Chủ nhật 17/11/2024 08:31
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Cuộc chiến 6G chính thức bắt đầu

03/06/2021 11:26
Động thái hợp lực đầu tư 4,5 tỷ USD của Hoa Kỳ và Nhật Bản cho thấy tham vọng đứng đầu thị trường công nghệ cũng như mong muốn vượt qua Trung Quốc của cường quốc lớn thứ nhất và thứ ba thế giới.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Hoa Kỳ và Nhật Bản lại coi trọng việc nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G đến vậy? Trên thực tế, 6G được đánh giá là công nghệ thực tế có thể phá vỡ mô hình thế giới. Quy luật 10 năm phát triển truyền thông thế giới chỉ ra 10 năm triển khai 3G đem lại lượng khách hàng truyền thông di động khổng lồ vượt qua người dùng cố định, 10 năm xây dựng 4G đã biến Internet trở thành thế giới mới của người dùng di động và 5G trong 10 năm vươn tới Internet vạn vật. Theo cách tính này, năm 2020 là năm đầu tiên của công nghệ 5G và đến năm 2030, 6G hoàn toàn có thể được hiện thực hóa. Như vậy công nghệ 6G là xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ truyền thông trong 10 năm tới. Trên cơ sở này, không khó để giải thích động thái của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác tăng cường nỗ lực nhằm đạt được lợi thế dẫn đầu trong lĩnh vực 6G.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Từ thế hệ công nghệ truyền thông đầu tiên đến công nghệ 5G, không khó để tìm ra một quy luật: công nghệ thế hệ số lẻ thường là những đổi mới mang tính cách mạng, trong khi công nghệ thế hệ số chẵn là sự tối ưu hóa của công nghệ thế hệ số lẻ và 6G cũng không ngoại lệ. Ví dụ, thế hệ công nghệ truyền thông đầu tiên đã tạo ra tiền lệ cho truyền thông di động. Công nghệ 3G giúp người dùng có thể lướt Internet, trong khi 4G đạt tốc độ mạng cao hơn, video ngắn và thanh toán di động ra đời, mở ra kỷ nguyên Internet di động. Công nghệ 5G với tốc độ và dung lượng cao, độ trễ thấp là tiền đề phát triển ba đặc điểm chính của 6G bao gồm siêu tốc độ, không độ trễ và siêu dung lượng. Chính nhờ ba điểm này mà 6G có khả năng thay đổi thế giới.

Đặc điểm cơ bản nhất của 6G là đạt được tốc độ mạng thay đổi về chất. Sự thay đổi này không chỉ mang lại những thay đổi trong ngành mà còn có thể ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của nhiều quốc gia, thậm chí cải tổ công nghệ. Dung lượng cực cao và độ trễ bằng 0 của 6G đồng nghĩa với kết nối không giới han và phạm vi phủ sóng toàn cầu. Trong kỷ nguyên 5G, Internet vạn vật có thể cung cấp khoảng 1 triệu kết nối người dùng trên mỗi km vuông. Tuy nhiên, những khó khăn về thương mại và đặc điểm bối cảnh khiến ứng dụng 5G chưa được phát triển triệt kể. Nguyên nhân chính là do ở các thành phố tập trung đông dân cư, số lượng kết nối trên là không đủ đồng thời không phủ sóng được các trạm gốc 5G ở các vùng sâu, vùng xa.

Năm 2019, nhà lãnh đạo Huawei Nhậm Chính Phi từng phát biểu: Các trạm gốc 6G có thể truy cập hàng nghìn kết nối không dây cùng lúc và công suất có thể đạt gấp 1.000 lần so với các trạm gốc 5G. Tại “Hội nghị 5G thế giới” cùng năm trên, Datang Mobile Communications cho biết trong tương lai, 6G có thể sẽ được mở rộng sang các lĩnh vực như vũ trụ và khám phá đại dương. Kỷ nguyên 6G sẽ là kỷ nguyên toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực và sự phát triển của 6G được ví như dệt nên một mạng lưới công nghệ rộng lớn, để thành công cần phải có một tiêu chuẩn thống kê, đó là công nghệ đã được cấp bằng sáng chế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Công nghệ được cấp bằng sáng chế là “nơi cạnh tranh” giữa các quốc gia trong lĩnh vực 6G, là lý do quan trọng khiến các quốc gia bắt đầu tập trung vào việc triển khai công nghệ mới. Một "cuộc chiến tranh đột phá 6G" đang bắt đầu khởi động. Ngay từ năm 2019, Hoa Kỳ đã bắt đầu thử nghiệm các thí nghiệm trên sóng terahertz và một số lượng lớn vệ tinh đã được gửi vào không gian. Vào tháng 10 năm 2020, Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông Hoa Kỳ khởi động một liên minh 6G với tên gọi NEXT G ALLIANCE. Liên minh này đã tập hợp những gã khổng lồ Internet từ hầu hết mọi nơi trên thế giới, chẳng hạn như Microsoft, Google, Samsung và Qualcomm. Ngoại lệ duy nhất là Huawei và ZTE International của Trung Quốc. Rõ ràng, mục đích của Hoa Kỳ khi thành lập liên minh này nhằm dẫn trước Trung Quốc và đi đầu trong cuộc chiến 6G, giành lại quyền lực thống trị trong lĩnh vực truyền thông. Ngoài NEXT G ALLIANCE, "Dự án Starlink" do Elon Musk đề xuất cũng được quan tâm. Ngay khi Huawei vừa ra mắt công nghệ 5G, Musk đã đề xuất phóng 42.000 vệ tinh của Mỹ lên không gian bao quanh trái đất, cung cấp dịch vụ Internet không giới hạn.

Ngoài Mỹ, Nhật Bản cũng là một đối thủ mà Trung Quốc không thể xem thường. Nhằm mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, Nhật Bản đã phân bổ 50 tỷ yên để trợ nghiên cứu và phát triển của các công ty trong ngành dịch vụ thông tin vô tuyến tiên tiến 6G. Đồng thời, một quỹ 30 tỷ yên được thành lập phục vụ riêng lĩnh vực 6G, 20 tỷ yên được đầu tư vào terahertz cũng như các công việc thử nghiệm và nghiên cứu liên quan khác. Có thể nói, Nhật Bản cũng đã không tiếc công sức trong việc chỉ đạo truyền thông 6G. Bên cạnh đó, đầu tư của Nhật Bản đã thu được rất nhiều lợi nhuận. Một loạt các công ty công nghệ tại Nhật Bản như Sony bắt tay nghiên cứu các công nghệ liên quan đến công nghệ truyền thông quang học. Đầu năm 2020, chip giao tiếp tốc độ cao 6G đầu tiên trên thế giới được ra mắt, có thể đạt tốc độ truyền tải thông tin cực cao 100Gbps, đây là đáp án do công ty NTT của Nhật Bản bàn giao.

Nhật Bản cũng đang chuẩn bị giới thiệu sự phát triển và ứng dụng công nghệ 6G tại Osaka World Expo vào năm 2025. Đồng thời, Công ty Truyền thông KDDI của Nhật Bản thông báo rằng sẽ đầu tư 3 nghìn tỷ yên vào xây dựng các trạm gốc 6G, bắt đầu thiết kế và sản xuất xe không người lái với Toyota Motor. Hiện thực hóa hoạt động vào khoảng năm 2030. Theo quan điểm này, dù là Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều rất tích cực trong việc xây dựng và triển khai 6G và đã đạt được những kết quả nhất định. Chưa dừng lại ở đó, hiện nay Mỹ và Nhật Bản đã tuyên bố hợp lực và sẵn sàng cùng đầu tư 4,5 tỷ USD để phát triển công nghệ 6G. Dưới sự hợp tác mạnh mẽ của hai nước, giới nghiên cứu bày tỏ lo ngại đối với tình thế hiện nay của Trung Quốc.

TL

Tin bài khác
YouTube lên tiếng giải thích về việc người dùng trả phí nhưng vẫn thấy quảng cáo

YouTube lên tiếng giải thích về việc người dùng trả phí nhưng vẫn thấy quảng cáo

Một số người dùng YouTube tại Đức đã phản ánh về việc quảng cáo vẫn xuất hiện trên nền tảng, mặc dù họ đã đăng ký gói Premium đầy đủ.
Người dùng iPhone tại Việt Nam phàn nàn về sự cố chậm, giật sau khi nâng cấp lên iOS 18.1

Người dùng iPhone tại Việt Nam phàn nàn về sự cố chậm, giật sau khi nâng cấp lên iOS 18.1

Người dùng cho biết, tình trạng này chỉ mới xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày qua, mặc dù họ đã thực hiện nâng cấp iPhone của mình lên iOS 18.1 từ cuối tháng 10.
Meta bị phạt 840 triệu USD vì lạm dụng dịch vụ Facebook Marketplace

Meta bị phạt 840 triệu USD vì lạm dụng dịch vụ Facebook Marketplace

Meta chỉ ra “quyết định của Ủy ban châu Âu không cung cấp bằng chứng về tác hại cạnh tranh đối với các đối thủ hoặc bất kỳ tác hại nào đối với người tiêu dùng".
Bí kíp khi tham gia du lịch trưc tuyến: Những điều cần biết để phòng tránh rủi ro

Bí kíp khi tham gia du lịch trưc tuyến: Những điều cần biết để phòng tránh rủi ro

Du lịch trực tuyến gần đây có mức tăng trưởng mạnh. Khi nền kinh tế số Việt Nam công bố chạm mốc 36 tỷ USD/năm, ghi nhận sự đóng góp lớn từ du lịch trực tuyến.
FPT ra mắt Nhà máy AI tại Nhật Bản giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành

FPT ra mắt Nhà máy AI tại Nhật Bản giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành

Nhà máy AI tại Nhật Bản của FPT sẽ cung cấp hơn 20 sản phẩm AI tạo sinh, giúp doanh nghiệp ứng dụng AI nâng cao hiệu suất vận hành, trải nghiệm khách hàng,...
iPhone SE 4: Lộ diện thiết kế và cấu hình, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025?

iPhone SE 4: Lộ diện thiết kế và cấu hình, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025?

Phone SE 4 sẽ tận dụng các linh kiện phần cứng từ những đời iPhone trước đó. Điều này sẽ giúp Apple tối ưu chi phí sản xuất, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm.
Amazon ra mắt dịch vụ thương mại điện tử giá rẻ tại Mỹ

Amazon ra mắt dịch vụ thương mại điện tử giá rẻ tại Mỹ

Động thái này cho thấy Amazon đang cảm nhận sức ép cạnh tranh từ Temu, vốn đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ tại thị trường Mỹ với những sản phẩm giá cực thấp.
Viettel công bố triển khai thương mại trạm 5G Open RAN

Viettel công bố triển khai thương mại trạm 5G Open RAN 'Make in Vietnam'

Trong phát triển trạm phát sóng 5G Open RAN, các kỹ sư của Viettel và Qualcomm cùng tham gia vào các công đoạn thiết kế công nghệ lõi và ứng dụng vào sản phẩm.
EC yêu cầu Apple chấm dứt hành vi hạn chế nội dung theo vị trí địa lý

EC yêu cầu Apple chấm dứt hành vi hạn chế nội dung theo vị trí địa lý

Theo EC, "gã khổng lồ công nghệ" Apple sẽ có một tháng để đề xuất các cam kết nhằm giải quyết hành vi chặn địa lý được xác định.

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu tăng trưởng kỷ lục

Lợi nhuận của Sea được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhờ sự phối hợp hiệu quả giữa ba mảng kinh doanh chính: Thương mại điện tử, trò chơi và tài chính số.
Các hãng công nghệ nước ngoài tăng cường thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Các hãng công nghệ nước ngoài tăng cường thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Reuters cho biết các hãng công nghệ nước ngoài đang mở rộng thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường đầu tư.
iPhone 16 đạt doanh thu khoảng 5.000 tỉ đồng tại Việt Nam trong tháng đầu mở bán

iPhone 16 đạt doanh thu khoảng 5.000 tỉ đồng tại Việt Nam trong tháng đầu mở bán

Việt Nam từng nằm ngoài bản đồ bán hàng của Apple, nhưng với doanh số iPhone tăng vọt trong hơn 4 năm qua, “nhà táo” đã thay đổi cách nhìn về thị trường này.
Apple Vision Pro 2 dự kiến sẽ ra mắt khi nào?

Apple Vision Pro 2 dự kiến sẽ ra mắt khi nào?

Apple dự định nâng cấp Vision Pro 2 từ chip M2 lên chip M5, còn về thiết kế, Apple Vision Pro 2 nhiều khả năng sẽ có ngoại hình tương tự như thế hệ hiện tại.
Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực bán dẫn trong tương lai

Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực bán dẫn trong tương lai

Nhu cầu nhân lực lĩnh vực bán dẫn được dự đoán sẽ tăng mạnh do sự phát triển của công nghệ và ứng dụng ở nhiều lĩnh vưc.
Từ 25/12, người dùng mạng xã hội bắt buộc xác thực bằng số điện thoại hoặc mã định danh

Từ 25/12, người dùng mạng xã hội bắt buộc xác thực bằng số điện thoại hoặc mã định danh

Chỉ trong trường hợp người dùng mạng xã hội không có số điện thoại di động tại Việt Nam thì sẽ phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.