Các nhà quản lý tài sản châu Á cảnh giác với tài sản kỹ thuật số dù nhu cầu tăng cao

14:53 08/06/2022

Các nhà quản lý tài sản ở châu Á vẫn đang thận trọng việc cung cấp các loại dịch vụ liên quan đến tài sản kỹ thuật số cho người mua mặc dù nhu cầu tăng cao do khách hàng chưa có nhiều kiến thức về những tài sản này, dựa trên một cuộc khảo sát kinh doanh của cơ quan tư vấn Accenture.

Các nhà quản lý tài sản ở châu Á có thể đang bỏ qua một thị trường tài chính tiềm năng, khi thiếu kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. (ảnh minh họa)
Các nhà quản lý tài sản ở châu Á có thể đang bỏ qua một thị trường tài chính tiềm năng, khi thiếu kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. (ảnh minh họa).

Các ngân hàng toàn cầu cũng đã nghiên cứu và định hướng thêm về lĩnh vực tài sản kỹ thuật số những năm gần đây, xây dựng các phòng ban riêng hoặc thành lập các công ty con chuyên trách. “Hiện tại, 52% những người thịnh vượng ở châu Á nắm giữ các tài sản kỹ thuật số khác nhau. Các phân tích của Accenture cho thấy tỉ lệ này có thể đạt 73% vào đầu năm 2022, tiếp tục tăng dù điều kiện thị trường tiền ảo không mấy tích cực trong nửa năm gần đây.

“Tài sản kỹ thuật số chiếm 7% danh mục đầu tư của những nhà đầu tư được khảo sát - khiến nó trở thành loại tài sản lớn thứ năm ở châu Á - nhiều hơn mức phân bổ tài sản cho ngoại hối, hàng hóa hoặc đồ sưu tập. Tuy nhiên, 2/3 các công ty quản lý tài sản không có bất kỳ kế hoạch cung cấp tài sản kỹ thuật số nào” Accenture đề cập.

Các phát hiện này là một nửa trong báo cáo của Accenture về chiến lược quản lý tài sản dài hạn của châu Á chủ yếu dựa trên hai cuộc khảo sát - một cuộc khảo sát với đối tượng khoảng 3.200 nhà đầu tư và cuộc khảo sát còn lại gồm 500 cố vấn tài chính tại các công ty quản lý tài sản lớn ở châu Á. Các cuộc khảo sát đã được thực hiện vào tháng 12 năm 2021 và tháng 1 năm 2022. 

Accenture đề cập: “Đối với các công ty quản lý tài sản, tài sản kỹ thuật số có thể là một nguồn thu nhập trị giá tới 54 tỷ đô la - mà hầu như tất cả đều đang bỏ qua”. “Một trong số các rào cản của công ty quản lý tài sản đối với tài sản kỹ thuật số là sự thiếu hụt về nhận thức tiềm năng tương lai và kiến thức chuyên sâu về tài sản kỹ thuật số, tư duy thận trọng và cảnh giác”.

Tổ chức tài chính lớn nhất Đông Nam Á DBS Group đã ra mắt nền tảng mua và bán tiền điện tử độc lập vào tháng 12 năm 2020, cung cấp nhiều các loại tài sản kỹ thuật số khác nhau. Tháng trước, Nomura Holdings đã đề cập rằng họ sẽ thành lập một công ty tài sản kỹ thuật số trong năm này cho phép các tổ chức giao dịch các loại chứng khoán liên quan đến tiền điện tử.

Trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, thị trường tiền điện tử hiện đang gặp nhiều áp lực cũng làm các nhà quản lý tài sản thận trọng hơn. Vốn hóa toàn thị trường tiền điện tử đã đạt đỉnh vào tháng 11/2021, đạt mức 2,948 tỷ đô, hiện chỉ còn ở mức 1,219 tỷ đô, giảm gần 60% chỉ trong hơn nửa năm với việc UST (một loại tiền điện tử neo giá theo USD với vốn hóa trong top 10 thị trường) mất gần như toàn bộ giá trị càng giáng một đòn mạnh vào tâm lý của thị trường này. Mặt khác, thị trường NFT (Non-fungible token) tiếp tục chứng kiến sự phát triển nhanh và mạnh với sự quan tâm của các tập đoàn thời trang và công nghệ lớn như GameStop, Puma, Nike. Theo báo cáo mới nhất của công ty thu thập và phân tích dữ liệu DappRadar, trong quý đầu tiên của năm 2022, thị trường NFT đạt doanh thu gần 12 tỷ USD, tương đương 48% tổng khối lượng giao dịch trong cả năm 2021. Cùng với sự phát triển của công nghệ Layer 2 nhanh hơn và rẻ hơn, nhiều chuyên gia dự đoán thị trường NFT sẽ là thị trường tiêu biểu trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số trong thời gian tới.

Anh Dũng