Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
- 445
- Cơ hội giao thương
- 21:55 16/06/2022
DNHN - “Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Theo truyền thông Singapore, chính phủ Malaysia hôm 14/6 đã thông báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu gà sang nước láng giềng. Singapore đã có thể nhập khẩu trở lại gà kampong (một giống gà địa phương) và gà ác. Tuy nhiên, “khủng hoảng cơm gà" vẫn khiến nhiều người lo ngại vì Malaysia vẫn hạn chế xuất khẩu gà thịt, loại gà được sử dụng nhiều tại Singapore.
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.

Được biết, Singapore đã nhập khẩu 214.400 tấn thịt gà vào năm 2021. Khoảng 48% số gà này là từ Brazil, tiếp theo là 34% từ Malaysia và 8% từ Hoa Kỳ. 10% còn lại đến từ các quốc gia và khu vực khác. Trong 3 năm qua, Singapore cũng đã đa dạng hóa hơn nữa nguồn trứng của mình. Năm 2019, 72% lượng trứng nhập khẩu của Singapore là từ Malaysia, nhưng con số này đã giảm xuống còn 52% vào năm 2021. Tỷ lệ trứng được sản xuất trong nước đã tăng từ 26% vào năm 2019 lên 30% vào năm 2021.
Tại Singapore, việc nhập khẩu một số sản phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, động vật tươi sống, thịt, cá được đánh giá là “rủi ro cao” và phải chịu kiểm soát chặt chẽ, bao gồm: cấp phép đối với nông trại ở nước ngoài, các quy trình kiểm tra và kiểm định.
Việc nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt chỉ được phép từ các nguồn đã được phê duyệt bởi SFA. Mỗi lô hàng nhập khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận sức khỏe thú y do cơ quan thú y của nước xuất khẩu cấp, xác nhận rằng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe động vật và an toàn thực phẩm của Singapore. Mỗi thùng và đơn vị đóng gói cơ bản của thịt và sản phẩm nhập khẩu phải được dán nhãn với các nội dung như: mô tả của sản phẩm thịt, nguồn gốc quốc gia sản phẩm…
Năm 2021 Việt Nam xuất khẩu được khoảng 18.000 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá hơn 72 triệu USD. Trong các sản phẩm thịt xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thịt gà. Thịt gà chế biến xuất khẩu năm 2021 đạt 2.531 tấn, tăng 36,58% so với năm 2020. Việt Nam đã đàm phán thành công xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản (năm 2017), Hong Kong (năm 2019) và các nước thuộc liên minh kinh tế Á - Âu (2021). Do đó, có ý kiến cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam đưa sang Singapore.
Muốn tận dụng được cơ hội này, các cục thú y cần ngồi lại, rà soát tiêu chuẩn nhập khẩu của Singapore và tìm ra phương án hỗ trợ doanh nghiệp.
PV
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.
Philippines gia hạn ưu đãi thuế cho gạo nhập khẩu ngoài Đông Nam Á
Đây là động thái mới nhất của Chính phủ Philippines trong việc kiểm soát áp lực lạm phát ngày càng tăng tại nước này, đặc biệt là việc giá lương thực có xu hướng tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Tận dụng hiệu quả các cam kết trong FTA để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu gỗ sang thị trường Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên của Hiệp định thương mại tự do (FTA). Do đó cần tận dụng hiệu quả các cam kết trong FTA để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ tại thị trường Nhật Bản.
Nhiều cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu sang Colombia
Trong top 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp thủy sản Việt, Colombia vẫn chỉ là một trong những thị trường tiềm năng ở Nam Mỹ.
Thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Quy định này của Đài Loan được xây dựng dựa theo Khoản 10 Mục 1 Điều 22 Luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Đài Loan và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.