá từ 8,8 triệu đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn.
Tăng thuế VAT, Netflix và các nền tảng số bắt đầu tăng giá người dùng Việt Nam

Tăng thuế VAT, Netflix và các nền tảng số bắt đầu tăng giá người dùng Việt Nam

Từ 1/7, Netflix, Facebook Ads, Google Ads tăng giá tại Việt Nam do thuế VAT tăng từ 5% lên 10%. Người dùng đã có những phản ứng trái chiều trước thay đổi này.
Cloudflare ra mắt chính sách chặn AI crawler mặc định để bảo vệ quyền sáng tạo trong thời đại số

Cloudflare ra mắt chính sách chặn AI crawler mặc định để bảo vệ quyền sáng tạo trong thời đại số

Cloudflare trở thành công ty đầu tiên trên thế giới mặc định chặn trình thu thập dữ liệu AI không có sự đồng ý từ chủ website. Chính sách mới đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ nội dung và quyền lợi của nhà sáng tạo trên Internet.
Google chính thức đưa Veo 3 về Việt Nam: Công cụ AI tạo video siêu thực

Google chính thức đưa Veo 3 về Việt Nam: Công cụ AI tạo video siêu thực

Google vừa ra mắt Veo 3 tại Việt Nam - công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh, hỗ trợ tiếng Việt, mang đến trải nghiệm sáng tạo sống động và dễ tiếp cận.
Bảng giá điện thoại OPPO tháng 7: Đa dạng mẫu mã, giá chỉ từ 2,89 triệu đồng

Bảng giá điện thoại OPPO tháng 7: Đa dạng mẫu mã, giá chỉ từ 2,89 triệu đồng

Tháng 7/2025, bảng giá điện thoại OPPO ghi nhận loạt mẫu đa dạng, giá hợp lý từ phổ thông đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và giải trí.