Thứ bảy 10/05/2025 05:43
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Có nên “tăng liều” cho chính sách tiền tệ?

12/10/2020 00:00
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do dịch bệnh, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã góp phần trở thành “cứu cánh” hữu ích. Nhưng với chính sách tiền tệ, liệu dư địa có còn để tăng liều lượng hỗ trợ?

co nen tang lieu cho chinh sach tien te

Chính sách tiền tệ đang hỗ trợ tốt cho nền kinh tế. Ảnh: ST

Còn dư địa

Do tác động của dịch Covid-19, cùng với chính sách tài khóa, nhiều chính sách tiền tệ đã được ban hành nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng hỗ trợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân và DN, nhất là lĩnh vực du lịch, nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu... Không những thế, trong chưa đầy 2 tháng từ tháng 3 đến tháng 5, NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm từ 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN. Bên cạnh đó, các DN còn được hưởng lợi nhờ vào tỷ giá ổn định.

Hiện nay, lạm phát thấp và thanh khoản dồi dào là cơ sở để chính sách tiền tệ có thể tăng thêm liều lượng hỗ trợ trong những tháng cuối năm. Dòng vốn có thể rẻ hơn, nhưng dòng tiền còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn “than thở” vì chính sách tiền tệ chưa thực sự giúp ích cho các hoạt động phục hồi. Thực tế cho thấy, sau nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, lãi suất vẫn còn cao so với “sức khoẻ” của không ít doanh nghiệp. Do đó, mong muốn giảm thêm lãi suất luôn được nhiều doanh nghiệp đề cập như một giải pháp khẩn thiết cho sản xuất, kinh doanh.

Tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khác với đa số các nước, dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ của chúng ta còn khá lớn cho kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng. Do đó, Thủ tướng yêu cầu cần điều hành chủ động, linh hoạt hơn nữa các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ để đạt hai mục tiêu: Kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và đời sống; giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, duy trì niềm tin chỉ đạo điều hành.

Đồng tình với quan điểm này, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, chúng ta vẫn còn dư địa để tiếp tục giảm lãi suất, bơm thêm một lượng tiền vào trong lưu thông, nhưng dư địa không còn nhiều. Ngoài ra, nhiều chuyên gia còn cho rằng, Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ tăng trưởng, nhưng liều lượng và giải pháp phải thật hợp lý để đảm bảo an toàn.

Ảnh hưởng từ lạm phát

Mặc dù được đánh giá là còn nhiều dư địa, nhưng việc thực hiện không phải dễ dàng. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc giảm lãi suất hiện nay không dễ dàng bởi chi phí đầu vào và lạm phát vẫn còn khá cao. Hiện, các ngân hàng đang huy động với lãi suất từ 6 - 11%/năm. Vì vậy, không thể giảm lãi suất xuống mức 7-8%/năm như mong muốn của nhiều doanh nghiệp. Mặt khác, muốn giảm lãi suất cho vay phải giảm tỷ lệ lạm phát xuống mức 2%. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ lạm phát đang là 4% cộng với 2% lãi suất huy động và biên độ 3% lãi suất cho vay. Như vậy, lãi suất cho vay còn khá cao, nhưng việc giảm lãi suất trong bối cảnh hiện nay cũng không phải dễ dàng.

Mặc dù vậy, việc kiểm soát lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn được các cơ quan cam kết duy trì dưới 4% bằng nhiều giải pháp để ổn định mặt bằng giá cả. Như về tỷ giá, 6 tháng qua, các chuyên gia đều chung nhận định là NHNN đã áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm, giúp tỷ giá khá ổn định với mức dao động chỉ ở mức 0,2 – 0,3%. Việc duy trì ổn định này đã đóng góp vào việc duy trì lạm phát.

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán MBS, chính các động thái bơm tiền mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và hạ lãi suất về mức 0% đã giảm áp lực lên VND cũng như các đồng tiền khác của các quốc gia mới nổi. Tuy vậy, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách công và Quản lý Trường ĐH Fulbright cho rằng, rủi ro trong những thàng cuối năm vẫn còn tiềm ẩn khi kiều hối và lượng giải ngân vốn FDI có thể giảm xuống. Nhưng với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào thì cũng không còn áp lực lớn.

Những vấn đề trên cho thấy, khó khăn còn rất nhiều nhưng quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là thực hiện chính sách tài khóa – tiền tệ theo phương châm chủ động, tích cực hỗ trợ tăng trưởng. Tại cuộc họp Chính phủ với các địa phương mới đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng đã cho biết mục tiêu từ nay đến cuối năm là kiểm soát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng vẫn đặt mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triệt để tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay. Trong trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của Chính phủ, đến cuối năm, NHNN sẽ có các giải pháp tiền tệ mạnh hơn, như tái cấp vốn cho những dự án, công trình có tác động lan tỏa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm.

Hương Dịu

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng 9/5/2025: Bac A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 9/5/2025: Bac A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng ngày 9/5/2025, Bac A Bank gây chú ý khi tăng mạnh lãi suất huy động, đặc biệt ở kỳ hạn dài. Các ngân hàng như ABBank, PVcomBank, HDBank cũng áp dụng lãi suất đặc biệt cao.
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc, một người từng là CEO chứng khoán Nhất Việt

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc, một người từng là CEO chứng khoán Nhất Việt

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK: EIB) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc, có hiệu lực từ ngày 8/5/2025.
Lãi suất chỉ từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Lãi suất chỉ từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số – hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025–2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Việt phân hóa mạnh: Ai tăng tốc, ai hụt hơi quý I/2025?

Ngân hàng Việt phân hóa mạnh: Ai tăng tốc, ai hụt hơi quý I/2025?

Quý I/2025 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt trong tăng trưởng tài sản và tiền gửi giữa các ngân hàng, phản ánh chiến lược kinh doanh và khả năng hút vốn khác nhau.
MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại

MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại

Công ty Chứng khoán MBS vừa dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cùng cái nhìn toàn diện về diễn biến thị trường tài chính – tiền tệ trong những tháng đầu năm và triển vọng những quý còn lại.
Đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC

Đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC

Một trong những nội dung đáng chú ý ngân hàng Nhà nước đề xuất là việc mở rộng phạm vi cấp tín dụng đối với các khách hàng đã từng có nợ xấu được bán cho VAMC.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025: Điều chỉnh giảm các kỳ ngắn hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025: Điều chỉnh giảm các kỳ ngắn hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025 tiếp tục biến động trái chiều giữa các ngân hàng. Trong khi MB và Eximbank giảm kỳ hạn ngắn, nhiều ngân hàng khác vẫn duy trì mức lãi suất cao kỳ hạn dài.
Trái phiếu Chính phủ tháng 4/2025: Huy động thành công 42.427 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp

Trái phiếu Chính phủ tháng 4/2025: Huy động thành công 42.427 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp

Để đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách trung ương trong năm 2025, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã chủ động triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) ngay từ đầu năm, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô.
Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025: Nhiều biến động trái chiều

Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025: Nhiều biến động trái chiều

Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh theo hướng trái chiều. Eximbank giảm lãi ở kỳ hạn ngắn, nhưng tăng ở kỳ hạn dài.
BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

Ngày 5/5/2025, BIDV chính thức ra mắt hệ thống định danh điện tử (eKYC) dành cho khách hàng tổ chức. Với giải pháp này, khách hàng tổ chức có thể thực hiện toàn bộ quy trình mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV bằng phương thức trực tuyến.
Gia đình nữ đại gia âm thầm gom cổ phiếu ngân hàng ACB là ai?

Gia đình nữ đại gia âm thầm gom cổ phiếu ngân hàng ACB là ai?

Gia đình bà Ngô Thu Thúy bất ngờ nâng sở hữu tại ngân hàng ACB, giữa lúc thị trường tài chính biến động, làm dấy lên nghi vấn: Đơn thuần đầu tư tài sản hay bước đi chiến lược đầy toan tính?
Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025: Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025: Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025, ghi nhận Techcombank tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn, đánh dấu sự điều chỉnh sau khi giảm lãi suất vào cuối tháng 4.
Nhiều ngân hàng sẽ bị thu hẹp biên lãi ròng vì thương chiến

Nhiều ngân hàng sẽ bị thu hẹp biên lãi ròng vì thương chiến

Các ngân hàng Việt đang chuẩn bị cho một năm 2025 đầy thách thức, với những bất ổn gia tăng từ yếu tố bên ngoài (rủi ro gián đoạn thương mại) và áp lực nội tại từ việc biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp.
Trao đổi mô hình thành công phát triển thương hiệu tài chính-ngân hàng

Trao đổi mô hình thành công phát triển thương hiệu tài chính-ngân hàng

Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng” diễn ra sáng ngày 5/5 là dịp để cùng trao đổi, học hỏi những mô hình thành công trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành tài chính-ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng ngày 5/5/2025: Agribank vượt trội, ABBank lập kỷ lục

Lãi suất ngân hàng ngày 5/5/2025: Agribank vượt trội, ABBank lập kỷ lục

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục biến động mạnh, với Agribank dẫn đầu nhóm Big4 ở nhiều kỳ hạn, trong khi ABBank gây chú ý với mức lãi suất đặc biệt lên tới 9,65%/năm cho khoản tiền gửi lớn.