Thứ ba 20/05/2025 19:34
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

CEO Jensen Huang ca ngợi DeepSeek R1 là món quà cho ngành công nghiệp AI

Dù từng khiến cổ phiếu Nvidia sụt giảm mạnh, mô hình AI mã nguồn mở DeepSeek R1 vẫn nhận được lời khen ngợi đặc biệt từ chính CEO Jensen Huang vì những đóng góp quan trọng cho trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
CEO Jensen Huang ca ngợi DeepSeek R1 là món quà cho ngành công nghiệp AI
Ông Jensen Huang - CEO Nvidia ca ngợi DeepSeek R1 là món quà cho ngành công nghiệp AI toàn cầu

Tại lễ khai mạc hội nghị công nghệ Computex Taipei tổ chức tại Đài Loan đầu tuần này, ông Jensen Huang - CEO Nvidia - đã lên tiếng ca ngợi DeepSeek R1 - mô hình trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc, gọi đây là “một đóng góp tuyệt vời cho ngành công nghiệp và cho cả thế giới.”

“DeepSeek thực sự là một món quà đối với ngành công nghiệp AI toàn cầu. Lượng đột phá về khoa học máy tính mà nhóm phát triển này mang lại là rất đáng kể. Nó mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới không chỉ ở Mỹ mà còn cho các nhà khoa học khắp thế giới", ông Huang phát biểu.

Ra mắt hồi tháng 1, DeepSeek R1 – một mô hình chatbot mã nguồn mở đến từ Trung Quốc, nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu nhờ khả năng suy luận mạnh mẽ và chi phí phát triển ấn tượng, chỉ chưa đến 6 triệu USD. Trong bối cảnh các “ông lớn” tại Thung lũng Silicon chi hàng chục tỷ USD cho các hệ thống AI phức tạp, DeepSeek R1 đặt ra câu hỏi lớn về tính hiệu quả trong đầu tư vào AI.

Tác động của DeepSeek R1 lan rộng đến mức khiến cổ phiếu của nhiều công ty công nghệ và bán dẫn, bao gồm cả Nvidia, sụt giảm mạnh. Có thời điểm, vốn hóa thị trường của Nvidia bốc hơi đến 600 tỷ USD, kéo theo giá trị tài sản cá nhân của ông Jensen Huang giảm gần 20%.

Tuy nhiên, trái với lo ngại từ giới đầu tư, CEO Nvidia khẳng định sự trỗi dậy của DeepSeek không phải là mối đe dọa mà ngược lại, còn góp phần thúc đẩy hệ sinh thái AI toàn cầu.

“Dù tôi đi đến đâu, DeepSeek R1 đều tạo ra ảnh hưởng rõ rệt đến cách mọi người suy nghĩ về AI, về quá trình suy luận và cách xây dựng các mô hình trí tuệ có khả năng lý luận,” ông nói.

Trước đó vào tháng 2, ông Huang đã lên tiếng bảo vệ tầm quan trọng của giai đoạn hậu huấn luyện (post-training) trong quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo - vốn vẫn đòi hỏi lượng lớn sức mạnh xử lý mà Nvidia cung cấp qua các dòng GPU.

“Post-training là phần quan trọng nhất của trí tuệ, đó là nơi mà hệ thống học được cách giải quyết vấn đề thực tế,” ông nhấn mạnh.

Đáng chú ý, CEO Jensen Huang không chỉ tỏ ra lạc quan mà còn đánh giá cao tinh thần mã nguồn mở mà DeepSeek mang lại. “Mô hình DeepSeek đã truyền cảm hứng và năng lượng đổi mới đến cộng đồng nghiên cứu AI trên toàn thế giới,” ông nói.

DeepSeek R1 được công ty khởi nghiệp Trung Quốc DeepSeek ra mắt hồi tháng 1 và nhanh chóng làm đảo lộn thế giới công nghệ, khiến cổ phiếu của hàng loạt công ty AI và bán dẫn, trong đó có Nvidia, lao dốc. Nhiều CEO liên tục phải trả lời câu hỏi từ nhà đầu tư và giới phân tích về việc có cần chi quá nhiều tiền mua chip AI (chủ yếu của Nvidia), khi mô hình DeepSeek vẫn hoạt động hiệu quả dù chi phí thấp. Theo AlphaSense, cái tên "DeepSeek" xuất hiện trong ít nhất 9 cuộc họp báo cáo doanh thu quý I/2025.

Tuy nhiên, CEO jensen Huang cho rằng các nhà đầu tư và thị trường có thể đã hiểu sai về tác động của DeepSeek R1. Theo ông, thực tế ngành công nghiệp Al vẫn rất cần sức mạnh tính toán khổng lồ, đặc biệt là ở giai đoạn tiếp theo, sau quá trình đào tạo ban đầu của các mô hình Al.

Ông Huang nhấn mạnh rằng quá trình sau khi huấn luyện một mô hình Al mới thực sự là "phần quan trọng nhất của trí tuệ nhân tạo" và đó chính là "nơi bạn học cách giải quyết vấn đề". Điều này ngầm ý rằng, dù các mô hình như DeepSeek R1 có thể hiệu quả trong một số khía cạnh hoặc giai đoạn nhất định, nhu cầu về các chip Al hiệu năng cao của Nvidia cho các tác vụ phức tạp hơn, đặc biệt là giai đoạn suy luận (inference) và tinh chỉnh mô hình, vẫn sẽ rất lớn.

Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình từ các chuyên gia khác. Hồi tháng 2, ông Yann LeCun, Giám đốc Al của Meta, cũng từng cho biết: "Có một sự hiểu lầm lớn về việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI. Phần lớn trong số hàng tỷ USD được đầu tư cho cơ sở hạ tầng là để phục vụ cho quá trình 'suy luận', chứ không phải chỉ để 'đào tạo' mô hình".

Tin bài khác
“Bộ ba quyền lực” quan trọng kích hoạt kinh tế Việt Nam trong tương lai

“Bộ ba quyền lực” quan trọng kích hoạt kinh tế Việt Nam trong tương lai

Dư luận cho rằng: “AI, bán dẫn và an ninh mạng” là “bộ ba quyền lực” quan trọng trong việc góp phần kích hoạt nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Apple sắp "khai tử" Siri đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đua công nghệ

Apple sắp "khai tử" Siri đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đua công nghệ

Apple đang xem xét cho phép người dùng lựa chọn trợ lý AI thay vì Siri, mở ra khả năng thay đổi lớn trong hệ sinh thái iPhone.
Nâng cấp mới trên iOS 19: Khi AI trở thành trợ lý quản lý pin cho iPhone

Nâng cấp mới trên iOS 19: Khi AI trở thành trợ lý quản lý pin cho iPhone

Theo nguồn tin từ Bloomberg, iOS 19 sẽ tích hợp một công cụ quản lý pin mới sử dụng AI để theo dõi và học hỏi thói quen sử dụng của người dùng.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ về cảnh báo liên quan chip AI của Huawei

Trung Quốc chỉ trích Mỹ về cảnh báo liên quan chip AI của Huawei

Trung Quốc chỉ trích Mỹ phá hoại tiến trình đàm phán thương mại đã đạt được, khi Bộ Thương mại Mỹ cảnh báo việc sử dụng chip AI Huawei có thể vi phạm lệnh kiểm soát xuất khẩu của Washington.
OpenAI vượt xa các đối thủ trong cuộc đua hút chi tiêu AI từ doanh nghiệp

OpenAI vượt xa các đối thủ trong cuộc đua hút chi tiêu AI từ doanh nghiệp

Trong báo cáo công bố vào tháng 4, OpenAI tiết lộ rằng số lượng người dùng doanh nghiệp của hãng đã vượt mốc 2 triệu, tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 9 năm ngoái.
Giải pháp giúp doanh nghiệp "làm chủ" cuộc đua chuyển đổi công nghệ số

Giải pháp giúp doanh nghiệp "làm chủ" cuộc đua chuyển đổi công nghệ số

Trong kỷ nguyên số, AI mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, nhưng nếu thiếu kiểm soát, chính nó có thể trở thành “con dao hai lưỡi” gây ra rủi ro đánh cắp dữ liệu nghiêm trọng.
iPhone 13 giảm giá kịch sàn, vẫn hút khách dù sau 3 năm ra mắt

iPhone 13 giảm giá kịch sàn, vẫn hút khách dù sau 3 năm ra mắt

Với mức giá hiện tại, iPhone 13 chỉ ngang với nhiều smartphone Android tầm trung nhưng lại mang đến trải nghiệm cao cấp và ổn định.
Pin iPhone 17 Air có thể thua Galaxy S25 Edge dù ra mắt cùng năm

Pin iPhone 17 Air có thể thua Galaxy S25 Edge dù ra mắt cùng năm

iPhone 17 Air được cho là chỉ sử dụng viên pin 2.800 mAh, mức dung lượng pin thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn smartphone năm 2025, khi nhiều thiết bị tầm trung đã có pin từ 5.000 đến 6.000 mAh.
Các ông lớn ngành bán dẫn toàn cầu quy tụ tại Computex 2025

Các ông lớn ngành bán dẫn toàn cầu quy tụ tại Computex 2025

Nvidia, Qualcomm, MediaTek và loạt tên tuổi lớn sẽ tham dự Computex 2025 tại Đài Loan (Trung Quốc), khi ngành bán dẫn toàn cầu đang vào giai đoạn then chốt của cuộc đua AI.
Apple đối mặt áp lực từ Mỹ vì thỏa thuận AI với Alibaba tại Trung Quốc

Apple đối mặt áp lực từ Mỹ vì thỏa thuận AI với Alibaba tại Trung Quốc

Apple vốn đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc tích hợp các tính năng AI để duy trì sức hút của iPhone trong cuộc đua công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vướng phải rào cản địa chính trị.
Huawei có thể chuẩn bị ra mắt máy tính xách tay gập đầu tiên chạy HarmonyOS

Huawei có thể chuẩn bị ra mắt máy tính xách tay gập đầu tiên chạy HarmonyOS

Sự xuất hiện của Huawei MateBook Fold Ultimate Design diễn ra trong bối cảnh các hãng công nghệ lớn như Lenovo, Asus hay HP đã lần lượt tung ra các mẫu máy tính xách tay gập lại màn hình.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Khoa học công nghệ mà hưng thịnh thì quốc gia mới hưng thịnh

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Khoa học công nghệ mà hưng thịnh thì quốc gia mới hưng thịnh

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong công cuộc phát triển đất nước.
Hàn Quốc phạt Temu gần 1 triệu USD vì vi phạm dữ liệu cá nhân

Hàn Quốc phạt Temu gần 1 triệu USD vì vi phạm dữ liệu cá nhân

Temu bị phạt gần 1 triệu USD do vi phạm dữ liệu cá nhân, chuyển dữ liệu người dùng Hàn Quốc ra nước ngoài mà không thông báo, trong bối cảnh Seoul siết chặt kiểm soát các nền tảng công nghệ Trung Quốc.
Người dùng kỳ vọng Samsung mang đến đột phá về công nghệ pin, cạnh tranh với điện thoại Trung Quốc

Người dùng kỳ vọng Samsung mang đến đột phá về công nghệ pin, cạnh tranh với điện thoại Trung Quốc

Samsung đang chuẩn bị nâng cấp công nghệ pin cho các thiết bị Galaxy bằng việc áp dụng vật liệu thép không gỉ SUS CAN do Samsung SDI phát triển. Dù không phải là bước tiến mang tính cách mạng như công nghệ pin silicon-carbon được người dùng kỳ vọng, nhưng sự thay đổi này vẫn hứa hẹn mang lại hiệu suất và độ bền tốt hơn cho các thiết bị trong tương lai.
Những thiết bị Galaxy nào không được cập nhật One UI 8?

Những thiết bị Galaxy nào không được cập nhật One UI 8?

Nếu thiết bị Galaxy của bạn nằm trong danh sách 'lỡ hẹn' One UI 8, có lẽ đây là thời điểm thích hợp để cân nhắc về việc nâng cấp lên một thiết bị mới hơn.