Chi phí logistics quá cao, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải từ chối đơn hàng
- 8
- Doanh nghiệp
- 16:24 19/01/2022
Đại diện các doanh nghiệp lương thực thực phẩm, chế biến gỗ cho biết dù trong bối cảnh bình thường mới, tình hình xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó đáng chú ý nhất là chi phí logistics tăng cao, thời gian giao hàng kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp dè dặt nhận đơn xuất khẩu.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM, cho biết đây là giai đoạn tất bật nhất của các doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm để sản xuất hàng Tết và giao đơn xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang rất thận trọng khi nhận đơn, nhiều đơn vị phải từ chối bớt bạn hàng. Lý do là giá đầu vào, thiếu lao động thời vụ và đặc biệt là chi phí logistics cao, đồng thời thời gian vận chuyển cũng kéo dài.
“Nếu trước đây thời gian từ lúc đặt chuyến đến khi hàng hóa qua đến Mỹ là 28 ngày, thì bây giờ thời gian chờ container rỗng đã có thể kéo đến 2-3 tháng. Hàng chúng tôi có hạn dùng chỉ một năm mà mất đến 3 tháng vận chuyển thì thời gian sử dụng bị rút ngắn rất nhiều”, bà Chi cho hay.

Theo bà Chi, trước đây giá một container đi Mỹ chỉ khoảng 2.000 đô la trở lại, nhưng hiện nay trả đến 15.000 đô la/container 40 feet vẫn không đặt được. Tương tự, giá container đi Nga lúc này khoảng 9.000-10.000 đô la, trong khi ngày trước chỉ 1.200 đô la. Chi phí logistics đẩy giá thành sản phẩm tăng cao.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, cũng thừa nhận khó khăn lớn nhất hiện nay với ngành gỗ là logistics.
“Thể tích hàng gỗ, nội thất rất lớn, cần lượng lớn container, mà hiện giá container rất cao. Mặc dù người mua hàng trả chi phí vận chuyển, nhưng khi phí cao quá, lại thiếu container, thì người ta chưa lấy hàng, khiến tồn kho tăng cao, doanh nghiệp thiếu dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng trong bối cảnh này”, ông Phương cho biết.
Nhìn một cách tổng thể, chi phí vận tải biển đã tăng hơn 10 lần trong 2 năm qua, gây áp lực lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đặc biệt, bên cạnh khó khăn chung với toàn cầu này, các doanh nghiệp TPHCM cũng bị cản trở trong khâu logistics do các quy định phòng chống dịch ở các địa phương và các nước khác, cũng như hệ thống giao thông chưa đồng bộ và thủ tục hành chính chưa thông thoáng.
Ông Huỳnh Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TPHCM, cho biết các doanh nghiệp thành viên đã cố gắng giữ không tăng giá trong thời gian qua nhưng do chỉ chiếm một công đoạn nhỏ trong toàn bộ quá trình xuất khẩu nên chi phí tổng thể vẫn tăng.
“Các công ty logistics Việt Nam chỉ cung cấp các dịch vụ phổ thông cơ bản. Ngoài việc chưa đủ tiềm lực, kinh nghiệm thì vấn đề cốt lõi là 65% hàng nhập khẩu và 73% hàng xuất khẩu được thực hiện bởi doanh nghiệp FDI. Hầu hết gói logistics đều được chỉ định từ các gói thầu quốc tế và đương nhiên miếng bánh còn lại trong nước chỉ là một phân đoạn nhỏ trong chuỗi cung ứng”, ông Cường cho hay.
Do đó, ông Cường nhấn mạnh Chính phủ cần khoanh vùng các công ty sản xuất được xác định là mũi nhọn của quốc gia, định hướng ưu tiên hợp tác với các công ty logistics đầu ngành Việt Nam theo đúng tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng dịch vụ của công ty Việt Nam”.
Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu của Sở Công Thương TPHCM, cho biết đang xây dựng đề án phát triển logistics của thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Chiến lược đề ra là phát triển cụm ngành logistics, chú trọng quy hoạch lại hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng logistics, tăng kết nối từ vùng sản xuất đến vùng xuất khẩu, đưa TPHCM thành trung tâm dịch vụ xuất khẩu của vùng. Do đó, hy vọng đề án phát triển logistics sẽ kéo giảm khó khăn, ách tắc xuống trong thời gian tới.
V.Dũng
Bài liên quan
#Chi phí logistics

Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều các nước trong khu vực
Theo ông Đào Duy Tám, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan, để thông quan một lô hàng liên quan đến nhiều đơn vị như kiểm tra chuyên ngành, việc cắt giảm chi phí phải có sự chung sức của tất cả các cơ quan liên quan.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng: Quan tâm hỗ trợ chứ không tạo gánh nặng cho doanh nghiệp
Chiều 27/5, phát biểu tại cuộc tọa đàm “Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, thời gian qua Bộ Tài chính đã luôn quan tâm hỗ trợ, thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí chứ không tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.
ĐHĐCĐ Đất Xanh 2022: Đẩy mạnh huy động vốn quốc tế, tập trung hoạt động kinh doanh cốt lõi
ĐHĐCĐ Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (Dat Xanh Group, HOSE: DXG) diễn ra sáng nay đã bầu thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022 - 2027, đồng thời thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022, sẵn sàng cất cánh với các trụ cột tạo nên hệ sinh thái lĩnh vực bất động sản.
Hóa đơn điện tử: MobiFone Invoice có nhiều ưu điểm vượt trội hỗ trợ doanh nghiệp
Dịch vụ MobiFone Invoice có ưu điểm vượt trội cũng như nhiều tính năng trong việc nhận, truyền dữ liệu nghiệp vụ về hóa đơn điện tử (HĐĐT), hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp khi áp dụng HĐĐT.
Thép Nam Kim sắp chi hơn 219 tỷ đồng để chia cổ tức
Với hơn 219 triệu cp đang lưu hành, Công ty CP Thép Nam Kim ước tính cần chi hơn 219 tỷ đồng cho hình thức chi trả này.
WinCommerce thúc đẩy tiêu thụ nông sản Bắc Giang, Bắc Kạn
Cuối tháng 5/2022, chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ đã đồng hành cùng bà con nông dân tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn nhằm xúc tiến tiêu thụ nông sản chủ lực của hai địa phương này tại hệ thống hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Trong đó, điển hình là các sản phẩm vải thiều Bắc Giang và bí xanh Bắc Kạn.
Huy động vốn trái phép, công ty Phú Gia Thịnh tiếp tục bị xử phạt
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định 1369/QĐ-XPHC xử phạt Công ty cổ phần kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (gọi tắt là Công ty Phú Gia Thịnh) với số tiền 1 tỷ đồng về hành vi huy động vốn không đúng quy định.
Đình chỉ tư cách của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) bị đình chỉ từ ngày 19/05/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Vietnam Airlines tạm thoát bị hủy niêm yết
Vietnam Airlines vừa thoát cảnh âm vốn chủ sở hữu nhờ được bơm gần 8.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu.
Phạt Dược thú Y Cai Lậy do sai phạm về thuế
Công ty CP Dược thú Y Cai Lậy có hành vi khai sai doanh thu tính thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.
Đông Hải Bến Tre sắp chi gần 105 tỷ đồng tạm ứng cổ tức
Công ty CP Đông Hải Bến Tre đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền tỷ lệ 15%, ước tính công ty sẽ phải chi gần 105 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức này.