Thứ sáu 20/09/2024 05:18
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

Chủ tịch Hội Dầu khí đề xuất giải pháp phát triển dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi

14/08/2024 14:53
Chủ tịch Hội Dầu khí đề xuất cần chú trọng quy định về điều kiện thu xếp vốn cho các dự án không được cấp bảo lãnh Chính phủ, cho phép các tập đoàn thế chấp tài sản trong các giao dịch mua bán khí LNG và điện.
aa

TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, đã đưa ra 6 nhóm giải pháp quan trọng để giải quyết khó khăn và thúc đẩy sự phát triển của các dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi.

Trong nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế quản lý và thực thi, Chủ tịch Hội Dầu khí nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Chủ tịch Hội Dầu khí đề xuất, cần chú trọng quy định về điều kiện thu xếp vốn cho các dự án không được cấp bảo lãnh Chính phủ, cho phép các tập đoàn thế chấp tài sản trong các giao dịch mua bán khí LNG và điện.

Chủ tịch Hội Dầu khí ra giải pháp phát triển dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi
Chủ tịch Hội Dầu khí đề xuất giải pháp phát triển dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi.

Về khung pháp lý và cơ chế chính sách, Chủ tịch Hội Dầu khí cho rằng, cần sửa đổi và bổ sung đồng bộ các bộ luật hiện hành. Cụ thể, các luật cần được điều chỉnh bao gồm Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế, Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật Đất đai. Những điều chỉnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi.

Một nhóm giải pháp khác là nghiên cứu và phát triển thị trường điện theo mục tiêu của Quy hoạch điện VIII. Chủ tịch Hội Dầu khí cho rằng, cần xây dựng đồng bộ các cụm kho cảng LNG, nhà máy điện và các khu công nghiệp có nhu cầu sử dụng điện lớn.

Về việc tham vấn và học hỏi kinh nghiệm, Chủ tịch Hội Dầu khí nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác quốc tế để học hỏi các mô hình quản trị đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực điện khí LNG và điện gió ngoài khơi.

Chủ tịch Hội Dầu khí cũng cho rằng, cần thay đổi nhận thức và tư duy về điện khí LNG và điện gió ngoài khơi. Điện khí LNG nên được sử dụng hiệu quả bởi các khu công nghiệp và nhà máy chế biến, đóng góp vào nền kinh tế rộng lớn hơn.

Cuối cùng, Chủ tịch Hội Dầu khí kiến nghị Thủ tướng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội. Nghị quyết này sẽ xác định các điều kiện cần thiết và cho phép triển khai các dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi song song với quá trình hoàn thiện các bộ luật hiện hành.

Chủ tịch Hội Dầu khí cho rằng, cơ sở để đưa ra đề xuất về 6 nhóm giải pháp trên là do trên thực tế, việc điều chỉnh quy hoạch phát triển điện chưa có hướng dẫn trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt đối với các dự án đầu tư.

Ngoài ra, cơ chế tài chính và thu xếp vốn gặp vướng mắc do vượt quy định về giới hạn tỷ lệ an toàn tín dụng 15% vốn điều lệ khi cho vay theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng. Nguyên nhân là vốn cần thu xếp huy động cho các dự án điện lớn.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.524 MW. Để thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII, việc bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai các dự án điện khí là rất cần thiết.

Báo cáo về tình hình thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII, lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, tổng công suất nhà máy điện sử dụng khí trong nước là 7.900 MW (10 dự án) và tổng công suất nhà máy điện sử dụng LNG là 22.524 MW (13 dự án). Đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất 1 nhà máy đã đưa vào vận hành là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW). 2 dự án đang xây dựng là Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (tổng công suất 1.624 MW).

Các dự án đang đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bao gồm: Nhơn Trạch 3 và 4, Ô Môn II… Theo báo cáo của các chủ đầu tư, các dự án này đều có các vướng mắc trong quá trình đàm phán và chưa thể ký được PPA làm cơ sở để các chủ đầu tư thu xếp vốn cho dự án.

Linh Anh

Tin bài khác
HoREA đề xuất bỏ "vận hành, kinh doanh công trình" khi bàn giao công trình BT

HoREA đề xuất bỏ "vận hành, kinh doanh công trình" khi bàn giao công trình BT

HoREA cho rằng, dự án công trình BT thực hiện theo hình thức “hợp đồng BT” không có yếu tố “vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng”.
VCCI đề xuất miễn giảm thuế, phí để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất

VCCI đề xuất miễn giảm thuế, phí để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất

VCCI kiến nghị xem xét miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của bão số 3.
Công đoàn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập chung tay ủng hộ đồng bào bão lụt

Công đoàn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập chung tay ủng hộ đồng bào bão lụt

Công đoàn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập chung tay ủng hộ đồng bào bão lụt
Sắp hết mùa cá ngừ vằn, VASEP kiến nghị Thủ tướng ra chỉ đạo khi chờ sửa Nghị định 37

Sắp hết mùa cá ngừ vằn, VASEP kiến nghị Thủ tướng ra chỉ đạo khi chờ sửa Nghị định 37

VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và có văn bản chỉ đạo điều chỉnh, giải quyết khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian chờ sửa Nghị định 37.
Hội Điện tử, điện lạnh tỉnh Phú Thọ với hoạt động ấm tình người trong bão lũ

Hội Điện tử, điện lạnh tỉnh Phú Thọ với hoạt động ấm tình người trong bão lũ

Tại Phú Thọ, trong những ngày này, hậu quả của cơn bão số 3 để lại là rất lớn. Hội Điện tử, điện lạnh tỉnh Phú Thọ đã phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay ủng hộ, giúp đỡ người dân nơi vùng lũ.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son