
Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu hoàn thành toàn bộ tuyến chính cao tốc Cam Lộ - La Sơn trước ngày 30/11/2022
Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc gửi Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp để đáp ứng chất lượng, tiến độ hoàn thành Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu thi công khẩn trương hoàn thành toàn bộ tuyến chính trước ngày 30/11/2022 để đưa vào khai thác, trong đó lưu ý đối với các nhà thầu gói thầu XL05, XL06 phải tiếp tục tăng cường đầy đủ tài chính, nhân lực, máy móc và vật tư để hoàn thành các công việc còn lại của cầu (gờ lan can, các khe co dãn, đường đầu cầu…), bê tông nhựa C19, bê tông nhựa C12,5 và hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông (sơn đường, cọc tiêu, biển báo, hộ lan mềm…). Riêng đối với các công việc còn lại (hàng rào, đường gom và các tuyến nối…), Bộ GTVT yêu cầu tất cả các nhà thầu hoàn thành trong tháng 12/2022.

Đoạn tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn kết nối tỉnh Quảng Trị với Thừa Thiên - Huế là 1 trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông có tổng chiều dài 98,35 km. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.675 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn đầu, dự án được đầu tư với quy mô hai làn xe, bề rộng nền đường là 12 m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m. Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc này sẽ có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh rà soát, hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng đối với phần công trình đã hoàn thành để báo cáo Hội đồng kiểm tra Nhà nước thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Đơn vị này cũng được giao khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ thanh, quyết toán khối lượng đã thi công để giải ngân kịp thời cho các nhà thầu theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo các nhà thầu chủ động nguồn tài chính để phục vụ thi công; phối hợp cùng với nhà thầu để tháo gỡ những khó khăn (nếu có) để thi công đảm bảo tiến độ.
“Lãnh đạo Ban quản lý phải thường trực tại hiện trường đôn đốc tiến độ, kịp thời xử lý, giải quyết các vướng mắc. Giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT trong việc chỉ đạo điều hành nếu không đáp ứng tiến độ yêu cầu, không đảm bảo chất lượng”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.
T.H
Cùng chuyên mục


Nghệ An phối hợp với Tập đoàn T&T khởi công dự án du lịch văn hóa thuộc Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Long An: Dự kiến 31/12/2023 thông xe đường Vành đai TP. Tân An

Sân bay Điện Biên sẽ khai thác trở lại từ đầu tháng 12

TPHCM: Chi 9.000 tỷ đồng cho dự án cầu Cần Giờ

Phú Thọ: Thu hút 7 dự án mới đầu tư vào các khu công nghiệp
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh